Tin tức
Các phương pháp chữa trị bệnh giang mai và thông tin liên quan
- 08/08/2022 | Nguyên nhân, phương pháp điều trị và địa chỉ xét nghiệm lậu, giang mai tại Ninh Bình
- 03/08/2022 | Phát hiện giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, những dấu hiệu cha mẹ không nên chủ quan
- 30/07/2022 | Những thông tin cơ bản về bệnh giang mai
1. Tác nhân gây bệnh giang mai
Muốn phòng ngừa và điều trị hiệu quả thì bạn cần biết tác nhân gây bệnh cũng như con đường gây lây nhiễm bệnh giang mai. Giang mai do 1 loại xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học Treponema pallidum, lây lan qua đường quan hệ tình dục là chủ yếu, rất khó để phát hiện bệnh sớm do triệu chứng bệnh giai đoạn đầu rất mờ nhạt.
Bệnh giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Triệu chứng giang mai thường khởi phát theo từng giai đoạn, lúc rầm rộ, lúc im lặng không có triệu chứng gì. Tuy nhiên kể cả khi không có triệu chứng, vi khuẩn vẫn có thể âm thầm phát triển, làm tổn thương các vùng cơ thể khác nhau.
Điều nguy hiểm của bệnh giang mai là khuẩn bệnh có thể xâm nhập vào phủ tạng người bệnh, làm tổn thương các cơ quan này và dẫn đến biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Không ít trường hợp mắc giang mai nhưng chẩn đoán muộn, chỉ đi kiểm tra hay nhập viện điều trị khi triệu chứng nặng, biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc điều trị lúc này rất khó khăn, đặc biệt là khắc phục biến chứng.
Giang mai có thể gây nguy hiểm khi làm tổn thương cơ quan nội tạng
Con đường lây truyền bệnh giang mai thực tế khá đa dạng, phổ biến nhất vẫn là qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Qua đó, người lành tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh mang vi khuẩn và nhiễm bệnh. Ngoài ra, một số ít trường hợp giang mai lây qua tiếp xúc máu qua vết thương cơ thể, qua truyền máu, dùng chung kim tiêm hoặc lây từ mẹ sang con thông qua nhau thai.
Do vậy, ngay khi quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh hoặc có yếu tố nguy cơ bị nhiễm bệnh, người bệnh nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu chẩn đoán là bệnh giang mai, điều trị sớm giúp hạn chế biến chứng, rút ngắn thời gian điều trị hơn.
2. Các phương pháp chữa trị bệnh giang mai
Nguyên tắc điều trị bệnh là điều trị sớm, đủ liều, đúng thời gian quy định. Điều trị bệnh giang mai tốt nhất là ở giai đoạn đầu, khi vi khuẩn chưa xâm nhập và tấn công vào các cơ quan quan trọng như: hệ thần kinh, não, mạch máu, tim,... Bên cạnh đó, điều trị và cách ly tốt giúp người bệnh tránh lây nhiễm bệnh cho bạn tình cũng như những người xung quanh. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh giang mai trong thời gian ngắn khi chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu là rất cao.
Giang mai dễ dàng điều trị nếu phát hiện sớm
Phương pháp chữa trị bệnh giang mai hiệu quả được áp dụng hiện nay cho tất cả các giai đoạn bệnh giang mai là sử dụng kháng sinh penicillin đường tiêm. Kháng sinh này có khả năng tiêu diệt sinh vật gây giang mai hiệu quả, trong trường hợp người bệnh dị ứng bác sĩ sẽ kiểm tra để thay thế kháng sinh khác như: Tetracycline hoặc Erythromycin.
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh cải thiện sau khi tiêm thuốc để xem xét có cần điều trị duy trì hay không. Các trường hợp tự điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc không kê đơn thường không thể chữa khỏi giang mai hoàn toàn, vẫn cần có liệu trình kháng sinh phù hợp.
Với mẹ bầu, nếu mắc bệnh giang mai vẫn cần điều trị kháng sinh để chữa dứt điểm bệnh. Nếu không, giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con gây nhiễm trùng thai nhi nguy hiểm. Bác sĩ sẽ lên liệu trình kháng sinh và liều dùng penicillin thích hợp, đồng thời theo dõi để hạn chế biến chứng có thể ảnh hưởng cho thai nhi.
Phụ nữ mang thai bị giang mai cần được điều trị đặc biệt
Liệu trình kháng sinh phù hợp với phụ nữ mang thai là chia nhỏ liều dùng cho từng giai đoạn điều trị. Kể cả trường hợp đã điều trị khỏi, vẫn cần chẩn đoán đánh giá thai nhi, ngăn ngừa mắc bệnh giang mai bẩm sinh hoặc biến chứng khác do nhiễm trùng. Dấu hiệu thai nhi bị giang mai bẩm sinh là: thiếu máu, nhau thai dày, thủy dịch, cổ trướng, gan to,...
3. Giang mai có thể chữa khỏi hay không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, giang mai hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm, tuân thủ điều trị với phác đồ thích hợp. Nhất là các trường hợp mắc bệnh giang mai sớm trong năm đầu (giang mai thời kỳ thứ nhất và năm đầu của giang mai thời kỳ thứ hai, giang mai kín sớm).
Do đó, những người có nguy cơ lây nhiễm giang mai cần sớm đi khám tại cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị. Cụ thể gồm những nhóm sau:
-
Sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh giang mai hoặc người nghi ngờ mắc bệnh từ 3- 90 ngày.
-
Vô tình tiếp xúc với tổn thương giang mai trên cơ thể người bệnh.
-
Bản thân có các triệu chứng bệnh giang mai như: nổi mụn đỏ, nền cứng nhưng không đau, ngứa hay chảy mủ ở cơ quan sinh dục hoặc khu vực xung quanh,...
Sau điều trị, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần tái khám định kỳ để xét nghiệm kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân, theo dõi nguy cơ bệnh. Cho đến khi liệu trình điều trị kết thúc, xét nghiệm khẳng định bạn không còn bị nhiễm trùng giang mai mới quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm cho bạn tình.
Cả bạn và bạn tình đều cần cùng điều trị giang mai khi phát hiện mắc bệnh này
Nếu bản thân nhiễm bệnh, hãy thông báo cho bạn tình có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mình để cùng kiểm tra và điều trị. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan bệnh là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ tình dục miệng - sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới,…).
Nếu cần tư vấn thêm về bệnh hoặc đặt lịch khám, điều trị, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!