Tin tức
Bệnh viêm amidan nguy hiểm như thế nào? Khi nào cắt amidan cho trẻ?
- 20/04/2021 | Khi nào cắt amidan cho trẻ và lưu ý chăm sóc sau khi cắt amidan
- 16/07/2021 | Biến chứng nhiễm trùng sau cắt amidan - những điều cần ghi nhớ
- 06/05/2021 | Cắt amidan kiêng gì và ăn gì để mau hồi phục?
1. Vai trò của amidan là gì? Viêm amidan ở trẻ em?
Amidan là một hệ thống các tế bào lympho có vai trò chính là ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus, các loại nấm gây bệnh, ký sinh trùng,... từ môi trường bên ngoài vào cơ thể. Đồng thời, amidan cũng sẽ tiết ra các kháng thể nhằm tiêu diệt các mầm bệnh có nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.
Chính vì nhiệm vụ của amidan rất nhiều và quan trọng cho nên việc amidan bị viêm nhiễm có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt cá nhân cũng như mất đi lớp bảo vệ cơ thể vững chắc khỏi mầm bệnh. Ngoài ra, tình trạng bị viêm amidan còn gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt nếu bệnh xuất hiện ở trẻ em.
Viêm amidan có thể xuất hiện do nhiều yếu tố tác động đến, một số nguyên nhân điển hình đến từ:
-
Việc vệ sinh cá nhân quá kém, cụ thể là việc vệ sinh răng miệng và họng không đúng cách.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể là yếu tố gây ra viêm amidan
-
Môi trường xung quanh bị tác động mạnh từ ô nhiễm không khí, nguồn nước, khói bụi từ chất thải độc hại,...
-
Thời tiết thay đổi đột ngột cũng sẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc amidan bị viêm nhiễm.
-
Những người có tiền sử mắc các bệnh lý về đường hô hấp như ho gà, sởi, viêm họng,... cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm amidan cao hơn.
-
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều thức ăn không đảm bảo vệ sinh, những loại đồ uống quá lạnh thường xuyên hoặc trong khi đang gặp vấn đề về hô hấp,...
-
Những đối tượng bị nhiễm các loại virus sau đây có nguy cơ bị viêm amidan cao hơn bình thường: Virus herpes simplex, virus cúm, Virus Parainfluenza, Adenoviruses, Enteroviruses, Virus Epstein-Barr.
Tình trạng viêm amidan có khả năng xuất hiện nhiều ở trẻ em vậy nên có rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt amidan khi trẻ bị viêm hay không? và khi nào cắt amidan cho trẻ?
2. Triệu chứng viêm amidan ở trẻ em? Khi nào cắt amidan cho trẻ?
Các triệu chứng bệnh do viêm amidan có thể sẽ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm họng hoặc cảm cúm thông thường vì vậy việc chẩn đoán bệnh cũng sẽ khó khăn hơn. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan cấp:
-
Sốt cao: Các bé bị viêm amidan sẽ bị sốt cao (có thể lên đến 40 độ C) một cách đột ngột hoặc âm ỉ trong nhiều ngày khiến cơ thể các con bị mệt mỏi, khó chịu.
-
Họng bị đau và rát: Khi ăn uống hoặc thậm chí chỉ nuốt nước bọt cũng có thể khiến cổ họng bé bị đau rát.
-
Vùng amidan trong họng bị sưng phù: Nếu amidan bị sưng nhẹ thì người bệnh sẽ bị khó chịu khi ăn uống, thế nhưng khi amidan đã sưng to, xuất hiện các khe, hốc thì ngay cả không ăn uống thì cảm giác đau vẫn xuất hiện, thậm chí khiến khả năng thở gặp khó khăn.
-
Ho: Trẻ bị viêm amidan có thể bị ho khan hoặc ho có đờm, đặc biệt khi amidan biến chuyển thành các hốc mủ.
-
Mũi và họng có xuất hiện dịch màu trắng hoặc vàng nhạt. Dịch có thể xuất hiện ở dạng đặc hoặc loãng.
Ho khan hoặc ho có đờm là triệu chứng của bệnh viêm amidan
Tình trạng bệnh của trẻ nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ có thể chuyển biến thành dạng viêm amidan mãn tính rất khó điều trị. Trường hợp người bệnh được chỉ định phải cắt amidan để tránh những khó chịu mà bệnh gây ra hoặc những biến chứng của bệnh. Nếu trẻ em bị viêm amidan thì sẽ được chỉ định cắt amidan khi:
-
Tình trạng viêm amidan khiến trẻ bị khó thở thường xuyên do amidan đã sưng quá to gây tắc nghẽn đường thở. Các em bé thường bị giật mình tỉnh dậy giữa đêm, quấy khóc. Ngoài ra, trẻ có triệu chứng chán ăn, phát triển chậm, bị nôn mửa, khó nuốt thức ăn, khó nói chuyện,...
-
Trẻ em bị viêm amidan tái phát nhiều lần (khoảng 5 - 7 lần trong năm) có nguy cơ dẫn đến mãn tính sẽ được chỉ định cắt amidan để đảm bảo chất lượng cuộc sống ổn định hơn.
-
Các bé xuất hiện các biến chứng nặng do viêm amidan gây ra.
-
Amidan biến chuyển thành dạng amidan hốc mủ, viêm mủ hoặc kèm sốt cao thường xuyên.
Bị viêm amidan khiến trẻ thường xuyên bị đau họng khi nuốt thức ăn khiến trẻ chán ăn, chậm phát triển, sụt cân,... được chỉ định cần cắt amidan
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng sẽ được tư vấn thêm về tình trạng viêm amidan của trẻ có cần thiết phải cắt amidan hay không. Không phải lúc nào xuất hiện những triệu chứng trên cũng sẽ được chỉ định cắt bỏ amidan bởi nhiều yếu tố khách quan khác có thể tác động không tốt tới tình hình sức khỏe các con.
Chăm sóc trẻ như thế nào sau khi cắt amidan?
Với tình hình phát triển của nền y học hiện nay thì việc điều trị cũng như cắt bỏ amidan là điều không hề khó khăn. Trẻ em trên 4 tuổi đã được chỉ định cắt amidan nếu bị viêm nhiễm nặng. Thông thường người bệnh chỉ có thể chỉ cần thực hiện cắt amidan và xuất viện trong ngày chứ không cần mất nhiều ngày nằm viện. Tuy nhiên, trường hợp cắt amidan ở trẻ nhỏ và có tình trạng sức khỏe đặc biệt cần theo dõi thì khả năng sẽ được yêu cầu nằm viện 2, 3 ngày để tiện chăm sóc và theo dõi thêm.
Cắt amidan có cần kiêng nói hay không? Hiện nay các phương pháp cắt amidan rất hiện đại: bằng dao điện, coblation hoặc laser vì vậy các bé cắt amidan xong có thể được nói chuyện ngay chứ không cần kiêng nói như trước đây. Tuy nhiên, một số hoạt động yêu cầu phải nói quá to hoặc hoạt động thể lực mạnh như đá bóng, bơi lội, chạy nhảy,... cũng cần được hạn chế ngay sau khi cắt amidan.
Quý bạn đọc nếu có nhu cầu khám chữa các bệnh về hệ hô hấp như viêm amidan thì hãy liên hệ ngay tới bệnh viện MEDLATEC để được hỗ trợ tốt nhất. Thông qua đường dây nóng 1900 56 56 56 được trực 24/7, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể đặt được lịch khám chữa bệnh cho các con một cách nhanh gọn nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!