Tin tức
Biến chứng tăng huyết áp có nguy hiểm không? Làm cách nào để phòng ngừa?
- 29/07/2024 | Tăng huyết áp kịch phát là gì: nguyên nhân và cách phòng ngừa
- 29/02/2024 | Tăng huyết áp cấp cứu là gì và biện pháp xử trí, điều trị
- 03/12/2024 | Trào ngược dạ dày có làm tăng huyết áp không? Cách phòng ngừa tăng huyết áp
1. Tăng huyết áp là gì? Đối tượng dễ mắc phải
Huyết áp là chỉ số cho biết áp lực bơm máu trong cơ thể. Số đo huyết được biểu diễn bằng đơn vị mmHg (hay cmHg) bao gồm 2 thành phần:
- Trị số huyết áp tâm thu nói lên khả năng bơm máu của tim;
- Trị số huyết áp tâm trương nói lên trương lực của động mạch để duy trì dòng máu chảy trong hệ thống mạch máu.
Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý trong đó trị số huyết áp lúc nghỉ cao hơn mức bình thường.
Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi
huyết áp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác, bao gồm:
- Người cao tuổi: Khi tuổi càng cao, thành mạch máu càng mất dần độ đàn hồi, dễ bị xơ cứng, dẫn đến tăng huyết áp;
- Người thừa cân hoặc béo phì: Lượng mỡ thừa trong cơ thể làm tăng áp lực lên tim và mạch máu, từ đó gây tăng huyết áp;
- Người ít vận động: Khiến khả năng đàn hồi của mạch máu giảm, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh;
- Người có tiền sử gia đình: Nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn trong trường hợp thành viên trong gia đình có người mắc tăng huyết áp;
- Người mắc các bệnh lý khác: Tiểu đường, bệnh thận mạn tính, rối loạn lipid máu, bệnh tuyến giáp, bệnh gút…;
- Người hút thuốc: Hút thuốc làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và tăng huyết áp;
- Người thường xuyên căng thẳng: Căng thẳng kéo dài làm tăng tiết hormone stress, gây co mạch và tăng huyết áp;
- Người ăn mặn: Lượng muối natri cao trong chế độ ăn làm tăng huyết áp;
- Người uống nhiều rượu bia: Rượu bia làm tăng huyết áp và gây tổn thương gan.
2. Biến chứng tăng huyết áp cần biết
Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong trường hợp tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát chặt chẽ, bao gồm:
Tim mạch:
- Động mạch vành: Đây là một trong những biến chứng tăng huyết áp phổ biến;
- Nhồi máu cơ tim: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên động mạch vành, gây xơ vữa động mạch, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu nuôi tim;
Nhồi máu cơ tim là một trong những biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm hàng đầu
- Suy tim: Tình trạng này xảy ra do tim phải làm việc quá sức để bơm máu đi nuôi cơ thể;
- Rối loạn nhịp tim: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của tình trạng tăng huyết áp, khiến nguy cơ đột tử tăng lên.
Não:
- Đột quỵ: Huyết áp cao làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não hoặc tắc mạch máu não, gây đột quỵ;
- Chứng mất trí nhớ: Tăng huyết áp làm giảm lưu lượng máu đến não, gây tổn thương tế bào thần kinh và dẫn đến chứng mất trí nhớ.
Thận:
- Suy thận mạn tính: Huyết áp cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận, gây suy giảm chức năng thận;
- Bệnh thận mạn tính: Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận mạn tính.
Mắt:
- Giảm thị lực: Biến chứng này đến từ việc mạch máu ở mắt bị tổn thương do tình trạng tăng huyết áp gây ra;
- Biến chứng võng mạc: Tổn thương mạch máu ở võng mạc có thể là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tình trạng mù lòa.
Mạch máu:
- Phình động mạch chủ: Huyết áp cao làm thành động mạch chủ bị giãn ra, có thể vỡ gây tử vong;
- Bệnh động mạch ngoại biên: Huyết áp cao gây hẹp các động mạch ở chân, tay, dẫn đến đau nhức, tê bì.
Các biến chứng khác:
Rối loạn cương dương: Ở nam giới, tăng huyết áp có thể gây rối loạn cương dương.
3. Biện pháp phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp
Để ngăn ngừa những biến chứng tăng huyết áp, bạn cần kết hợp một số biện pháp sau:
huyết áp hiệu quả:
- Dùng thuốc đều đặn: Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng thuốc;
- Theo dõi huyết áp thường xuyên: huyết áp tại nhà và đi khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát tình hình.
Điều chỉnh lối sống:
Chế độ ăn lành mạnh:
- Giảm muối: Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, đồ ăn nhanh;
- Tăng cường rau xanh, trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ;
- Ưu tiên thực phẩm giàu kali: Chuối, khoai tây, các loại đậu... giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể;
- Hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol: Tránh các loại thịt đỏ, mỡ động vật, đồ ăn nhanh.
Điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt để phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp hiệu quả
Tập thể dục đều đặn:
- Các bài tập nhẹ nhàng: Đi bộ, bơi lội, yoga... giúp giảm huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch;
- Duy trì thói quen tập luận: Các hoạt động thể chất cần được duy trì ít nhất 30 phút/ngày để đảm bảo hiệu quả;
- Giảm cân: Nhằm giảm áp lực lên tim;
- Bỏ hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp;
- Không sử dụng rượu bia: Đây là yếu tố gây ra tình trạng tăng huyết áp và gây tổn thương gan;
- Hạn chế tình trạng căng thẳng: Áp dụng các phương pháp thư giãn để giảm căng thẳng.
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác:
- Điều trị các bệnh kèm theo: Bao gồm các bệnh lý tiểu đường, bệnh thận, rối loạn lipid máu…;
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin về biến chứng tăng huyết áp và những biện pháp nhằm phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh lý này. Nếu người dân có nhu cầu tư vấn các thông tin liên quan hoặc thăm khám sức khỏe nói chung hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!