Tin tức

Bé sơ sinh thở nhanh thoáng qua có nguy hiểm không?

Ngày 01/02/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Bé sơ sinh thở nhanh là hiện tượng khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Nguyên nhân nhịp thở của trẻ nhanh hơn bình thường là do hệ thống thần kinh, cơ quan hô hấp chưa hoàn thiện và sẽ dần được cải thiện. Tuy nhiên, nếu hiện tượng thở nhanh kéo dài hoặc có kèm theo một số triệu chứng bệnh lý khác, mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. 

1. Nhịp thở của trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường?

Nhịp thở của trẻ thường không ổn định như người lớn. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng và hoang mang. Dưới đây là một số đặc điểm dẫn tới sự khác biệt về nhịp thở của trẻ và người trưởng thành: 

Nhịp thở của trẻ thường từ 40 đến 60 lần/phút

Nhịp thở của trẻ thường từ 40 đến 60 lần/phút

- Trẻ sơ sinh thường thở bằng đường mũi. Đường thở của trẻ nhỏ nên dễ bị cản trở hơn so với người lớn. 

- Thành ngực của trẻ mềm hơn so với người lớn. 

- Hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ sẽ cần phải tập cách điều hành các cơ quan trong hệ hô hấp, đặc biệt là phổi.  

Nhịp thở của trẻ được cho là bình thường khi đạt mức từ 40 đến 60 nhịp/phút. Tuy nhiên, trong khi ngủ, nhịp thở của trẻ có thể chậm hơn. Bên cạnh đó, giữa các nhịp thở có thể dừng 5 giây và hiện tượng này sẽ dần thay đổi khi trẻ lớn lên. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Cha mẹ không cần lo lắng quá. 

2. Cách nhận biết hiện tượng bé sơ sinh thở nhanh thoáng qua 

Hiện tượng bé sơ sinh thở nhanh thoáng qua có thể nhận biết qua những biểu hiện như sau: 

- Thở nhanh: Bình thường nhịp thở của trẻ sơ sinh là từ 40 đến 60 lần/phút. Khi xảy ra những cơn thở nhanh thoáng qua, nhịp thở của bé có thể đạt trên 60 lần/phút, thậm chí có những trường hợp đạt 120 lần/phút. 

Mẹ nên quan sát để nhận biết hiện tượng thở nhanh của trẻ

Mẹ nên quan sát để nhận biết hiện tượng thở nhanh của trẻ

- Khi xảy ra tình trạng suy hô hấp, trẻ sẽ có một số biểu hiện như sau: 

+ Rút lõm lồng ngực: Nếu quan sát kỹ phần ngực và bụng của trẻ, các bậc phụ huynh có thể nhận biết rõ hiện tượng rút lõm lồng ngực. Cụ thể là sau khi trẻ hít vào, mẹ sẽ thấy rõ phần ngực-bụng của trẻ bị lõm.

+ Có dấu hiệu nở cánh mũi.

+ Tím: Khi trẻ vừa chào đời, do hệ thống vận mạch chưa tốt nên chân tay trẻ có thể bị tím tái. Tuy nhiên, khi trẻ có biểu hiện tím vùng môi thì không thể chủ quan. Cần đo chỉ số bão hòa oxy máu (SpO2) để nhận biết tình trạng của trẻ. 

+ Thở rên: Thường gặp ở những trường hợp nặng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thở rên là do trẻ đang cố gắng giữ lại không khí trong phổi. 

3. Bé sơ sinh thở nhanh thoáng qua là do nguyên nhân nào?

Khi còn ở trong bụng mẹ, trong các phế nang của phổi có chứa dịch, do đó, phổi không có chức năng trao đổi khí. Lúc này thai nhi sẽ được nhận oxy từ bánh rau. Trong quá trình chuyển dạ, nhưng dịch trong phế nang sẽ được trẻ hấp thụ hết. Từ đó, đảm bảo quá trình hô hấp sau sinh diễn ra thuận lợi. 

Trẻ sinh non có nguy cơ bị thở nhanh

Trẻ sinh non có nguy cơ bị thở nhanh

Tình trạng bé sơ sinh thở nhanh thoáng qua có thể là do quá trình hấp thu dịch phổi khi chuyển dạ gặp vấn đề. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự hấp thu dịch phổi: 

- Các trường hợp trẻ chào đời bằng phương pháp sinh mổ, nhất là là sinh mổ chủ động và không có dấu hiệu chuyển dạ. 

- Trẻ sinh non: Là tình trạng trẻ chào đời khi hệ hô hấp của trẻ chưa được hoàn thiện. Những trẻ sinh non cũng thường có sức khỏe kém hơn so với trẻ được sinh ra khi đã đủ tháng đủ ngày. 

- Tiểu đường thai kỳ: Mẹ bầu mắc tiểu đường trong thời gian mang thai có thể gây ra một số nguy cơ rủi ro nhất định đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Trong đó, bao gồm tình trạng hấp thụ dịch phế nang kém dẫn tới những cơn thở nhanh thoáng qua. 

- Mẹ bầu bị hen phế quản mà không được kiểm soát bệnh tốt có thể gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như suy thai, đẻ non, tăng huyết áp, tiền sản giật hay những vấn đề về nhịp thở của trẻ. 

- Trẻ chào đời bằng phương pháp sinh thường, nhưng thời gian chuyển dạ quá nhanh. 

- Trường hợp trẻ có cân nặng lớn hơn hoặc thấp hơn so với mức trung bình. 

4. Bé sơ sinh thở nhanh có nguy hiểm không?

Nếu bé sơ sinh thở nhanh thoáng qua thì cha mẹ không nên chủ quan. Chu kỳ thở của trẻ như sau: Ban đầu là thở nhanh và sâu, sau đó sẽ thở chậm và nông. Để xác định tình trạng thở nhanh ở trẻ, mẹ cần đếm nhịp thở của trẻ 3 lần, mỗi lần 1 phút, nếu có 2/3 lần đều thở nhanh > 60l/phút cần cho trẻ tới cơ sở y tế khám. 

Nên đưa trẻ đi khám nếu hiện tượng thở nhanh kéo dài

Nên đưa trẻ đi khám nếu hiện tượng thở nhanh kéo dài

Ngược lại, trường hợp trẻ thở nhanh kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác như bú kém, sốt, khó thở, ho, tím tái,… thì bố mẹ không nên chủ quan, mà cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn cách đếm lại nhịp thở cho bé để phát hiện sớm những bất thường: 

- Để trẻ ở tư thế nằm yên, hoàn toàn thoải mái và không quấy khóc. 

- Sau đó quan sát vùng bụng quả trẻ: Mỗi lần thở thì bụng của trẻ sẽ phình lên và được tính là một nhịp thở. Tiến hành đếm trong 1 phút. 

- Để đảm bảo chính xác, cần đếm ít nhất 3 lần và mỗi lần nên cách nhau khoảng 3 đến 5 phút trong trạng thái ngủ. 

Với những thông tin trên đây, hi vọng các bậc phụ huynh đã có những kiến thức cơ bản về hiện tượng bé sơ sinh thở nhanh và nhận biết được những dấu hiệu nghiêm trọng để đưa con đi khám kịp thời. 

Hiện nay, Chuyên Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý trẻ em, chẳng hạn như sốt virus, viêm phổi, viêm tai giữa,… Sự tận tâm từ các bác sĩ có chuyên môn cao,trang thiết bị hỗ trợ thăm khám hiện đại, không gian vô trùng giảm nguy cơ lây nhiễm chéo chính là những ưu điểm vượt trội của MEDLATEC. 

Để được thăm khám với các chuyên gia đầu ngành, các bậc phụ huynh vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.