Tin tức
Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả
- 16/06/2024 | Top các loại thuốc trị nấm móng tay hiệu quả
- 01/04/2024 | Bị nấm trên da mặt do đâu, xử trí bằng cách nào?
- 01/11/2023 | Tìm hiểu về nấm miệng và cách phòng ngừa bệnh
1. Tại sao bị nấm bàn chân?
Nấm bàn chân là thường gặp nhất là nấm Dermatophytes, gây nấm ở vùng da chân. Vi nấm này sống và sinh sôi mạnh ở môi trường ấm và ẩm ướt. Chúng có thể lây lan qua tiếp xúc với da người bệnh hoặc bề mặt có vi nấm.
Nguyên nhân có thể khiến một người bị nấm bàn chân là:
Dermatophytes thường gây nên nấm bàn chân
1.1. Môi trường ẩm ướt
Như đã nói ở trên, vi nấm phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt. Vì thế, khi chân thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, ứ đọng mồ hôi thì vi nấm sẽ xâm nhập và dẫn đến việc mắc bệnh nấm bàn chân.
1.2. Dùng giày dép không thoáng khí
Sử dụng giày dép chật chội, không thoáng khí cũng là một yếu tố để bị nấm bàn chân. Điều này được giải thích bởi môi trường giày dép bí, chật dễ lưu trữ hơi ẩm trong chân giúp vi nấm sinh sôi.
1.3. Tiếp xúc với vi nấm
Nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc với da hoặc bề mặt chứa vi nấm. Điều này dễ xảy ra khi tiếp xúc với sàn bể bơi, sàn nhà tắm,... công cộng hoặc dùng chung giày với người bị nấm da.
1.4. Bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh tiểu đường
Những người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc đang mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm nấm bàn chân. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể không đủ khả năng chống lại sự tấn công của vi nấm.
2. Các triệu chứng nhận thường gặp ở người bị bệnh nấm bàn chân
- Chân bị ngứa ngáy
Ngứa ngáy là triệu chứng đầu tiên gặp phải khi bị nấm bàn chân. Người bệnh thường ngứa dữ dội ở lòng hoặc kẽ ngón chân, nhất là khi chân bị ẩm ướt.
- Da khô, bong tróc
Vùng da bị nấm thường có đặc điểm: khô, nứt, dày lên và bong tróc. Đôi khi, da chân bị bong ra từng mảng khiến người bệnh bị đau rát lòng bàn chân.
- Mụn nước
Bệnh nhân bị nấm bàn chân cũng có thể xuất hiện mụn nước ở kẽ ngón chân, lòng bàn chân. Khi mụn nước vỡ ra thường gây đau và ngứa dữ dội.
- Da dày, nứt nẻ
Nấm bàn chân không được điều trị sẽ khiến cho vùng da bị nhiễm nấm dày lên, nứt nẻ và có màu sẫm hơn so với vùng da xung quanh.
Mô phỏng lòng bàn chân với biểu hiện tổn thương do nhiễm nấm
3. Nên làm gì khi bị nấm bàn chân?
3.1. Khắc phục tại nhà
3.1.1. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên sau để cải thiện triệu chứng nấm bàn chân:
- Giấm táo: Giấm táo được pha loãng với nước ấm để ngâm chân có tác dụng giảm ngứa, kháng khuẩn.
- Tinh dầu tràm trà: Bôi trực tiếp lên vùng da bị nấm để tiêu diệt vi nấm.
- Bột baking soda: Rắc bột baking soda lên các vùng da tổn thương do vi nấm vừa giúp khô da vừa có tác dụng giảm ngứa và loại bỏ môi trường sống của vi nấm.
3.1.2. Giữ vệ sinh chân
Môi trường ẩm ướt khiến các triệu chứng nấm bàn chân trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh cần chú ý giữ chân trong điều kiện khô ráo và luôn được vệ sinh sạch để nấm không có điều kiện phát triển. Nên dùng xà bông sát khuẩn và nước ấm để rửa chân rồi dùng khăn bông mềm thấm khô, nhất ở các kẽ ngón.
3.1.3. Thay đổi cách đi giày dép
- Nên đi các loại giày có khả năng thoát khi tốt và không đi giày quá chật để chân được thông thoáng.
- Không đi giày chung với người khác để không bị lây vi nấm.
3.2. Điều trị y khoa
Khi đã thực hiện một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà nhưng triệu chứng nấm da chân không cải thiện hoặc phát hiện bệnh đang phát triển theo chiều hướng nặng hơn thì người bệnh cần có sự thăm khám với bác sĩ Da liễu.
Điều trị sớm nấm bàn chân không chỉ giảm thiểu sự khó chịu do triệu chứng nấm mà còn ngăn chặn bệnh lây lan, giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác.
Thông thường, một số loại thuốc sau sẽ được dùng cho điều trị nấm bàn chân:
- Thuốc bôi chống nấm ngoài da
Clotrimazole, miconazole,... sử dụng bôi ngoài da với mục đích tiêu diệt vi nấm tại chỗ, ngăn không cho chúng tiếp tục phát triển.
- Thuốc uống kháng nấm
Nấm bàn chân phát triển mức độ nặng, tần suất tái phát nhiều, triệu chứng kéo dài,... thường sẽ cần dùng thuốc kháng nấm đường uống như fluconazole, itraconazole,... để tiêu diệt vi nấm ở trong cơ thể, tăng tốc độ hồi phục tổn thương da bàn chân.
Điều trị bằng thuốc uống trị nấm với bệnh nhân bị nấm nặng
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh không nên tự ý sử dụng các biện pháp chữa trị được đề cập trong bài nếu chưa được tư vấn và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
4. Một số biện pháp hỗ trợ phòng ngừa nấm bàn chân
4.1. Giữ chân khô và sạch
Đây là điều quan trọng để không cho vi nấm có cơ hội phát triển. Hãy duy trì thói quen giữ cho chân được khô và được vệ sinh sạch mỗi ngày, nhất là sau khi tiếp xúc với nước, nhất là các kẽ ngón chân.
4.2. Đi giày dép khi tiếp xúc bề mặt sàn công cộng
Bề mặt của môi trường công cộng như: nhà tắm, phòng thay đồ, bể bơi,... rất dễ phát sinh vi nấm. Muốn không lây nhiễm từ môi trường này, hãy tránh để chân tiếp xúc với các bề mặt bằng cách đi giày dép liên tục.
4.3. Đi tất thoáng khí và thường xuyên thay tất
Nếu tính chất hoạt động cần đi tất thường xuyên thì bạn hãy ưu tiên chọn dùng tất được làm từ chất liệu vải thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Điều này sẽ giúp tránh tích tụ hơi ẩm ở lòng bàn chân gây ẩm ướt da.
Chú ý thay tất đều đặn, nhất là khi thực hiện hoạt động đổ nhiều mồ hôi. Việc làm này sẽ giúp bàn chân tránh được các yếu tố vệ sinh kém hoặc hơi ẩm sinh ra nấm.
Nấm bàn chân không phải là bệnh khó điều trị và phòng ngừa. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời các triệu chứng mắc phải để sớm tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ Da liễu, ngăn chặn được ảnh hưởng tiêu cực từ bệnh lý này.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ Da liễu - Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn thao tác xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!