Tin tức
Bệnh gai cột sống là gì, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị
- 23/11/2020 | Người bị gai cột sống nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- 17/05/2021 | Bác sĩ tư vấn: Bệnh gai cột sống có chữa được không?
- 09/12/2020 | Bệnh gai cột sống cần kiêng gì - lời khuyên của chuyên gia
1. Bệnh gai cột sống là gì?
Đau cột sống cũng giống như đau xương khớp, khi lượng canxi trong cơ thể dư thừa gây lắng đọng và tạo thành các gai xương khiến cho người bệnh bị đau buốt ở vùng cột sống lưng. Thực tế, không phải ai cũng biết bệnh gai cột sống là gì, bởi đây là bệnh lý dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với chứng đau lưng, đau dây thần kinh,…
Gai cột sống có hình dáng giống như những mỏm gai
Gai cột sống là bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới xương khớp người bệnh, nhất là ở vùng cột sống lưng. Hàm lượng canxi trong cơ thể cao và bị lắng đọng gây nên tình trạng gai cột sống. Nếu chẳng may người bệnh bị tổn thương vùng cột sống thì đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến gai cột sống.
Bệnh gai cột sống mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh
2. Dấu hiệu nhận biết những người bị bệnh gai cột sống
Thông thường bệnh gai cột sống không có triệu chứng gì đặc biệt, thậm chí là không có dấu hiệu, chính vì vậy để phát hiện ra sớm là điều không hề dễ dàng. Đến khi những cơn đau xuất hiện liên tục, không ngừng và ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống thì người bệnh mới để ý tới. Tuy nhiên nếu tinh ý, chú ý một chút bạn sẽ thấy bệnh gai cột sống thường có những dấu hiệu sau:
-
Ê buốt không ngừng ở 2 vị trí quan trọng là cổ và thắt lưng. Khi mới chớm bệnh, những dấu hiệu này chưa rõ ràng, người bệnh chỉ thấy mỏi người, càng về sau, khi bệnh tiến triển nặng hơn bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau ê ẩm cả người.
-
Đau ê ẩm tay chân: Khi bệnh đã trở nặng, những dấu hiệu này trở nên rõ dệt hơn bao giờ hết. Lúc này người bệnh không chỉ đau thông thường ở lưng và cổ, mà các cơn đau còn nhanh chóng tràn sang cả tay lẫn chân của bệnh nhân.
-
Chân tay nhức mỏi và đau buốt: Những gai xương trong cột sống người bệnh sẽ đè nặng lên hệ thống dây thần kinh và các cơ, khiến chúng hoạt động yếu đi làm cho tay chân bị mất cảm giác. Nếu như tình trạng này kéo dài, không khắc phục được người bệnh rất dễ bị khó thở, thở không ra hơi, hụt hơi hay huyết áp không ổn định.
Bệnh gai cột sống gây ra những cơn đau buốt khó chịu cho người bệnh
-
Việc vệ sinh cá nhân bị mất kiểm soát: Mỗi khi bệnh gai cột sống trở nặng, người bệnh đi đại tiện hoặc tiểu tiện sẽ gặp nhiều khó khăn. Lý giải cho tình trạng này là do các gai xương phát triển dẫn đến việc ống dẫn tủy bị thu hẹp lại, bởi vậy mà bệnh nhân khó có thể kiểm soát được việc vệ sinh cá nhân của bản thân một mình mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác.
3. Phương pháp điều trị bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống không ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh, tuy nhiên đây là bệnh lý không thể điều trị khỏi hoàn toàn được, việc điều trị cũng chỉ có tác dụng hạn chế những triệu chứng. Để giảm bớt những cơn đau người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau:
-
Uống thuốc: Uống thuốc trong quá trình điều trị là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên với phương pháp này, bệnh nhân cần phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn cũng như chỉ định của các bác sĩ. Thuốc tây y sẽ hỗ trợ để giảm các triệu chứng của gai cột sống như: đau buốt thắt lưng, tê bì chân tay,…
-
Sử dụng dược liệu trong dân gian: Các bài thuốc từ thành phần thiên nhiên được biết đến với tác dụng điều trị gai cột sống hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng những bài thuốc này khi bệnh ở mức độ nhẹ. Bưởi, chanh, ngải cứu,... là những bài thuốc quen thuộc trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả.
4. Làm thế nào để phòng tránh bệnh gai cột sống?
Mặc dù bệnh gai cột sống không chữa khỏi hoàn toàn được, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phòng bệnh một cách hiệu quả hoặc để tình trạng không tăng nặng thêm. Muốn phòng bệnh cần lưu ý:
Hạn chế làm việc quá sức
Với những người thường xuyên phải làm việc nặng như khuân vác, phụ hồ,... cần phải vận động đúng tư thế và hạn chế làm việc nặng để tránh nguy cơ bị gai cột sống. Đặc biệt, đối với các chị em dân văn phòng nên tránh ngồi yên một chỗ, cần vận động liên tục, không cúi quá thấp xuống mặt bàn khiến lưng bị gù.
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
Tích cực luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và sở hữu một bộ xương chắc khỏe, dẻo dai. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ cần tập khoảng 30 phút và đúng tư thế. Những môn thể thao giúp phòng ngừa tốt bệnh gai cột sống như chạy bộ, đạp xe, bơi lội,...
Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học
Vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân gai cột sống được rất nhiều người quan tâm. Để phòng ngừa bệnh lý này ta cần bổ sung đầy đủ rau xanh, hoa quả, những thực phẩm giàu canxi như thịt, trứng, sữa,... Ngoài ra cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin D, chất xơ,...
Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 để phòng bệnh gai cột sống
5. Địa chỉ uy tín để điều trị bệnh gai cột sống
Hiện nay nước ta có rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám tư nhân điều trị bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, điều trị bệnh ở đâu uy tín, đảm bảo thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn thì có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Tại đây bệnh nhân sẽ được trải nghiệm các dịch vụ y tế chuyên nghiệp, chất lượng cao. Đặc biệt, Khoa Cơ xương khớp của MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, vững chuyên môn và giàu y đức. Cùng sự hỗ trợ của dàn máy móc, thiết bị hiện đại như máy chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT, máy siêu âm,... sẽ giúp khách hàng yên tâm về kết quả nhận được cũng như phác đồ điều trị.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp độc giả giải đáp bệnh gai cột sống là gì. Nếu bạn có những triệu chứng liên quan đến bệnh thì hãy liên hệ cho chúng tôi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!