Tin tức

Bị viêm thanh quản uống thuốc gì? Cách dùng như thế nào?

Ngày 11/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Viêm thanh quản không chỉ gây khó chịu, khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi, rất nguy hiểm. Một số loại thuốc có thể giúp người bệnh khắc phục tình trạng này. Vậy bị viêm thanh quản uống thuốc gì và cần lưu ý những gì khi dùng thuốc?

1. Đôi nét về viêm thanh quản

Trước khi tìm hiểu “viêm thanh quản uống thuốc gì”, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm thanh quản. 

Viêm thanh quản có thể khiến bạn mất tiếng

Viêm thanh quản có thể khiến bạn mất tiếng

Thanh quản có chứa các dây thanh âm và nhiệm vụ của nó là rung động để phát ra âm thanh và ngăn chặn thức ăn đi vào khí quản khi chúng ta ăn uống. Dây thanh quản sưng đỏ được gọi là tình trạng viêm thanh quản, bệnh được chia làm 2 mức độ như sau:

- Viêm thanh quản cấp: Xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, từ 1 đến 2 tuần. Nguyên nhân thường do: 

  • Cảm lạnh. 
  • Dây thanh âm bị tổn thương do người bệnh hò hét, nói quá lớn, nói chuyện quá lâu, hát to trong suốt một thời gian dài. 
  • Ho kéo dài, thường xuyên hắng giọng. 
  • Do vi khuẩn hay nấm. 

- Viêm thanh quản mạn tính: Thường diễn ra trong vòng hơn 3 tuần. Bệnh có thể gây tổn thương đến các dây thanh, dẫn đến sự hình thành của các polyp hay những nốt trên dây thanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản mạn tính, chẳng hạn như: 

  • Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến cho các dây thanh âm bị kích thích. 
  • Người thường xuyên phải nói nhiều và nói to. 
  • Người mắc bệnh viêm xoang mạn tính. 
  • Người lạm dụng bia rượu và thường xuyên hút thuốc lá. 

Người thường xuyên ca hát dễ bị viêm thanh quản

Người thường xuyên ca hát dễ bị viêm thanh quản

Khi bị viêm thanh quản, người bệnh thường có một số dấu hiệu như sau: 

  • Khàn giọng, giọng yếu hay thậm chí là mất giọng. 
  • Thường xuyên bị khô cổ họng. 
  • Ho khan. 
  • Hay viêm họng. 
  • Thường xuyên hắng giọng. 
  • Trường hợp viêm thanh quản mắc kèm theo một số bệnh lý khác như viêm amidan, viêm họng, cảm cúm,... bệnh nhân có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, sổ mũi, đau khi nuốt thức ăn,...

2. Điều trị viêm thanh quản

Phần lớn các trường hợp bị viêm thanh quản thường không cần điều trị và bệnh có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần. Lưu ý:

- Người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế phát âm, càng ít nói chuyện càng tốt. 

- Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để việc hít thở trở nên dễ chịu hơn. 

- Nên uống nhiều nước lọc và hạn chế dùng bia rượu, hay các loại đồ uống có chứa cafein.

- Súc miệng bằng nước ấm hoặc dùng viên ngậm để giữ ẩm cho cổ họng. 

- Bỏ hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm. 

- Không nên dùng thuốc thông mũi để phòng ngừa tình trạng khô cổ họng. 

3. Bị viêm thanh quản uống thuốc gì?

Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh. Vậy người bị viêm thanh quản uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được dùng để điều trị viêm thanh quản: 

Có thể điều trị viêm thanh quản bằng thuốc

Có thể điều trị viêm thanh quản bằng thuốc

- Dùng thuốc kháng sinh nếu bệnh do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, phần lớn người bị viêm thanh quản là do virus. Chính vì thế, bệnh nhân không nên vội vàng dùng thuốc kháng sinh mà nên đi khám để được tìm hiểu nguyên nhân chính xác và chỉ nên dùng thuốc kháng sinh nếu có chỉ định của bác sĩ. 

- Thuốc giảm đau: Khi bệnh nhân có biểu hiện đau họng, ho khan, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, để cải thiện triệu chứng này, bệnh nhân cũng có thể thực hiện một số biện pháp như ngậm nước muối, dùng viên ngậm họng, dùng siro trị đau họng, thuốc xịt thảo dược,... Các loại thuốc giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau nhức đầu, đau dạ dày...

- Corticosteroid: Thường được sử dụng với người bệnh nặng. Tuy nhiên, loại thuốc này dễ gây ra một số tác dụng phụ nên cần cẩn trọng khi sử dụng. Một số tác dụng phụ của thuốc có thể kể đến như thay đổi tâm trạng và hành vi, thèm ăn, tăng cân, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đối với một số loại thuốc dạng hít có thể gây nhiễm trùng nấm ở vùng họng và thanh quản. 

- Thuốc giảm axit dạ dày: Được dùng với mục đích hạn chế nguy cơ gây tổn thương các dây thanh quản. Trong đó, thuốc ức chế bơm proton có tác dụng giảm tiết axit và chống trào ngược,...

- Thuốc kháng histamin: Thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng dẫn đến viêm thanh quản. 

4. Lưu ý

Để dùng thuốc hiệu quả và tránh nguy cơ tác dụng phụ, người bệnh viêm thanh quản cần lưu ý những điều sau: 

- Không tự ý mua, dùng thuốc. Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. 

- Tuân thủ theo đúng liều lượng thuốc cũng như thời gian dùng thuốc mà bác sĩ đã quy định. Không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những nguy cơ rủi ro về sức khỏe. 

- Không lạm dụng và tự ý dừng thuốc.

- Cẩn trọng với thuốc corticosteroid vì đây là loại thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Chỉ dùng khi thực sự cần thiết và dưới sự chỉ định của bác sĩ. 

Nên đi khám sớm nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh

Nên đi khám sớm nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Viêm thanh quản uống thuốc gì” và một số lưu ý khi dùng thuốc. Có thể nói rằng, các loại thuốc điều trị bệnh này thường mang lại hiệu quả rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, chúng cũng luôn tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn, do đó cần uống thuốc đúng liều lượng. 

Hiện nay, Chuyên khoa Tai mũi họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh về tai mũi họng. Đây là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao cùng với hệ thống máy móc xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Do đó, quý khách hàng có thể an tâm khi trải nghiệm các dịch vụ khám chữa bệnh tại đây. 

Nếu có thắc mắc về bệnh viêm thanh quản, các loại thuốc điều trị bệnh hay có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến chuyên khoa Tai mũi họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, để được các tổng đài viên tư vấn chi tiết, nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.