Tin tức
Bất ngờ tìm ra nguyên nhân đau đầu dữ dội, kéo dài
Đi khám vì đau đầu kéo dài
Đau đầu dữ dội - Ảnh minh họa: Nguồn internet.
Bệnh nhân B. V. T (nam, 57 tuổi, Hà Nội) là một trường hợp điển hình đi khám vì triệu chứng đau đầu dữ dội, đã đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành và được làm rất nhiều xét nghiệm như chụp CT sọ não, điện não đồ, siêu âm Doppler mạch cảnh, siêu âm tim và được chẩn đoán nhồi máu não/rối loạn chuyển hóa lipid/ tăng huyết áp và cho đơn điều trị nhưng không đỡ.
Sau đó vài ngày, bệnh nhân xuất hiện đỏ, cộm mắt trái nên đi khám lần hai ở bệnh viện chuyên khoa khác và được lại chẩn đoán là viêm kết mạc cấp. Tuy nhiên, bệnh nhân B. V. T đã dùng thuốc theo đơn bác sỹ kê nhưng mắt vẫn nhìn mờ hơn và đau đầu tăng lên. Vì vậy, bệnh nhân B. V. T đã tới MEDLATEC Trích Sài khám, tìm nguyên nhân và điều trị bệnh.
Phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh sau 3 lần khám
Đi khám lần thứ 3, bệnh nhân tới MEDLATEC Trích Sài khám và muốn chụp Xquang cột sống cổ. Tại đây, bệnh nhân được bác sỹ tư vấn nghĩ đến đau đầu do nguyên nhân từ mắt. Khi khám mắt, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm giác mạc nhu mô do virus herpes và khai thác tiền sử bị Zona thần kinh trước đây. Vì vậy, bệnh nhân được điều trị viêm giác mạc do Herpes zoster và điều trị đau đầu do biến chứng của zona .
Viêm giác mạc do herpes là hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm và hoại tử gây tổn thương mất tổ chức giácmạc do virus herpes có tên khoa học là herpes simplex virus (HSV) thuộc họ herpes viridae. Herpes có 2 type: type 1 (HSV-1) gây bệnh ở nửa trên cơ thể từ thắt lưng trở lên (gây viêm loét giác mạc), type 2 (HSV-2) gây bệnh ở nửa dưới cơ thể từ thắt lưng trở xuống. Tuy nhiên, có trường hợp HSV-2 gây bệnh ở mắt do mắt bị nhiễm dịch tiết đường sinh dục (đặc biệt ở trẻ sơ sinh) nhưng rất hiếm gặp.
Thạc sỹ, bác sỹ Phí Thùy Linh - chuyên khoa Mắt cho biết: Zona thần kinh là bệnh lý hay tái phát vì sau khi khỏi bệnh virus vẫn cư trú tại các hạch của cơ thể và khi sức đề kháng của cơ thể giảm virus gây biến chứng khó lường. Do đó, đối với bệnh lý thần kinh việc khai thác tiền sử bệnh là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân B.V.T sau khi được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị theo phác đồ, sau 3 tuần bệnh nhân đã hết đau đầu, mắt trái giác mạc hết phù, liền biểu mô và nhu mô, tiếp tục điều trị tránh tái phát.
Khám mắt định kỳ phát hiện sớm nhiều bệnh lý
Nhằm tránh bỏ sót bệnh nhân có các bệnh lý về mắt, phòng các biến chứng sớm về mắt và phòng tránh những nguy cơ mù lòa cho bệnh nhân, thạc sỹ, bác sỹ Phí Thùy Linh khuyến cáo việc khám chuyên khoa Mắt đặc biệt có ý nghĩa trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân đau đầu, nên khám mắt nhằm phát hiện tăng nhãn áp là nguyên nhân gây ra đau đầu, từ đó giúp phòng tránh mù lòa do glôcôm gây ra.
- Bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường nên khám mắt mắt nhằm phát hiện sớm biến chứng vi mạch tại mắt như: Bệnh võng mạc đái tháo đường, Bệnh võng mạc tăng huyết áp, vì nếu để mắt nhìn mờ, thị lực không hồi phục sẽ dẫn đến mù lòa.
- Bệnh nhân bị các bệnh lý về tuyến giáp như: Basedow nên được khám mắt định kỳ để phòng các biến chứng như: khô mắt, co rút mi, hở mi, loét giác mạc,…
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý về máu như: Hemophilia, Thalassemia,... cũng nên được khám mắt để phát hiện các biến chứng tại mắt do tình trạng thiếu máu mạn tính gây ra và do biến chứng của thuốc điều trị.
- Bệnh nhân trên 40 tuổi nên được khám mắt định kỳ, đặc biệt là đo nhãn áp và soi đáy mắt nhằm phát hiện sớm glôcôm, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, đục thể thủy tinh,… vì theo thống kê của WHO (2000) tỷ lệ bệnh nhân trên 40 tuổi bị glôcôm là 2%.
- Trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên được khám mắt định kỳ để phát hiện sớm tật khúc xạ (đặc biệt viễn loạn thị) phòng nhược thị. Đây là khuyến cáo chung của Hội Nhãn khoa Mỹ và các nước phát triển.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!