Tin tức

Bệnh ghẻ nước - nguyên nhân, dấu hiệu và cách thức điều trị tốt nhất

Ngày 09/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ghẻ nước còn được nhiều người biết đến với cái tên khác là bệnh ghẻ. Bệnh tương đối phổ biến và có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe như: viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết,... Do đó, bệnh cần được nhận diện để điều trị từ sớm mới đạt được mục đích tiêu diệt tác nhân gây bệnh và ngăn chặn được biến chứng.

1. Bệnh ghẻ nước - căn nguyên và dấu hiệu nhận biết

1.1. Ghẻ nước là bệnh gì?

Ghẻ nước thực ra là cái tên mà người dân nước ta đặt cho bệnh ghẻ. Đặc trưng của bệnh lý này là các tổn thương da dạng mụn nước riêng rẽ, rải rác, nhiều nhất ở vùng da mỏng.

1.2. Căn nguyên gây ra ghẻ nước

Tác nhân gây ra ghẻ nước là ký sinh trùng cái ghẻ mang tên Sarcoptes scabiei hominis. Mỗi ngày chúng có thể đẻ 1 - 5 trứng sau đó khoảng 3 - 7 ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng con và nó lột xác để trưởng thành.

Cái ghẻ tấn công và gây bệnh ghẻ nước trên da

Cái ghẻ tấn công và gây bệnh ghẻ nước trên da

Cái ghẻ tấn công và gây ra bệnh ghẻ nước thông qua cách thức:

- Lây nhiễm: lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ dùng cá nhân, sinh hoạt chung hoặc tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây khi người bệnh gãi và phát tán ký sinh trùng hoặc trứng ra không khí và nó bám vào da của người lành.

- Môi trường sống: sống trong môi trường không được vệ sinh sạch sẽ, nhiều nấm mốc, độ ẩm không khí cao.

1.3. Dấu hiệu nhận biết ghẻ nước

Các dấu hiệu ghẻ nước bắt đầu xuất hiện sau khi cái ghẻ thâm nhập vào da khoảng 2 - 3 tuần. Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là sự xuất hiện của các cơn ngứa dữ dội vào ban đêm vì đây là thời điểm cái ghẻ đào hang và đẻ trứng.

Ngoài ra, người bị ghẻ nước sẽ thấy xuất hiện các tổn thương tại vùng da mà cái ghẻ xâm nhập:

- Có mụn nước riêng rẽ, nằm rải rác ở vùng da mỏng.

- Có các vết xước, đỏ da, vảy da hoặc dát thâm, mụn mủ trên da.

- Trên da có đường hầm do cái ghẻ đào dài khoảng 3 - 5mm, bên trên đường hầm là mụn nước nhỏ, dùng kim chích vào thấy có dịch chảy ra và nếu lấy kim khều sẽ thấy cái ghẻ bám vào đầu kim. Đường hầm này thường ở nếp gấp cổ tay, đường chỉ lòng bàn tay, kẽ ngón tay.

- Vết ngứa, vết chà xát do ghẻ có thể gây ra bội nhiễm chàm hóa trên da.

2. Ghẻ nước lây lan như thế nào?

Ghẻ nước có tốc độ lây lan nhanh chóng từ người này qua người khác qua các con đường:

- Dùng chung vật dụng: quần áo, chăn màn,...

- Tiếp xúc da với người bệnh.

- Quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn.

3. Phương pháp điều trị ghẻ nước

3.1. Điều trị ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước không có khả năng tự khỏi mà cần phải điều trị bằng phương pháp thích hợp. Mặc dù việc điều trị bệnh lý này không quá khó khăn nhưng nó cần một quá trình lâu dài thì mới ngăn ngừa được khả năng tái phát.

Dùng thuốc bôi trị ghẻ nước là phương pháp phổ biến đang được áp dụng

Dùng thuốc bôi trị ghẻ nước là phương pháp phổ biến đang được áp dụng

Việc chẩn đoán bệnh ghẻ nước chủ yếu được bác sĩ thực hiện thông qua các dấu hiệu lâm sàng và quan sát tổn thương ở các vị trí đặc hiệu như lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay. Nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ nạo mụn nước ở luống ghẻ để soi tươi hoặc dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da. Điều đáng nói là không phải khi nào xét nghiệm cũng tìm thấy sự hiện diện này nên chẩn đoán dựa vào tính chất dịch tễ và đặc điểm lâm sàng là rất quan trọng.

Thông thường, bệnh ghẻ sẽ được điều trị bằng một số loại thuốc bôi chống ngứa như D.E.P, Permethrin 5% , Benzoate de benzyle 25%, Gamma benzene hydrochloride 1% ,… nhưng thuốc cần phải bôi trực tiếp lên thương tổn và không được bôi vào mắt hay niêm mạc. Trước khi bôi thuốc cần vệ sinh da sạch sẽ và thay quần áo mới.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định số lần dùng thuốc phù hợp. Người bệnh cần bôi thuốc liên tục cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn và có thể bôi thêm 2 tuần sau đó để điều trị dự phòng tái phát. Một số trường hợp cần thiết bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc toàn thân như: vitamin C, histamin,...

3.2. Một vài lưu ý

Để tránh tình trạng ghẻ nước lây lan cho những người xung quanh rồi bùng phát thì người bệnh cần lưu ý:

Quần áo của bệnh nhân bị ghẻ nước cần được giặt, phơi dưới nắng hoặc sấy khô

Quần áo của bệnh nhân bị ghẻ nước cần được giặt, phơi dưới nắng hoặc sấy khô

- Không giặt hay dùng chung đồ dùng với người khác.

- Dùng nước nóng để diệt khuẩn đồ dùng, quần áo sau đó đem phơi ra ngoài trời nắng hoặc sấy ở nhiệt độ cao.

- Trường hợp không thể giặt hay vệ sinh vật dụng cá nhân được ngay, hãy cho chúng vào một chiếc túi nhựa rồi buộc kín miệng lại, sau khoảng 7 ngày ký sinh trùng sẽ tự chết.

- Hút sạch bụi trong nhà để loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh.

- Tránh tiếp xúc da, quan hệ tình dục với người khác.

- Tránh gãi ngứa hay chạm tay vào các vị trí da bị tổn thương vì nó dễ khiến cho nhiễm trùng xảy ra với mức độ nghiêm trọng. Nếu ngứa quá có thể dùng khăn lạnh chườm lên da để xoa dịu cơn ngứa.

- Đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày và chỉ nên dùng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Khi tắm hãy tránh kì cọ mạnh khiến cho mụn nước ghẻ bị vỡ ra.

- Có chế độ ăn khoa học để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể được cải thiện sức đề kháng. Người bị ghẻ nước nên tránh ăn thực phẩm giàu đạm vì chúng dễ làm cho cơn ngứa trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, hãy chọn ăn các loại trái cây giàu vitamin C, rau củ để bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết.

Về cơ bản, tùy thuộc vào mức độ và các triệu chứng ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Khi nghi ngờ bị ghẻ nước, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị hiệu quả.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về bệnh ghẻ nước để nhận diện bệnh sớm, tránh được những phiền toái do bệnh gây ra.

Nếu đang nghi ngờ dấu hiệu của bệnh ghẻ nước và cần được chẩn đoán chính xác, khách hàng có thể đến trực tiếp Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám. Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành sẽ giúp bạn nhận diện đúng tình trạng sức khỏe của mình và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Ngoài ra, quý khách hàng cũng có thể liên hệ số hotline của bệnh viện: 1900 56 56 56 để chia sẻ thắc mắc, Tổng đài viên sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề mà quý khách quan tâm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.