Tin tức
Bệnh lý do nấm Candida gây ra và cách điều trị
- 08/11/2024 | Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả
- 17/06/2024 | Triệu chứng nhiễm nấm candida ở nam và cách phòng tránh
- 01/10/2023 | Các loại thuốc trị nấm Candida được sử dụng phổ biến hiện nay
1. Đặc điểm của nấm Candida
Candida vốn tồn tại trong cơ thể và không gây hại. Chỉ đến khi chúng sinh sôi quá mức mới dẫn đến bệnh lý.
Có nhiều chủng nấm Candida nhưng phổ biến nhất là Candida albicans. Đây cũng là chủng gây nhiễm trùng ở da, âm đạo và vùng miệng - họng.
Vi nấm Candida dưới kính hiển vi
2. Nấm Candida gây bệnh gì?
2.1. Nhiễm trùng âm đạo
Nấm Candida khi gây viêm âm đạo sẽ làm xuất hiện triệu chứng:
- Ngứa ngáy vùng kín.
- Âm đạo có dịch sền sệt màu trắng đục hoặc dịch bã đậu.
- Đi tiểu hoặc quan hệ tình dục có cảm giác đau rát.
Viêm âm đạo do nấm Candida thường gặp do lây truyền qua quan hệ tình dục, do miễn dịch yếu, do cách vệ sinh, nguồn nước,...
2.2. Nấm miệng
Khi nấm Candida tăng sinh quá mức ở vùng miệng sẽ gây nấm miệng hoặc tưa miệng với các hiện tượng:
- Mảng trắng khu trú ở lưỡi, vùng phía trong má, vòm họng.
- Đau rát họng.
- Khó nuốt.
- Miệng khô, nứt nẻ khóe miệng.
Nấm miệng dễ gặp nhất ở người già, trẻ nhỏ, người bị suy yếu miễn dịch.
2.3. Nhiễm trùng da
Nấm da do Candida dễ gặp ở vùng da thường xuyên chịu ma sát hoặc dễ bị ẩm ướt như bẹn, nách, bên dưới ngực,... Nhiễm trùng da do nấm Candida thường có biểu hiện:
- Da ngứa và nổi mẩn đỏ.
- Phồng rộp, bong tróc da.
- Tổn thương có mùi hôi.
2.4. Nấm móng
Nấm móng do Candida dẫn đến sự thay đổi ở móng với các biểu hiện:
- Móng giòn, dễ gãy.
- Móng bị sưng đỏ, đau.
- Móng trắng đục hoặc vàng.
Nấm móng dễ gặp phải ở người thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm hoặc hệ miễn dịch yếu.
Nấm móng do Candida
2.5. Nấm thực quản
Nấm Candida gây nhiễm trùng ở thực quản, gây nấm thực quản sẽ khiến người bệnh bị khó nuốt, đau ngực, trong miệng có mảng trắng và mảng trắng sẽ này lan dần xuống thực quản.
Nấm thực quản thường do suy giảm miễn dịch, thường gặp ở bệnh nhân ung thư hoặc nhiễm HIV.
2.6. Nhiễm khuẩn huyết
Nấm Candida có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết không được cấp cứu, điều trị ngay sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng.
Biểu hiện thường thấy ở người nhiễm khuẩn huyết do nấm Candida gồm:
- Đau nhức cơ, khớp.
- Sốt cao kéo dài.
- Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt
3. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý do nấm Candida
Sự tăng sinh quá mức của nấm Candida là nguyên nhân gây nên bệnh lý. Tác nhân của sự phát triển quá mức này là:
- Suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Sử dụng thuốc kháng sinh khiến vi khuẩn có lợi và có hại trong cơ thể đều bị tiêu diệt, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật.
- Thay đổi hormone, thường gặp nhất ở thai phụ, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh,...
- Chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate tinh chế thúc đẩy nấm Candida phát triển.
- Vệ sinh cá nhân kém
Không đảm bảo vệ sinh da sạch và khô ráo, nhất là ở những vùng da ẩm ướt như vùng kín, nách và dưới ngực, khiến nấm Candida tăng sinh.
Vùng kín vệ sinh kém là nguyên nhân nhiễm nấm Candida
4. Cách điều trị nhiễm nấm Candida
4.1. Can thiệp y khoa
Điều trị bệnh lý do nấm Candida chủ yếu sử dụng thuốc chống nấm:
- Thuốc Fluconazole (Diflucan)
Thuốc Fluconazole thường dùng được cho nhiều vùng của cơ thể. Thuốc đem lại hiệu quả trị nấm nhanh chóng và thường chỉ cần dùng một liều duy nhất nếu nhiễm nấm âm đạo.
- Thuốc Itraconazole (Sporanox)
Itraconazole được điều trị cho bệnh lý nấm da do Candida hoặc bị nhiễm nấm nặng. Thuốc được dùng đường uống trong một thời gian dài.
- Thuốc Ketoconazole (Nizoral)
Ketoconazole được dùng đối với trường hợp nấm Candida trên da. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc dễ gây nguy hại cho gan nên ít được sử dụng.
- Thuốc Clotrimazole (Lotrimin)
Nấm da và nấm âm đạo do Candida thường điều trị bằng Clotrimazole dạng kem bôi hoặc viên đặt âm đạo.
Đối với những người có bệnh lý nền hoặc đang trong thời gian dùng thuốc ức chế miễn dịch, chỉ khi bệnh được kiểm soát tốt thì mới có thể điều trị khỏi nấm Candida. Tùy vào từng bệnh lý cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất để ngăn ngừa sự phát triển của nấm Candida.
4.2. Hỗ trợ điều trị tại nhà
- Điều chỉnh chế độ ăn
Chế độ ăn uống có thể kích thích sự phát triển của nấm Candida. Vì thế, khi bị nhiễm vi nấm này, người bệnh cần:+ Hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm giàu đường và tinh bột, nhất là nước ngọt, các loại bánh kẹo, đồ ăn nhanh,...
+ Bổ sung thực phẩm giàu men vi sinh: như sữa chua, các sản phẩm lên men.
+ Tăng cường chất xơ để cải thiện tiêu hóa và duy trì sự cân bằng vi khuẩn đường ruột.
- Cải thiện miễn dịch
Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng để chống lại nấm Candida. Để hệ miễn dịch, khuyến nghị người bệnh nên:
+ Tập thể dục đều đặn.
+ Ngủ đủ 7 - 8 giờ/đêm.
+ Giảm căng thẳng bằng cách tham gia các hoạt động yêu thích, thiền, yoga,...
- Vệ sinh cá nhân
+ Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ.
+ Thay đồ lót thường xuyên, nhất là vào mùa hè hoặc khi tham gia các hoạt động thể chất.
+ Nữ giới trong kỳ kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên sau mỗi 4 giờ sử dụng để nấm Candida không có môi trường thuận lợi cho sự tăng sinh quá mức.
Nhiễm nấm Candida gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và suy giảm sức khỏe. Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để can thiệp y khoa kịp thời sẽ giúp người bệnh kiểm soát, ngăn ngừa hiệu quả nhiễm trùng do nấm Candida.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán bệnh cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!