Tin tức
Bí kíp phòng cúm cho trẻ sơ sinh cha mẹ không nên bỏ qua
- 24/02/2020 | Cúm thường và Cúm A khác nhau như thế nào?
- 29/02/2020 | Có biểu hiện "giống cúm", bạn chớ chủ quan vì có thể mắc các bệnh mùa Đông - Xuân
- 18/02/2020 | Cách thức nhận diện bệnh Cúm mùa, tránh nhầm lẫn với dịch viêm phổi cấp
- 21/02/2020 | Thực phẩm dân giã phòng cúm mùa, "bí quyết vàng" chị em nên bỏ túi
- 18/02/2020 | BVĐK MEDLATEC giảm 30% phí xét nghiệm sàng lọc cúm và các tác nhân gây viêm đường hô hấp
1. Cúm là gì? Thế nào là Cúm A?
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, thường xảy ra vào mùa đông - xuân, nên được gọi là cúm mùa. Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có mức độ lây lan nhanh chóng qua đường không khí, rất khó để kiểm soát. Tác nhân gây nên bệnh cúm là các chủng virus thuộc họ virus cúm (Orthomyxoviridae).
Cúm A là một bệnh thuộc nhóm cúm mùa, do các chủng của virus Cúm A gây ra, gồm có: H1N1, H5N1, H7N9. Bệnh lây truyền nhanh chóng qua đường hô hấp thông qua 2 trường hợp chính:
-
Hít phải không khí chứa virus cúm: virus bám trên các hạt bụi, bọt nước nhỏ trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi.
-
Tiếp xúc với đồ vật nhiễm virus cúm rồi đưa lên mắt, mũi miệng. Virus xâm nhập vào từ đó.
Chính vì vậy, bệnh cúm A rất dễ bùng phát và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là những nơi tập trung đông người như: nhà trẻ, trường học, lễ hội, cơ quan,… Đối tượng dễ nhiễm cúm là các đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh, trẻ em, người già, phụ nữ mang thai. Phòng cúm cho trẻ sơ sinh, trẻ em, người già, phụ nữ mang thai là vấn đề cần được quan tâm nhất trong đẩy lùi dịch cúm.
Cúm là một trong những bệnh lây qua đường không khí
2. Triệu chứng của bệnh Cúm A như thế nào?
Người bị Cúm A sẽ rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường (cảm cúm) nếu không để ý kỹ, vì chúng có các triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên về mức độ nặng của triệu chứng thì chúng ta có thể phân biệt được Cúm A và cúm thường.
Cúm thường: Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, ít ho, sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, hắt hơi liên tục, có thể đau nhức cơ ở mức độ nhẹ. Nhìn chung các biểu hiện ở người mắc cúm thường đều ở mức độ nhẹ, rất nhanh khỏi và dễ điều trị, hầu như không gây ra biến chứng gì sau khi khỏi bệnh.
Cúm A: Ngoài các triệu chứng tương tự như cúm thường thì người mắc Cúm A còn xuất hiện thêm các triệu chứng nặng hơn như:
-
Sưng hạch bạch huyết, sưng hầu.
-
Khô rát họng, đau họng.
-
Đau đầu dữ dội.
-
Ho nhiều.
-
Sốt cao trên 38 độ, thường là 39 - 40 độ.
-
Đau nhức cơ, xương, cơ thể mệt mỏi, bủn rủn tay chân.
-
Ở trẻ em thường thấy nôn mửa.
-
Nhiều khi dẫn đến viêm phổi, khó thở.
Vậy sốt Cúm A kéo dài bao lâu thì hết? Người bị Cúm A sẽ sốt cao trong vòng 2 - 3 ngày liền, kể cả trẻ em. Sau đó người bệnh có thể sốt nhẹ kèm theo các triệu chứng trên kéo dài đến một tuần hoặc hơn, tùy theo sức đề kháng của mỗi người.
Các triệu chứng nói trên thường nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ em nên rất dễ tử vong hoặc gây ra biến chứng nặng nề về hô hấp, thần kinh, tim mạch. Chính vì vậy, phòng Cúm A cho trẻ cũng như phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng là việc cần làm để bảo vệ sức khoẻ của trẻ.
Sốt cao kéo dài thường gặp trong bệnh cúm ở trẻ em
3. Điều trị Cúm A như thế nào?
Điều trị cúm A sẽ bao gồm điều trị triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra với người bệnh. Vậy điều trị và chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm cúm A như thế nào để nhanh khỏi?
Thuốc chống vi-rút (Oseltamivir - Tamiflu): tùy trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị hoặc phòng ngừa cúm; dùng thuốc trong vòng 48 giờ đầu từ khi có triệu chứng cúm. Oseltamivir có thể gây tác dụng phụ nhẹ, hầu hết mọi người có thể tiếp tục dùng thuốc. Cần lưu ý rằng thuốc kháng sinh KHÔNG hữu ích để điều trị các bệnh do vi-rút như cúm. Chỉ sử dụng kháng sinh nếu có biến chứng do vi khuẩn bội nhiễm.
Hạ sốt: Theo dõi nhiệt độ 2 - 3 giờ/lần. Dùng Paracetamol (Efferalgan) 10mg/kg nếu sốt > 38,5 độ C, liều thứ 2 cách xa > 4 - 5 giờ để giảm sốt, đau đầu và đau cơ.
Tình trạng ho thường hết sau 2 tuần mà không cần điều trị (thuốc ho thường không hữu ích; không khuyên dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm cúm cho trẻ em dưới 6 tuổi).
Song song với quá trình điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, cách ly với những người xung quanh.
4. Làm cách nào để phòng ngừa Cúm A?
Cúm A là một bệnh dễ lây lan trong cộng đồng. Muốn phòng ngừa Cúm A hiệu quả thì mọi người cần có ý thức chung trong phòng chống dịch cúm:
-
Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi đi từ bên ngoài về.
-
Đeo khẩu trang khi ra ngoài, lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi.
-
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh cúm. Tiếp xúc phải có bảo hộ đầy đủ.
-
Người có triệu chứng sốt, đau đầu, ho,… cần được đưa đến cơ sở y tế để cách ly, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phòng cúm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng cách rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
Chủ động phòng Cúm A cho trẻ sơ sinh và trẻ em bằng tiêm phòng cúm đúng lịch, đủ mũi và chú ý tiêm nhắc lại.
5. Sàng lọc bệnh mùa đông xuân, chủ động trong phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả
Với tình hình thời tiết mùa đông - xuân hiện nay là điều kiện tốt cho sự bùng phát các dịch cúm mùa. Để phục vụ cho nhu cầu sàng lọc tại nhà các bệnh cúm mùa, Gói xét nghiệm sàng lọc các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân của MEDLATEC ra đời. Thông tin về gói sàng lọc:
-
Thời gian áp dụng: 04/02/2020 - 15/04/2020.
-
Áp dụng đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ tại nhà của MEDLATEC.
-
Phạm vi áp dụng: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.
-
Sàng lọc được các dịch bệnh mùa xuân: Cúm A, Cúm B, Cúm A H1N1, Sởi, Rubella, quai bị, thuỷ đậu.
Với gói sàng lọc này, khách hàng sẽ không phải đến bệnh viện, giúp hạn chế được nguy cơ lây nhiễm chéo. Kết quả xét nghiệm có thể tiếp cận đến khách hàng thông qua những cách sau: trả tận nhà, gọi điện hoặc nhắn tin, tra cứu trên ứng dụng iCNM, qua email và website medlatec.vn.
Sàng lọc bệnh mùa đông xuân giúp bạn và người thân an tâm vượt qua mùa dịch
Cúm là một bệnh nguy hiểm mang tính chất lây lan cộng đồng. Phòng cúm cho trẻ sơ sinh và trẻ em là một việc cần làm để bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Đồng thời bệnh cúm cần được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ sàng lọc tại nhà của MEDLATEC, độc giả vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!