Tin tức

Tổn thương gan phải do thói quen ăn đồ “tươi sống” và nuôi thú cưng

Ngày 11/05/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BSNT Đặng Thị Tâm
Trong một lần khám sức khỏe định kỳ tại công ty, nữ bệnh nhân bất ngờ phát hiện tổn thương tại gan phải. Điều khiến chị “giật mình” hơn cả là nguyên nhân đến từ những thói quen hằng ngày như ăn rau sống, sử dụng thực phẩm chưa qua chế biến kỹ và tiếp xúc gần với thú cưng.

“Nguồn dẫn” gây bệnh ký sinh trùng  

Chị T.T.N. (50 tuổi, Hà Nội) đi khám sức khỏe định kỳ công ty và tình cờ phát hiện u gan phải. Chị tới Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ để thăm khám, kiểm tra lại.  

Sức khỏe của chị N. hiện tại hoàn toàn ổn định, không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường. Tuy nhiên, chị N. có thói quen ăn rau sống, đồ ăn chưa qua chế biến và thường xuyên tiếp xúc với thú cưng chó, mèo do gia đình nuôi.  

Bác sĩ chỉ định chị N., thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng để chẩn đoán xác định tình trạng sức khỏe.   

Trên hình ảnh siêu âm ổ bụng cho thấy gan phải có khối tổn thương kích thước khoảng 3cm, bất thường này giống với chẩn đoán trước đó khi khám sức khỏe công ty của chị N. Trên kết quả MRI ổ bụng phát hiện gan phải có 02 tổn thương kích thước khoảng 4.5cm và 1cm, hướng đến tổn thương gan do ký sinh trùng.  

02 tổn thương trên gan phải được trên hình ảnh chụp MRI ổ bụng

02 tổn thương trên gan phải được trên hình ảnh chụp MRI ổ bụng 

Xét nghiệm máu cho thấy chị N. có dương tính với kháng thể giun đũa chó mèo. Bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn hướng điều trị và tư vấn thay đổi chế độ sinh hoạt để phòng ngừa ký sinh trùng.     

Nhận biết 4 dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng ở người 

Ở nước ta do điều kiện khí hậu và tập tục sinh hoạt của một số địa phương nên dễ tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng phát triển. Điển hình như việc lấy phân động vật bón cho cây trồng như rau, cây ăn trái... đây sẽ là điều kiện để ký sinh trùng lây nhiễm. Ngoài ra, nhiều người không tuân thủ ăn chín, uống sôi. Ký sinh trùng có thể tồn tại trong thức ăn nấu chưa chín như thịt bò, thịt lợn, cá, cua, ếch hay rau sống… đây là nguồn mang rất nhiều mầm bệnh. Đáng lo ngại, nhiều gia đình có thói quen nuôi thú cưng, đây cũng là một trong những nguồn lây bệnh ký sinh trùng phổ biến hiện nay. 

ThS.BSNT Đặng Thị Tâm - Chuyên khoa Nội, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ cho biết, nhiễm ký sinh trùng có thể âm thầm hoặc có triệu chứng, nhưng dễ trùng lặp với rất nhiều bệnh lý thường gặp. Ngoài ra, bệnh nhiễm ký sinh trùng do đa dạng chủng loại nên cũng có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, người nhiễm ký sinh trùng có thể gặp những biểu hiện dưới đây:  

  • Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, sốt, thiếu máu, sụt cân....;
  • Triệu chứng ngoài da: Ngứa, mẩn đỏ, tổn thương trên da do ấu trùng di chuyển;

Ngứa, mẩn đỏ là một trong những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng

Ngứa, mẩn đỏ là một trong những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng 

  • Triệu chứng đường tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chán ăn, phân có nhày máu...;     
  • Triệu chứng đường hô hấp hay các biểu hiện của hệ thần kinh.... 

Trên thực tế những biểu hiện nhẹ ban đầu sẽ dễ dàng bị bỏ qua do nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác. Nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng có biểu hiện âm thầm, chỉ được phát hiện khi vô tình đi khám sức khỏe định kỳ. 

Tùy mỗi loại ký sinh trùng khác nhau, mà có các phương pháp xét nghiệm phù hợp như: Xét nghiệm phân, máu, đờm... ngoài ra có thể sử dụng thêm những phương pháp hỗ trợ để xác định chuẩn xác như CT, MRI… Vì vậy, bác sĩ Tâm đưa ra khuyến cáo, khi có một trong các biểu hiện nghi ngờ, người dân cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.      

Phòng ngừa bệnh lý ký sinh trùng bằng biện pháp nào?  

Theo các chuyên gia, việc chủ động phòng ngừa bệnh ký sinh trùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát cũng như ngăn ngừa sự lây lan bệnh ký sinh trùng. Điều này bao gồm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường, sử dụng nước sạch và an toàn, chế độ ăn uống lành mạnh… Cụ thể, để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng, mỗi người cần:   

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cắt móng tay gọn gàng sạch sẽ…;
  • Không sử dụng chung một số đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt…;
  • Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân;
  • Giữ gìn vệ sinh không gian và môi trường sống, hạn chế tiếp xúc với động vật; 
  • Không sử dụng phân tươi để tưới rau, nuôi cá…;
  • Giữ gìn vệ sinh nguồn nước;
  • Ăn uống lành mạnh, ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không ăn đồ tái hoặc đồ sống như tiết canh, gỏi cá… đặc biệt tránh ăn uống tại các hàng quán không đảm bảo vệ sinh;
  • Tẩy giun định kỳ cũng là một cách phòng ngừa bệnh do ký sinh trùng vô cùng hiệu quả. 

Ký sinh trùng vẫn luôn là mối đe dọa lớn cho sức khỏe của con người. Người dân hãy chủ động đến các cơ sở y tế để thực hiện thăm khám định kỳ, đặc biệt khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.  

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC đáp ứng đầy đủ các kỹ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu trong chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả bệnh lý ký sinh trùng nói riêng và bệnh lý đa chuyên khoa nói chung.  

MEDLATEC đáp ứng các kỹ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý ký sinh trùng

MEDLATEC đáp ứng các kỹ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý ký sinh trùng 

Mọi nhu cầu tư vấn, thăm khám sức khỏe, người dân hãy liên hệ tới MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.  

Từ khoá: ký sinh trùng

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ