Tin tức

Bị stress là gì? Làm cách nào để thoát khỏi?

Ngày 07/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Stress là thuật ngữ không còn xa lạ gì với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Tình trạng này đang có chiều hướng ngày càng gia tăng và không phân biệt độ tuổi mắc phải. Vậy chính xác, stress là gì và khi bị stress nên làm cách nào để thoát khỏi những ảnh hưởng do nó gây ra?

1. Stress là gì? Nguyên nhân do đâu?

1.1. Như thế nào là stress?

Stress là tình trạng gặp phải ở nhiều người. Vậy stress là gì? Thực ra đây là cảm giác của cơ thể khi gặp phải hàng loạt áp lực gây dồn nén, căng thẳng. Khi bị stress tức là đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần. Theo các nhà tâm lý học thì stress là phản ứng của cơ thể trước sự tác động của các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong đến hệ thần kinh giao cảm và tâm sinh lý của con người.

Stress là tình trạng rất dễ gặp phải trong cuộc sống hiện đại, không phân biệt lứa tuổi

Stress là tình trạng rất dễ gặp phải trong cuộc sống hiện đại, không phân biệt lứa tuổi

Khi bị stress cơ thể sẽ có rất nhiều biến đổi như đau dạ dày, tim đập nhanh, nhu động ruột tăng, tuyến mồ hôi tăng tiết,... Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do vùng hạ đồi - nơi chịu trách nhiệm chi phối về tâm trạng của cơ thể nhận được tín hiệu cho biết cơ thể đang bị stress. 

Lập tức, vùng hạ đồi sẽ tác động đến tuyến yên và tuyến này phát ra tín hiệu theo đường thần kinh và thể dịch đẻ tác động đến tuyến thượng thận. Kết quả là tuyến thượng thận được kích thích tiết norepinephrine và epinephrine để kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm làm cho các cơ quan trong cơ thể bị tác động.

1.2. Nguyên nhân dẫn đến stress là gì?

Muốn tìm ra biện pháp khắc phục stress hiệu quả thì trước tiên phải biết được nguyên nhân gây stress là gì. Tình trạng này thường do 4 nguyên nhân gây nên:

- Tác động của môi trường bên ngoài: ô nhiễm môi trường, bụi, giao thông, tiếng ồn, thời tiết,...

- Căng thẳng từ mối quan hệ gia đình và xã hội: vấn đề về tài chính, thời hạn hoàn thành công việc, mâu thuẫn, yêu cầu về sự tập trung cho gia đình hoặc công việc, mất mát người thân,...

- Thể chất: thiếu dinh dưỡng, ốm đau, cơ thể bất ổn,...

- Suy nghĩ: cách suy nghĩ hoặc luận giải về một vấn đề xảy đến với chính mình cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị stress. Thường thì đây là những suy nghĩ tiêu cực như: sợ không làm được việc sẽ bị cười chê, sợ trượt đại học thì tương lai sẽ mù mịt,...

2. Nhận diện triệu chứng cảnh báo stress

Người bị stress thường xuất hiện những triệu chứng sau:

- Cảm xúc: tức giận, lo âu, căng thẳng, thất vọng, sợ hãi, nóng nảy, khó chịu,...

- Hành vi: dùng chất kích thích, ăn uống nhiều hơn, la hét, khóc lóc, đổ lỗi, đập đồ,...

Stress kéo dài có thể gây ra những hậu quả khôn lường

Stress kéo dài có thể gây ra những hậu quả khôn lường

- Thể chất: mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, đau ngực, đau nửa đầu, tim đập nhanh, cơ bắp đau nhức,…

- Tinh thần: lú lẫn, lơ ngơ, khó tập trung, trí nhớ suy giảm, mất khiếu hài hước vốn có từ trước, kém quyết đoán,…

Đặc biệt, nếu stress ở mức nghiêm trọng có thể sẽ gặp hiện tượng:

- Chảy máu cam.

- Ra nhiều mồ hôi ở vùng kín, bên dưới cánh tay, bàn tay,...

- Bị thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ kém trong suốt một thời gian dài nên bị kiệt sức.

- Chán ăn, táo bón, trào ngược dạ dày, buồn nôn.

- Tóc rụng thành các mảng lớn, nghiện giật bứt tóc.

- Mất tập trung, khả năng ghi nhớ kém, dễ quên,...

3. Mối nguy hại do stress gây ra và cách khắc phục

3.1. Những tác hại của stress

Xét trên một phương diện nhất định, stress có thể xem là cách để con người tạo ra động lực để phấn đấu nhờ đó mà trở nên hoàn thiện bản thân hơn. Tuy nhiên, đại đa số trường hợp bị stress quá mức gây ra rất nhiều nguy hại:

- Về thể chất

Không biết chính xác stress là gì nên để tình trạng này kéo dài từ đó làm tăng sinh một cách quá mức các gốc tự do bên trong cơ thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, tăng cholesterol ở trong máu, căng thẳng thần kinh gây co mạch máu từ đó dẫn đến thiếu ôxy ở thành mạch và tim,...

Không những thế, stress còn là hệ lụy sinh hàng loạt bệnh lý như:

+ Tâm thần kinh: đau đầu, khó ngủ, hoa mắt, buồn phiền, loạn trí nhớ, cáu gắt,...

+ Tim mạch: nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, đánh trống ngực,…

+ Tiêu hóa: xuất huyết dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, chức năng đại tràng rối loạn,...

+ Tình dục: rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn, xuất tinh sớm,...

+ Phụ khoa: rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt,…

+ Xương khớp: có cảm giác kiến bò ở tay, đau khớp, run rẩy, chuột rút,...

+ Toàn thân: mệt mỏi, suy sụp, dễ bị bệnh dị ứng,...

- Về tinh thần

+ Mất trí nhớ, hay quên.

+ Trầm cảm.

+ Rối loạn âu lo.

+ Run rẩy.

+ Mất ngủ.

3.2. Cách khắc phục

Để tìm ra biện pháp cải thiện và chấm dứt stress một cách hiệu quả trước tiên cần phải xác định được vì sao mình bị như vậy để loại bỏ các yếu tố đó. Khi hiểu về chính mình thì bạn mới biết được cách giúp mình vượt qua căng thẳng. 

Khi bị stress lâu ngày cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân stress là gì và có biện pháp khắc phục hiệu quả

Khi bị stress lâu ngày cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân stress là gì và có biện pháp khắc phục hiệu quả

Ngoài ra, một số biện pháp sau đây cũng sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng stress:

- Sinh hoạt sao cho hợp lý

Người bị stress cần được nghỉ ngơi, ăn uống đúng giờ, tránh thức khuya, không nên ăn khuya vì những điều này càng khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, não bộ không được nghỉ ngơi nên không có sức để hồi phục. Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày cần tránh đồ giàu chất béo bởi chúng là một trong những tác nhân làm cho stress trở nên nghiêm trọng hơn.

- Tìm cách vượt qua khó khăn

Khi đứng trước những áp lực, thử thách trong cuộc sống và công việc, bạn hãy cố gắng tìm cách giải quyết nó thật tốt và giữ niềm tin rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn chứ không nên chìm đắm vào trạng thái cảm xúc tiêu cực. Khi học được cách chấp nhận tức là bạn sẽ biết cách đối mặt và vượt qua stress. Một gợi ý để đạt được điều này là hãy tự thưởng cho mình sau những giờ làm việc hoặc học tập mệt mỏi bằng các chuyến du lịch, đi ăn, tụ tập với bạn bè,...

- Một số cách khác

+ Giảm cường độ phản ứng của cảm xúc bằng cách xem stress như một người bạn quen thuộc và không để nó áp đảo mình, tập thở sâu và chậm để nhịp tim dễ quay lại trạng thái bình thường.

+ Duy trì đời sống tinh thần phong phú bằng các mối quan hệ, các hoạt động cộng đồng,... từ đó dần dần chấp nhận cảm xúc của mình, đề ra mục tiêu để theo đuổi và dành thời gian để tận hưởng cuộc sống.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu chính xác hơn stress là gì để nhận diện đúng tình trạng mà mình đang gặp phải và biết cách để vượt qua nó. Nếu cần thêm bất cứ sự hỗ trợ nào, đừng quên gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.