Tin tức

Bệnh giang mai - những thông tin về bệnh cần lưu ý

Ngày 19/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Giang mai là một trong các bệnh lý dễ dàng lây nhiễm qua đường tình dục và gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe khi không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh giang mai có triệu chứng như thế nào, cách thức lây nhiễm ra sao, có nguy hiểm và có thể chữa được không, tất cả những băn khoăn này sẽ được giải đáp trong nội dung được chia sẻ ngay dưới đây.

1. Giang mai là bệnh gì, có triệu chứng ra sao?

1.1. Giang mai là bệnh gì?

Giang mai là một dạng bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục, gây ra bởi vi khuẩn Treponema pallidum. Việc chẩn đoán bệnh giang mai tương đối khó khăn và số đông người bệnh không có triệu chứng nào trong nhiều năm liền. 

1.2. Triệu chứng nhận diện bệnh giang mai

Đối với giang mai, yếu tố thời điểm đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả điều trị bệnh. Vì thế, nhận diện bệnh từ giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh tăng cơ hội được chữa khỏi đồng thời tránh được nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.

Xoắn khuẩn Treponema pallidum - tác nhân gây ra bệnh giang mai

Xoắn khuẩn Treponema pallidum - tác nhân gây ra bệnh giang mai

Dựa theo giai đoạn bệnh, triệu chứng bệnh giang mai thường như sau:

- Ở giai đoạn sớm

+ Thời kỳ I: không có triệu chứng nào nhưng lại là lúc dễ lây nhiễm nhất. Giai đoạn chính của bệnh giang mai thường bắt đầu trong khoảng 3 - 4 tuần sau khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có người sẽ xuất hiện vết loét nhỏ hình tròn (còn gọi là săng). Tổn thương này không đau nhưng khả năng lây nhiễm rất cao, có thể xuất hiện ở những nơi mà vi khuẩn xâm nhập vào như hậu môn, bộ phận sinh dục, miệng,...

Điều đáng nói là khoảng 3 - 10 tuần, tổn thương sẽ tự lành lại dù có được điều trị hay không. Cũng có trường hợp người bệnh không để ý thấy răng xuất hiện. Chính vì thế mà người bệnh hay chủ quan, bỏ qua dấu hiệu gợi ý bệnh ngay từ đầu. Nếu ở thời kỳ này bệnh không được phát hiện để chữa trị thì sau 4 - 8 tuần tính từ thời điểm tổn thương ban đầu xuất hiện, bệnh sẽ tiến triển sang thời kỳ II.

+ Thời kỳ II: nguy cơ lây nhiễm vẫn rất cao và dễ bị nhầm lẫn với một vài bệnh lý khác như vảy nến, dị ứng thuốc. Triệu chứng bệnh ban mai lúc này thường là đau họng và nổi ban trên da. Nốt ban không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc bất cứ vị trí nào của cơ thể. Cũng có người không nhận thấy sự có mặt của nốt phát ban trước khi nó biến mất.

Giang mai thời kỳ này còn có thể gây ra triệu chứng: sưng hạch bạch huyết, đau đầu, đau khớp, sốt, mệt mỏi, giảm cân, điếc một bên tai, viêm màng bồ đào, liệt thần kinh mắt,... Những triệu chứng này cũng có thể tự biến mất mà không cần điều trị.

+ Thời kỳ tiềm ẩn: đây là lúc bệnh không có bất cứ triệu chứng nào nên chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm huyết thanh.

Biểu hiện của tổn thương trên da do giang mai gây ra

Biểu hiện của tổn thương trên da do giang mai gây ra

- Ở giai đoạn muộn

+ Thời kỳ III: là giai đoạn nhiều tháng sau, thậm chí là nhiều năm sau khi có săng ở 1/3 bệnh nhân không điều trị bệnh. Lúc này, nguy cơ biến chứng thần kinh, tim mạch, xương, da,... rất cao. Tuy nhiên, bệnh giang mai đến đây đã còn rất ít khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn không còn ở niêm mạc hay da nữa mà chúng đã xâm nhập và khu trú đến phủ tạng.

2. Nguyên nhân gây ra và con đường lây nhiễm bệnh giang mai

Như đã nói ở trên, bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum gây nên. Vi khuẩn này có sức đề kháng rất yếu nên không thể sống quá vài giờ bên ngoài cơ thể được mà nó chỉ thích hợp với nhiệt độ phát triển là 37 độ C. Cũng vì thế mà có thể tiêu diệt được vi khuẩn trong vài phát bằng các loại chất sát khuẩn.

Giang mai lây lan khi người lành có sự tiếp xúc trực tiếp với các nốt săng giang mai của người bệnh khi quan hệ bằng đường miệng, hậu môn hoặc âm đạo. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể lây gián tiếp qua việc dùng chung đồ dùng, vật dụng có chứa vi khuẩn hoặc qua vết xước trên da và niêm mạc. Một con đường khác có thể lây truyền giang mai là qua đường máu hoặc lây từ mẹ sang con trong thai kỳ.

Những người đã có đời sống tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh giang mai nhưng bệnh dễ gặp hơn ở các trường hợp:

- Không dùng biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục.

- Có quan hệ với nhiều bạn tình.

- Quan hệ đồng tính.

- Bị nhiễm HIV.

3. Bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào và có thể chữa được không?

Bệnh giang mai cần được điều trị và nên điều trị từ sớm vì khi điều này không xảy ra, bệnh sẽ khiến toàn bộ cơ thể bị tổn thương và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

Thăm khám, làm xét nghiệm ngay khi nghi ngờ triệu chứng bệnh giang mai là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị đẩy lùi bệnh 

Thăm khám, làm xét nghiệm ngay khi nghi ngờ triệu chứng bệnh giang mai là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị đẩy lùi bệnh 

- Xuất hiện các khối u hoặc vết sưng nhỏ gọi là u bã đậu. Chúng thường phát triển trên bất kỳ cơ quan nào của người bị giang mai giai đoạn cuối.

- Gặp vấn đề thần kinh như: viêm màng não, đau đầu, giảm thị giác hoặc mù hoàn toàn, điếc, trí tuệ sa sút, không còn cảm giác đau, không còn cảm giác về nhiệt độ; vấn đề về tình dục; vấn đề về tim mạch;...

- Tăng nguy cơ bị nhiễm HIV gấp 2 - 5 lần so với người bình thường vì vết loét giang mai gây chảy máu và tạo điều kiện thuận lợi để HIV xâm nhập vào máu khi quan hệ tình dục.

- Thai phụ bị giang mai có thể lây truyền cho thai nhi làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu hoặc tử vong sơ sinh vài ngày sau sinh.

Có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh giang mai nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, lúc mà vi khuẩn chưa gây ra sự tổn thương sâu đến các cơ quan nội tạng. Vì thế, ngay khi nghi ngờ triệu chứng giang mai, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Nếu phát hiện bệnh muộn hoặc không điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc và hiệu quả điều trị giảm xuống rất nhiều.

Nếu đang nghi ngờ hoặc có nhu cầu khám, chẩn đoán bệnh giang mai, quý khách hàng có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để kiểm tra. Tại bệnh viện, quý khách sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trực tiếp khám, chỉ định những xét nghiệm cần thiết và có tư vấn chính xác về hướng xử trí với bệnh.

Ngoài ra, mọi thắc mắc có liên quan đến bệnh lý này, quý khách hàng cũng có thể gọi tới số điện thoại tư vấn sức khỏe: 1900 56 56 56, Tổng đài viên của bệnh viện sẽ chia sẻ để quý khách có được những thông tin cần thiết về vấn đề mà quý khách đang băn khoăn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.