Tin tức

Bị tuyến giáp có ăn được lạc không? Danh sách các thực phẩm nên tránh

Ngày 13/02/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Bị tuyến giáp có ăn được lạc không? Đây là câu hỏi được nhiều người gặp các bệnh về tuyến giáp quan tâm bởi lạc là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

1. Khái quát về vai trò của tuyến giáp đối với cơ thể

Tuyến giáp là tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng đối với của cơ thể, có vị trí nằm ở phía trước cổ, ngay dưới yết hầu, có hình dạng giống con bướm với hai thùy nối bởi eo tuyến. 

Tuyến giáp có vị trí nằm ở phía trước cổ, ngay dưới yết hầu, có hình dạng giống con bướm

Tuyến giáp có vị trí nằm ở phía trước cổ, ngay dưới yết hầu, có hình dạng giống con bướm

Đây là cơ quan đóng vai trò trung tâm trong việc sản xuất và tiết ra các hormone như thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Những hormone này có tác dụng điều chỉnh tốc độ trao đổi chất, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo, đường và protein, qua đó kiểm soát năng lượng mà cơ thể tiêu thụ. 

Ngoài ra, hormone tuyến giáp đóng vai trò thiết yếu trong sự trưởng thành của cơ thể chúng ta. Đặc biệt, ở trẻ em, chúng có tác động lớn đến sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh, xương. Nếu thiếu hụt hoặc có bất thường về hormone này trong những năm đầu đời, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Đối với người lớn, sự cân bằng của hormone này giúp duy trì khả năng tập trung, trí nhớ tốt và một sức khỏe tổng thể ổn định.

Bên cạnh đó, tuyến giáp còn có nhiều tác động khác đối với cơ thể con người như:

- Đối với hệ thần kinh, gây kích thích, lo lắng và mất ngủ khi hormon giáp tăng cao. 

- Giúp điều chỉnh hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột và hấp thụ thức ăn. 

- Đối với hệ tim mạch, làm tăng huyết áp và nhịp tim

- Đóng vai trò trong chức năng hô hấp, tăng cường nhu cầu oxy của cơ thể và thúc đẩy hoạt động hệ hô hấp. 

- Ảnh hưởng đến sự phát triển và khoáng hóa xương, giúp xương khỏe mạnh.

- Trong hệ sinh sản, hormon giáp duy trì chu kỳ kinh nguyệt ở nữ và ảnh hưởng đến ham muốn tình dục ở cả nam và nữ. 

Khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc không đủ (suy giáp), cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như tăng cân hoặc giảm cân bất thường, mệt mỏi, da khô, hoặc rối loạn nhịp tim. Do đó, việc thường xuyên kiểm tra chức năng tuyến giáp và xây dựng lối sống lành mạnh để đảm bảo hoạt động tối ưu của cơ quan này là rất quan trọng.

2. Bị tuyến giáp có ăn được lạc không?

Lạc, hay còn gọi là đậu phộng, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên bị tuyến giáp có ăn được lạc không là điều không phải ai cũng biết.

2.1. Những lợi ích của lạc với sức khỏe là gì?

Với hàm lượng protein cao, lạc cung cấp chất đạm thực vật dồi dào, hỗ trợ xây dựng và phục hồi cơ bắp cho cơ thể. Đặc biệt, lạc chứa nhiều chất béo lành mạnh, giúp giảm mức cholesterol “xấu” (LDL) và tăng cholesterol “tốt” (HDL), từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Ngoài ra, lạc còn giàu chất chống oxy hóa như axit phenolic và flavonoid, có khả năng ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Đồng thời, các vitamin và khoáng chất như vitamin E, B3, folate, magie trong lạc còn góp phần tăng cường trí nhớ, cải thiện chức năng não bộ và hỗ trợ sức khỏe xương. 

Hàm lượng chất xơ trong lạc cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp ổn định cân nặng ở mức hợp lý. 

2.2. Giải đáp bị tuyến giáp có ăn được lạc không?

Bị tuyến giáp có ăn được lạc không là điều không phải ai cũng biết

tuyến giáp có ăn được lạc không là điều không phải ai cũng biết

Đối với những người mắc tuyến giáp, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị và duy trì sức khỏe. Theo các chuyên gia, người bị tuyến giáp hoàn toàn có thể ăn lạc, vì các thành phần trong lạc không ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một số điểm sau:

- Một số người có thể bị dị ứng với lạc, gây ra các triệu chứng như mẩn đỏ, tê môi, thở khó khăn, tiêu chảy. Nếu có các dấu hiệu này, cần ngừng ăn lạc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Không nên ăn lạc quá nhiều, đặc biệt, những người mắc tuyến giáp kèm theo mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ hoặc gout nên hạn chế ăn lạc để tránh bệnh tình trở nặng hơn. 

- Tránh ăn lạc khi đói, vì lạc chứa nhiều chất béo có thể gây chướng bụng, khó tiêu. 

- Phụ nữ mang bầu, người bị ung thư tuyến giáp nên tránh ăn lạc để phòng nguy cơ dị ứng. 

3. Những thực phẩm người bị tuyến giáp nên tránh

Người bị tuyến giáp cần chú ý đến chế độ ăn uống để tránh những thực phẩm có thể tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp. Dưới đây là danh sách các thực phẩm nên tránh hoặc hạn chế, cùng với lý do cụ thể:

3.1. Thực phẩm giàu goitrogen

Goitrogen là các hợp chất cản trở sự hấp thụ iod và ảnh hưởng đến sự sản xuất hormone của tuyến giáp. Chất này có trong các thực phẩm như:

- Rau họ cải: Bắp cải, súp lơ, cải xoăn, cải thìa, cải brussels.

- Đậu nành, sản phẩm từ đậu nành: Sữa đậu nành, đậu phụ, tempeh (tương nén).

- Một số loại rau củ khác: Củ cải trắng, củ cải đường, khoai mì. 

Các thực phẩm này cần được nấu chín trước khi ăn để giảm tác động tiêu cực đến tuyến giáp.

3.2. Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, natri và chất béo không lành mạnh, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các bệnh lý tuyến giáp. Ví dụ như:

- Đồ ăn nhanh, snack, khoai tây chiên.

- Thịt xông khói, xúc xích, thực phẩm đông lạnh được chế biến sẵn.

Người mắc tuyến giáp không nên ăn các đồ ăn chế biến sẵn

Người mắc bệnh tuyến giáp không nên ăn các đồ ăn chế biến sẵn

3.3. Thực phẩm nhiều đường

Người bị tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp, dễ gặp vấn đề về chuyển hóa và tăng cân. Đường có thể làm khả năng béo phì, gây thêm áp lực cho tuyến giáp. Vì thế không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều đường. 

3.4. Đồ uống có chứa caffeine và cồn

Caffeine (trà, cà phê, nước tăng lực) và cồn có thể kích thích quá mức hệ thần kinh, làm tăng nhịp tim và ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh cường giáp, người mắc bệnh cần loại bỏ các đồ uống này ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

3.5. Thực phẩm nhiều Gluten

Việc ăn thực phẩm chứa nhiều gluten có thể làm hạn chế sự hấp thu của các thuốc hỗ trợ hormone tuyến giáp. Các thực phẩm chứa gluten cần tránh sử dụng bao gồm: Bánh mì, mì ống, bánh ngọt làm từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen.

3.6. Muối không iod

Muối không iot không hỗ trợ việc bổ sung iot – yếu tố cần thiết để tuyến giáp sản xuất hormone. Thay vào đó, người bệnh nên dùng muối bổ sung iod để góp phần kiểm soát bệnh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị tuyến giáp có ăn được lạc không và cung cấp những thông tin hữu ích. Để quản lý tốt sức khỏe tuyến giáp, việc hiểu rõ chế độ dinh dưỡng phù hợp là vô cùng quan trọng. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ thêm thông tin về bệnh tuyến giáp, hãy liên hệ ngay với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết và tận tình.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ