Tin tức

Bệnh STD là gì, triệu chứng ra sao và gồm những loại nào?

Ngày 08/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
STD là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có một thực tế dễ gặp là hầu hết bệnh nhân không biết các triệu chứng của STD là gì nên phát hiện bệnh muộn dẫn đến việc điều trị gặp khó khăn và lây nhiễm cho người khác. Vậy chính xác nhóm bệnh này gồm những bệnh gì, có triệu chứng ra sao, nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được lời giải đáp.

1. Bệnh STD là gì, có triệu chứng như thế nào?

1.1. STD là bệnh gì?

STD là cụm từ viết tắt dùng để chỉ các loại bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Nam và nữa đều có nguy cơ mắc bệnh STD nhưng gặp nhiều ở nam giới.

Nguyên nhân chính gây ra STD là gì? Đó chính là việc tiếp xúc hay có quan hệ tình dục nhưng không dùng biện pháp bảo vệ. Nguy cơ mắc bệnh lý này thuộc về những người:

STD là thuật ngữ chỉ nhóm bệnh lý lây qua đường tình dục vì quan hệ không an toàn

STD là thuật ngữ chỉ nhóm bệnh lý lây qua đường tình dục vì quan hệ không an toàn

- Có nhiều bạn tình hoặc bạn tình có đời sống tình dục với nhiều người.

- Quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn.

- Hành nghề mại dâm.

- Lạm dụng ma túy, nhất là đối tượng uống hoặc dùng ma túy bằng đường tiêm chích.

- Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm bệnh STD.

1.2. STD có triệu chứng như thế nào?

Biết được triệu chứng của bệnh STD là gì sẽ giúp người bệnh nhận diện sớm để chủ động thăm khám, điều trị bệnh đồng thời có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho người khác. Tùy vào từng loại nhiễm trùng mà triệu chứng STD ở mỗi người sẽ có sự khác nhưng thường chúng sẽ gây ra các tình trạng:

- Tăng tiết dịch ở niệu đạo, dương vật (đối với nam giới), âm đạo (đối với nữ giới), dịch xanh, có thể có mủ, lẫn máu.

- Tiểu buốt, tiểu rắt.

- Đau tinh hoàn, đau khi quan hệ tình dục.

- Có cơn đau bỏng rát, âm ỉ hoặc như bị dao đâm ở vùng xương chậu.

- Nếu là bệnh giang mai thì sẽ có vết loét đỏ, sưng tấy nhưng không đau ở vùng hậu môn, cơ quan sinh dục, cổ họng, lưỡi hoặc miệng.

- Nếu có quan hệ tình dục bằng miệng với người bị STD có thể sẽ xuất hiện vết lở loét gây đau đớn ở miệng.

- Quanh vùng sinh dục có mụn nước đóng vảy hoặc mụn thịt, mụn cóc mềm.

- Thân mình, lòng bàn chân hoặc bàn tay có thể có ban dạng vảy.

- Cơ thể đau nhức, suy nhược, sốt, sưng hạch bạch huyết.

- Nếu người bị viêm gan nhiễm STD thì nước tiểu dễ chuyển sang màu sẫm, phân màu sáng như màu phấn, da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng.

- Nếu người bị HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thể bị giảm cân nhanh chóng, tái phát nhiễm trùng, mệt mỏi và đổ mồ hôi đêm.

2. Các loại bệnh STD thường gặp

Có rất nhiều loại bệnh được xếp vào nhóm STD, trong đó phổ biến nhất là:

2.1. Bệnh Chlamydia

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý này không có triệu chứng đặc biệt. Nếu các triệu chứng của bệnh xuất hiện thì sẽ gồm:

Chlamydia là một trong những bệnh STD phổ biến nhất

Chlamydia là một trong những bệnh STD phổ biến nhất

- Cảm thấy đau đớn và khó chịu mỗi lần tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục.

- Âm đạo hoặc dương vật chảy dịch tiết màu vàng hoặc xanh.

- Vùng bụng dưới bị đau.

Trường hợp bị mắc bệnh Chlamydia nếu không được điều trị có thể sẽ gây ra biến chứng: viêm vùng chậu; nhiễm trùng tuyến tiền liệt; nhiễm trùng niệu đạo; lây từ mẹ sang con khiến cho trẻ bị nhiễm trùng mắt, mù lòa, viêm phổi,...

2.2. HPV

Đây là một loại virus có thể lây qua tiếp xúc tình dục hoặc qua da. Có rất nhiều chủng HPV, tùy từng chủng mắc phải mà triệu chứng của bệnh sẽ không giống nhau. Triệu chứng HPV phổ biến nhất là mọc mụn cóc ở cổ họng, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Ngoài ra còn có một số chủng HPV có nguy cơ gây ung thư dương vật, âm hộ, tử cung, miệng,...

2.3. Giang mai

Bệnh giang mai thường không được chú ý ở giai đoạn đầu và có tốc độ siêu lây nhiễm. Vậy triệu chứng SID là gì đối với người bị giang mai? Người bệnh sẽ thấy có vết loét tròn ở miệng, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục không gây đau đớn.

Người bị giang mai thường có triệu chứng: sốt, mệt mỏi, phát ban, đau khớp, nhức đầu, rụng tóc,... Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời thì ở giai đoạn cuối có thể biến chứng mất thính giác, mù lòa, mất trí nhớ, bị tâm thần, nhiễm trùng tủy sống hoặc não, bị bệnh tim và thậm chí tử vong.

Thăm khám, làm xét nghiệm định kỳ giúp bạn biết được xét nghiệm chẩn đoán STD là gì 

Thăm khám, làm xét nghiệm định kỳ giúp bạn biết được xét nghiệm chẩn đoán STD là gì

2.4. Bệnh HIV

Bệnh lý này gây hại đến hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus cùng một số bệnh ung thư. Khi không được điều trị từ đầu, bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS.

Các triệu chứng HIV ở giai đoạn cấp tính hoặc sớm dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cúm như: ớn lạnh, sốt, đau nhức, hạch bạch huyết sưng, viêm họng, buồn nôn, đau đầu, phát ban,...

2.5. Bệnh lậu

Nếu bạn biết nhóm bệnh STD là gì bạn sẽ thấy rằng lậu là một loại của STD. Khi phát bệnh, lậu có thể gây nên các triệu chứng: âm đạo hoặc dương vật ra dịch tiết màu be, vàng, trắng hoặc xanh lá cây; khi đi tiểu hay quan hệ cảm thấy đau đớn; đi tiểu nhiều lần hơn mức bình thường; ngứa ở bộ phận sinh dục; đau tinh hoàn, đau bụng dưới;...

2.6. Bệnh Trichomoniasis

Trichomoniasis là một loại trùng roi đơn bào nhỏ ít khi phát triển triệu chứng trên người bệnh. Nếu bệnh tiến triển, một số người sẽ có tình trạng:

- Ra dịch tiết bất thường ở dương vật hoặc âm đạo.

- Ngứa quanh vùng sinh dục.

- Cảm thấy khó chịu và đau đớn khi tiểu tiện hoặc “yêu”.

- Tiểu nhiều lần.

2.7. Bệnh Herpes sinh dục

Herpes là tên rút gọn của virus herpes simplex gây bệnh qua đường tình dục. Ít người biết triệu chứng STD là gì đối với loại virus này nên không nhận diện bệnh sớm. Bệnh thường gây nên vết loét ở bộ phận sinh dục hoặc miệng, giai đoạn đầu bùng phát dễ gây đau đớn dữ dội sau đó giảm dần theo thời gian nhưng tái phát thường xuyên.

Không ai biết được triệu chứng chính xác của STD là gì với trường hợp của mình nên không thể tự chẩn đoán bệnh. Sàng lọc STD định kỳ là việc nên làm để kịp thời chẩn đoán, điều trị bệnh nhằm ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng. Do các loại bệnh STD thường không gây ra triệu chứng từ sớm nên xét nghiệm là giải pháp tốt nhất để xác định khả năng mắc bệnh.

Nếu bạn đang nghi ngờ có dấu hiệu STD hay cần biết những dấu hiệu STD là gì, hãy đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và tư vấn chính xác. Ngoài ra, bạn cũng có thể thông qua số điện thoại tư vấn sức khỏe 24/7: 1900 56 56 56, chia sẻ về những gì mình đang gặp phải, Tổng đài viên của bệnh viện sẽ giúp bạn nhận diện tình trạng sức khỏe và tìm ra cách xử trí hợp lý.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.