Tin tức
Viêm thanh quản nên kiêng ăn gì để mau khỏi?
- 29/07/2021 | Cẩm nang giúp bạn biết tuốt về bệnh ung thư thanh quản
- 18/10/2020 | Thông tin tổng quan về bệnh polyp thanh quản
- 29/12/2020 | Khó thở thanh quản là bệnh gì? Làm sao để nhận biết?
1. Khái quát chung về bệnh viêm thanh quản
Chức năng điều hòa, bảo vệ hô hấp và chức năng phát ra âm thanh là những chức năng quan trọng của thanh quản, bởi vậy mà thanh quản còn có tên gọi khác là hộp thoại. Bệnh viêm thanh quản là những bệnh liên quan đến cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh thường có các triệu chứng đi kèm như: khản tiếng, lạc giọng, thậm chí là gây mất tiếng tạm thời. Viêm thanh quản có thể tồn tại trong thời gian ngắn khoảng dưới 20 ngày được gọi là viêm thanh quản cấp.
Tác nhân gây ra viêm thanh quản cấp là virus
Viêm thanh quản có thể diễn biến kéo dài cả tháng gọi là viêm thanh quản mạn tính. Để điều trị dứt điểm người bệnh cần hạn chế nói, hát, diễn thuyết có thể sử dụng kháng sinh uống hoặc tiêm theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp với thở khí dung. Nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị dứt điểm thì rất có thể bệnh sẽ biến chứng gây viêm thanh quản mãn tính, hạt dây thanh, viêm phổi cấp,...
2. Dấu hiệu nhận biết các triệu chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em thường do virus, chủ yếu là virus parainfluenza gây nên. Bệnh thường có một số biểu hiện sau:
-
Khi mới chớm bệnh các bé thường có những triệu chứng như: ho dai dẳng lâu ngày, chảy nước mũi, khoảng 4 đến 6 tiếng lại kèm theo các cơn sốt nhẹ, họng sưng, ăn uống khó nuốt, giọng khàn đặc,...
-
Viêm thanh khí phế quản ở trẻ con diễn tiến rất nhanh, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì trẻ sẽ rơi vào tình trạng suy hô hấp, khó thở, thở không đều hơi,...
Viêm thanh khí phế quản ở trẻ con là bệnh lý nguy hiểm
3. Danh sách những thực phẩm người bệnh viêm thanh quản không nên ăn
Ngoài sử dụng các loại thuốc để điều trị theo sự chỉ định của các bác sĩ, chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh lý. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm thanh quản nên kiêng.
Không ăn các món có vị chua, cay
Những bệnh nhân bị viêm thanh quản nên tránh ăn những thực phẩm có vị chua, cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, chanh, mù tạt,... Bởi đây là nhóm những thực phẩm khiến lượng nhiệt trong cơ thể tăng lên, gây nóng rát cho cổ họng.
Thực tế là các loại thực phẩm hay thức ăn cay như ớt, mù tạt, tiêu,... gây hại cho người đang bị bệnh viêm thanh quản
Hạn chế các món chiên xào
Thường thì các món ăn chiên, xào là những món ăn khoái khẩu của nhiều người, Những thức ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ phải kể đến: hamburger, xúc xích, pizza, gà rán, khoai tây chiên,... Không chỉ nhiều dầu mỡ, những món ăn này còn chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản có hại cho sức khỏe, gây khó chịu cho cổ họng, khiến bệnh kéo dài và khó điều trị.
Tránh xa đồ uống có cồn
Nếu muốn điều trị dứt điểm và nhanh chóng viêm thanh quản thì người bệnh nên tránh xa những chất có cồn và các chất kích thích như bia rượu, café,… Bởi lẽ các loại đồ uống trên có thể khiến bệnh nhân bị mất nước làm cho cổ họng thấy đau rát và mẩn đỏ.
Hạn chế đồ ăn đóng hộp
Theo các bác sĩ chuyên khoa các thực phẩm đóng hộp như: thịt bò, thịt trâu, thịt dê,... nên hạn chế trong các món ăn dành cho người bị viêm thanh quản. Thường xuyên sử dụng các loại thịt này trong bữa ăn hàng ngày sẽ khiến cho triệu chứng của thanh phế quản trở nên trầm trọng hơn. Trong mỗi bữa ăn bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm khác nhau từ các loại cá giàu chất dinh dưỡng như: cá hồi, cá thu, cá mòi,…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn nhiều thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thanh quản
4. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản?
Để phòng ngừa bệnh viêm phế quản bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
-
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, hay khi thời tiết trở lạnh thì việc đầu tiên cần làm là giữ ấm cổ họng. Vào những ngày như thế này bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc khăn len để tránh bị cảm lạnh dẫn tới viêm thanh quản.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu chất dinh dưỡng, kiêng tất cả các loại thức ăn gây đau rát cho cổ họng như: đồ chua, cay, nóng.
-
Khi đi ra ngoài, hay tiếp xúc với người khác bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp.
-
Trong công việc nếu phải thường xuyên giao tiếp với mọi người trong khoảng thời gian dài thì bạn nên sử dụng mic hoặc máy trợ giảng.
-
Khi tiếp xúc với bụi bẩn, nhất là khói bụi ngoài đường phải vệ sinh tai, mũi, họng, thường xuyên.
-
Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
-
Khi phát hiện ra các biểu hiện bất thường và nghi ngờ bị viêm thanh quản, ngoài chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý thì người bệnh nên chọn địa chỉ uy tín để thăm khám kịp thời.
Viêm thanh quản tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây ra nhiều triệu chứng khiến người bệnh khó chịu. Do đó, việc nắm được viêm thanh quản kiêng ăn gì sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, tránh nguy cơ tái phát bệnh.
Nếu bạn đang băn khoăn, tìm kiếm một địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín với đội ngũ y, bác sĩ chuyên nghiệp thì có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm và tận tâm tại đây sẽ mang lại sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng. Cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị, máy móc tân tiến, hiện đại, quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp sẽ giúp quá trình thăm khám, điều trị bệnh cho khách hàng đạt hiệu quả cao.
Khách hàng có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết và đặt lịch thăm khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!