Tin tức
Bệnh viêm tụy cấp nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
- 13/10/2020 | Bệnh viêm tụy cấp và những phương pháp điều trị đang được áp dụng
- 15/01/2020 | Đừng chủ quan đối với siêu âm viêm tụy cấp
- 19/01/2021 | Cùng bạn tìm hiểu từ A đến Z về bệnh viêm tụy cấp
1. Bệnh viêm tụy cấp nên ăn gì?
Loại thực phẩm được khuyến khích với bệnh nhân viêm tụy là những thực phẩm giàu protein, ít chất béo và mỡ động vật, giàu chế oxy hóa. Những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp tuyến tụy hoạt động tốt hơn, không bị quá tải việc phải sản sinh nhiều enzyme tiêu hóa.
Chế độ ăn uống rất quan trọng với bệnh nhân viêm tụy
Vậy bệnh viêm tụy cấp nên ăn gì? Chú ý là giai đoạn đầu cần nhịn ăn hoàn toàn, sau đó có thể bổ sung một số thực phẩm phù hợp với người bệnh viêm tụy dưới đây.
1.1. Sữa chua
Trong sữa chua rất giàu acid lactic và men tiêu hóa, hỗ trợ việc vận chuyển thức ăn dễ dàng hơn, tiêu hóa tốt hơn. Vì thế người bệnh viêm tụy nên ăn mỗi ngày 1 - 2 hũ sữa chua, lưu ý nên chọn loại sữa chua không đường.
1.2. Trái nho
Trong vỏ nhỏ có chất tương tự như hormon estrogen, nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Vì thế bệnh nhân nên ăn nho ít nhất 1 - 2 lần mỗi tuần, mỗi lần nên sử dụng 10 - 15 trái nho sau bữa cơm.
1.3. Rau chân vịt
Rau chân vịt còn được nhiều vùng gọi là rau dinh dưỡng bởi nó rất giàu chất oxy hóa, Vitamin B, khoáng chất, sắt,… có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ăn rau bina thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ ung thư và ngăn ngừa tiến triển của tế bào ung thư.
Rau súp lơ hỗ trợ tiêu hóa và giảm gánh nặng cho tụy
1.4. Rau súp lơ
Rau súp lơ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, nhiều người ưa thích món rau súp lơ xào. Tuy nhiên bệnh nhân viêm tụy cấp nên hạn chế món xào hoặc nếu xào nên sử dụng ít dầu mỡ. Có thể ăn sống hoặc thái mỏng súp lơ để trộn salad, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
2. Bệnh viêm tụy cấp nên tránh ăn gì?
Nguyên nhân gây viêm tụy là tình trạng lạm dụng rượu bia, sỏi mật, các bệnh lý liên quan khác. Để kiểm soát bệnh, một vài thay đổi nhỏ trong chế độ ăn, hạn chế các thực phẩm có hại được các chuyên gia khuyến cáo.
2.1. Bánh và tinh bột
Bánh mì, bánh ngọt là nguồn dinh dưỡng giàu tinh bột và hàm lượng chất béo cao, tốt cho sức khỏe song lại không phù hợp với bệnh nhân viêm tụy. Nguyên nhân do bệnh viêm tụy làm suy giảm chức năng tụy, giảm tiết enzyme tiêu hóa nên khả năng tiêu hóa thực phẩm cũng bị hạn chế. Chất béo và tinh bột khó tiêu hóa có trong các loại bánh như: bánh rán, bánh sừng bò, bánh quy, bánh quế,… người bệnh không nên tiêu thụ nhiều.
Thay vào đó, hãy chọn các loại tinh bột ngũ cốc, tiêu hóa dễ dàng như: mì ống, gạo nâu, ngũ cốc, bánh ngô,…
Bệnh nhân viêm tụy nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
2.2. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các món chế biến quá nhiều dầu mỡ như: thực phẩm rán, rau xào, chiên,… nên hạn chế hoặc chế biến sử dụng ít dầu mỡ. Thay vào đó, người bệnh viêm tụy nên ăn nhiều trái cây tươi, nước ép hoặc rau xanh luộc, nấu canh.
Hầu hết qua quả tươi đều tốt cho người bệnh viêm tụy, trừ trái bơ vì nó rất giàu chất béo. Bên cạnh đó cũng hạn chế salad trộn sử dụng bơ, pho mát hay sốt dầu.
2.3. Sữa, rượu bia
Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý viêm tụy, việc tiếp tục nạp lượng lớn thức uống kích thích này trong thời gian mắc bệnh càng khiến triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Bất cứ loại rượu, bia chứa cồn nào cũng cần tránh.
Bên cạnh đó, sữa cũng là nguồn thực phẩm giàu chất béo. Bệnh nhân nên hạn chế uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao như: sữa chua, phomat, bánh sữa,… Thay thế cho các thức uống này, nước lọc, nước trái cây, trà, cà phê nhẹ, thức uống dinh dưỡng dễ tiêu hóa,… sẽ phù hợp để đảm bảo nước cho cơ thể.
2.4. Thịt đỏ
Thịt đỏ là nguồn chứa nhiều protein song hàm lượng chất béo cũng rất cao, chiếm tới 15 - 20%. Song trong bữa ăn vẫn không thể thiếu thịt gà, thịt vịt, thịt bò, thịt lợn,… nên bệnh nhân hãy chọn những phần thịt chứa ít mỡ nhất.
Nên chọn thịt nạc ức gà chứa ít mỡ béo
Ngoài thịt tươi, thực phẩm chế biến từ thịt như xúc xích, lạp xưởng, thịt chiên, thịt tẩm bột,… cũng nên hạn chế trong chế độ ăn của bệnh nhân viêm tụy. Ngoài chất béo từ thịt, trong chế biến các món ăn từ thịt nên hấp hoặc nướng, áp chảo để tránh sử dụng thêm chất béo khi nấu ăn.
Nguồn protein từ trứng, đậu,… cũng là lựa chọn thay thế nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong tiêu hóa thực phẩm giàu protein này.
2.5. Bánh kẹo chứa nhiều đường tinh luyện.
Bệnh nhân viêm tụy thường bị suy giảm tổng hợp insulin dẫn đến đường huyết cao, nặng hơn sẽ gây bệnh đái tháo đường. Vì thế người bệnh không nên nạp vào cơ thể quá nhiều đường, nhất là đường tinh luyện có trong bánh kẹo chế biến sẵn sẽ khiến đường huyết tăng cao không kiểm soát.
3. Chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân viêm tụy cấp.
Ngoài lựa chọn thực phẩm phù hợp, để kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa biến chứng viêm tụy tái phát thì bệnh nhân cũng cần thực hiện chế độ ăn phù hợp được khuyến cáo như sau:
-
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa chính ăn no thì người bệnh nên ăn 4 - 5 bữa rải rác trong ngày, đảm bảo không quá no hay quá đói.
-
Bổ sung ít nhất 300 - 400g rau xanh mỗi ngày, quả chín nên ăn 100g mỗi ngày. Lưu ý không ăn quả chín sau khi ăn.
Chế độ ăn của bệnh nhân viêm tụy không thể thiếu rau xanh
-
Các bữa ăn đều cần ăn kèm với rau xanh, loại rau được khuyến khích là: cà chua, cà rốt, gấc, súp lơ xanh, rau cải bó xôi, rau lá xanh đậm,…
-
Uống ít nhất 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
-
Rượu bia, thức uống có cồn và thuốc lá cần bỏ hoàn toàn.
-
Tăng cường vận động thể lực, tối thiểu 60 phút mỗi ngày và 4 - 5 buổi mỗi tuần.
-
Chế biến thực phẩm nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế xào rán sử dụng nhiều dầu mỡ.
Có thể nói dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm tụy, vì thế bệnh nhân cần nắm thận rõ bệnh viêm tụy cấp nên ăn gì, kiêng gì và thực hiện nghiêm túc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!