Tin tức

Bị tê tay chân uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Ngày 18/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tình trạng tê tay chân có thể không phải là do một căn bệnh nguy hiểm nào gây ra thế nhưng nó lại làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vậy thì khi bị tê tay chân uống thuốc gì sẽ nhanh khỏi bệnh? Có thể cải thiện tình trạng tê tay chân tại nhà được hay không?

1. Hiện tượng tê tay chân là bệnh gì?

Tê tay chân có thể chỉ đơn thuần là triệu chứng cơ thể bị mệt mỏi hoặc tay chân bị đè nén khiến xuất hiện hiện tượng tay chân bị tê. Tình trạng này sẽ mau chóng mất dần đi khi người bệnh phát hiện ra và giữ tay chân ở tư thế nghỉ ngơi một lúc. Hiện tượng này không hề xa lạ với bất kỳ đối tượng nào nhưng không phải ai cũng hiểu được nguyên nhân tại sao tay chân bị tê bì.

Bị tê tay chân uống thuốc gì mau khỏi bệnh thì còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nhóm nguyên nhân chính khiến tay chân bị tê là:

  • Sinh hoạt hoặc làm việc sai tư thế, có vật nặng đè nén lên tay hoặc chân trong một khoảng thời gian dài, căng thẳng mệt mỏi do công việc hoặc vấn đề cá nhân,... hầu hết các hoạt động trên đều gây ra sự chèn ép lên các mạch máu cũng như các dây thần kinh ở tay và chân nên dẫn tới tình trạng tê bì tay chân.

  • Do một số yếu tố bệnh lý như: Các bệnh lý về xương khớp (thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,...), các bệnh lý về hệ thần kinh và mạch máu (viêm đa rễ thần kinh, xơ vữa động mạch, đa xơ cứng,...) hay các hệ lụy do chấn thương (tai nạn, va chạm, té ngã,...).

  • Ngoài ra, những người bị thừa cân, đang mang thai hoặc ít vận động cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng tê tay chân.

Bị tê tay chân uống thuốc gì

Những người thừa cân dễ bị tê tay chân

2. Người bệnh bị tê tay chân uống thuốc gì sẽ mau khỏi bệnh?

Tình trạng tê tay chân do mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm thì sẽ xuất hiện cùng các triệu chứng khác chứ không phải chỉ xuất hiện độc lập. Một số triệu chứng kèm theo có thể là: đau mỏi phần cổ vai gáy và có nguy cơ lan rộng xuống cả người, mất cảm giác ở tay và chân, tê buốt dọc cánh tay hoặc cẳng chân, chóng mặt buồn nôn, đau nhức đầu, đôi lúc bị chuột rút,...

Bị tê tay chân uống thuốc gì thì hiệu quả? Có thể cải thiện tình trạng này bằng các bài thuốc dân gian hay không?

Tình trạng tê tay chân rất phổ biến vậy nên các phương pháp chữa trị cũng được nhiều người truyền tai nhau bằng các mẹo dân gian dễ thực hiện như: Sử dụng một số loại thực phẩm để đắp lên phần tay chân bị tê bì (ngải cứu, cải bắp hay gừng tươi), uống các loại nước ép từ rau củ quả (đu đủ, lá lốt,...), chườm nóng phần tay chân bị tê bì,... Hầu hết các biện pháp dân gian đều không gây ra bất kỳ tác hại gì đến cho sức khỏe người bệnh và có những mặt lợi nhất định, thế nhưng không phải phương pháp nào cũng được kiểm chứng là có thể chữa trị bệnh tận gốc.

Bị tê tay chân uống thuốc gì? Có cần phải đến bệnh viện để khám bệnh không?

Một khi người bệnh đã biết nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng tê tay chân thì việc điều trị bệnh sẽ rất dễ dàng. Cụ thể, nếu bệnh nhân đã và đang điều trị những bệnh lý có biến chứng là hiện tượng tê bì tay chân thì chỉ cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn các giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người bệnh không rõ nguyên nhân bị tê tay chân thì việc đầu tiên phải làm đó chính là tìm đến các cơ sở y tế để được khám và xác định nguyên nhân gây ra, từ đó sẽ có những phương pháp phù hợp nhất cho từng đối tượng bệnh.

Mặc dù những loại thuốc trên đây đều có những cồn hiệu nhất định thế chứng người bệnh cũng không nên tùy tiện mua về nhà để sử dụng mà không có sự tư vấn từ các y bác sĩ chuyên khoa.

Có thể uống một số thuốc chống viêm, giảm đau để điều trị tê bì tay chân

Có thể uống một số thuốc chống viêm, giảm đau để điều trị tê bì tay chân

3. Người bệnh có cần kiêng gì khi bị tê bì tay chân không?

Bên cạnh câu hỏi “Bị tê tay chân uống thuốc gì mau khỏi bệnh?” thì hầu hết mọi người đều có thắc mắc rằng khi gặp tình trạng này “có cần kiêng gì hay không?”.

Các chuyên gia y tế không khuyến cáo người bệnh bị tê tay chân phải kiêng ăn uống gì khi chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra, thế nhưng người bệnh cũng nên thực hiện các việc sau để giảm thiểu tình trạng:

  • Giữ tâm trạng thoải mái để tránh thần kinh bị căng thẳng khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.

  • Hạn chế ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu nhưng cũng không nên vận động quá mạnh khi đang bị tê tay chân.

  • Có thể thực hiện các phương pháp mát xa bàn tay bàn chân một cách nhẹ nhàng.

  • Nên tắm bằng nước muối Epsom để giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn, tăng lượng máu.

  • Ăn uống đủ chất (đặc biệt bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều vitamin như B, C,...).

  • Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa được chuyên gia tư vấn, không dùng quá liều thuốc do bác sĩ chỉ định.

  • Trong quá trình điều trị bệnh do tê bì tay chân gây ra, người bệnh phải chú ý tới các triệu chứng bệnh đi kèm để kịp thời chữa trị nếu có dấu hiệu bất thường.

Một điều đáng lưu ý đó là đối tượng bị tê tay chân. Trong trường hợp người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú mà bị tê tay chân thì các phương pháp điều trị cũng cần được chú ý hơn cả. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai thì việc hạn chế sử dụng một số loại kháng sinh có thể gây hại cho thai nhi, vì vậy bắt buộc phải có tham vấn của các bác sĩ khoa sản.

Người bệnh bị tê tay chân nên tắm bằng muối Epsom và nước ấm sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn

Người bệnh bị tê tay chân nên tắm bằng muối Epsom và nước ấm sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn

Nếu quý bạn đọc có nhu cầu khám bệnh khi xuất hiện triệu chứng tê tay chân thì hãy liên hệ tới đường dây nóng 1900565656 để được hỗ trợ tốt nhất từ các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ