Tin tức

Bỏ túi mẹo chữa nghẹn cho người già hiệu quả, dễ áp dụng

Ngày 27/04/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Nghẹn khi ăn là một vấn đề phổ biến mà nhiều người cao tuổi phải đối mặt, gây lo lắng không nhỏ cho gia đình và người chăm sóc. Khi người già gặp phải tình trạng nghẹn, cần phải xử lý nhanh chóng và chính xác để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ chia sẻ một số mẹo chữa nghẹn cho người già hiệu quả, dễ áp dụng để bạn đọc tham khảo.

1. Vì sao người già khi ăn thường mắc nghẹn?

Mắc nghẹn khi ăn là vấn đề xảy ra khá thường xuyên ở người cao tuổi nhưng không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân gây mắc nghẹn ở người già là gì. Thực tế, tình trạng người cao tuổi thường xuyên mắc nghẹn khi ăn có thể do:

  • Suy giảm chức năng các cơ vùng hầu họng: Tình trạng này dẫn đến hiện tượng "thức ăn bị kẹt lại" ở thực quản khiến người già bị nghẹn, đặc biệt với những loại thực phẩm cứng hoặc khô.
  • Suy giảm phản xạ nuốt: Tốc độ dẫn truyền thần kinh bị chậm lại làm giảm độ nhạy của phản xạ nuốt. Điều này làm tăng nguy cơ mắc nghẹn, đặc azz
  • Mất răng, răng yếu, rối loạn nhai: Tình trạng này khiến người lớn tuổi không thể nhai kỹ thức ăn, gây cản trở ở hầu họng và thực quản.
  • Giảm tiết nước bọt: Nước bọt giúp bôi trơn thức ăn, khiến việc nuốt trở nên dễ dàng hơn. Lượng nước bọt ở người già giảm đáng kể khiến thức ăn dễ bị khô, khó nuốt, tăng nguy cơ mắc nghẹn.

Người cao tuổi dễ mắc nghẹn cho răng yếu, giảm tiết nước bọt

Người cao tuổi dễ mắc nghẹn cho răng yếu, giảm tiết nước bọt

2. Dấu hiệu nhận biết người già đang bị nghẹn

Mắc nghẹn ở người già có khá nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, tình trạng nghẹn khi ăn có thể dễ dàng nhận biết thông qua những biểu hiện bên ngoài, cụ thể như:

2.1. Cảm giác khó nuốt, vướng trong cổ họng

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc bị nghẹn khi ăn là cảm giác khó nuốt như thể thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng. Khi đó, người lớn tuổi thường nói rằng họ cảm thấy "vướng" hoặc "nặng" khi nuốt, điều này xuất hiện ngay khi thức ăn chưa được nuốt trọn vẹn hoặc khi họ cảm thấy thức ăn không xuống được. 

2.2. Ho hoặc khạc liên tục trong khi ăn

Khi có dấu hiệu nghẹn, người già thường sẽ ho hoặc khạc để cố gắng đẩy thức ăn ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và không có sự thuyên giảm thì có thể tình trạng nghẹn đang khá nghiêm trọng.

2.3. Cảm thấy khó thở sau khi ăn

Một dấu hiệu nghiêm trọng của nghẹn là tình trạng khó thở hoặc thở khò khè sau khi ăn. Khi thức ăn bị tắc nghẽn trong họng hoặc thực quản, nó có thể khiến không khí không thể lưu thông một cách bình thường, dẫn đến khó thở

Cảm thấy khó thở khi ăn là dấu hiệu cho thấy người cao tuổi bị nghẹn

Cảm thấy khó thở khi ăn là dấu hiệu cho thấy người cao tuổi bị nghẹn

2.4. Tự động ngừng ăn và không tiếp tục bữa ăn

Nếu người già thường xuyên ngừng ăn giữa bữa vì cảm giác nghẹn hoặc khó chịu khi ăn, đó là dấu hiệu cho thấy họ đang gặp vấn đề trong việc nuốt. Người bệnh có thể ngừng ăn vì sợ bị nghẹn hoặc vì cảm thấy không thể nuốt được thức ăn một cách dễ dàng.

3. Gợi ý mẹo chữa nghẹn cho người già cực hiệu quả

Tùy vào từng trường hợp và mức độ nghẹn khác nhau mà sẽ có mẹo chữa nghẹn cho người già phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả, dễ thực hiện bạn đọc có thể tham khảo:

3.1. Chữa nghẹn khi người già bất tỉnh

Khi người già bị bất tỉnh do nghẹn, đầu tiên bạn cần gọi cấp cứu hoặc được đến cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, bạn cần nắm được cách sơ cứu tạm thời. Có hai phương pháp chữa nghẹn cho người già khi bất tỉnh bạn có thể thực hiện là:

Cách 1: Xử lý khi người già bị bất tỉnh nằm nghiêng

Khi người già bị nghẹn và bất tỉnh, việc xử lý càng cần phải nhanh chóng và cẩn thận. Đầu tiên, bạn cần để người già nằm nghiêng một bên để tránh thức ăn bị tắc nghẽn rơi vào khí quản. Sau đó, dùng ngón tay ấn nhẹ vào lưỡi người bệnh, giúp mở đường thở. Cùng lúc đó, dùng tay còn lại vỗ mạnh vào vùng lưng trên của họ khoảng 5 lần để đẩy vật cản ra ngoài.

Cách 2: Phương pháp Heimlich trong trường hợp người già bất tỉnh

Nếu người già không thể ho hoặc đã bất tỉnh hoàn toàn, bạn cần thực hiện một động tác mạnh mẽ hơn. Để họ nằm ngửa, đầu ngả ra phía sau để làm thông đường thở. Hai bàn tay của bạn đan chặt và đặt lên bụng nạn nhân, đẩy mạnh 5 lần theo hướng vào trong và lên trên. Phương pháp này giúp tạo lực đẩy cần thiết để tống thức ăn hoặc vật cản ra khỏi đường thở.

Heimlich là nghiệm pháp chữa nghẹn cho người già hiệu quả được khuyên áp dụng

Heimlich là nghiệm pháp chữa nghẹn cho người già hiệu quả được khuyên áp dụng

3.2. Chữa nghẹn khi người già vẫn còn tỉnh táo

Trong trường hợp người cao tuổi vẫn còn tỉnh táo, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Cách 1: Khuyến khích ho và vỗ lưng

Khi người già bị nghẹn mà vẫn còn tỉnh táo, cách đơn giản và hiệu quả đầu tiên là động viên họ ho mạnh. Bạn có thể giúp họ bằng cách để người già ngồi thẳng, hơi cúi người về phía trước. Đồng thời, bạn nên vỗ mạnh vào lưng trên của họ khoảng 5 lần để tạo áp lực giúp thức ăn hoặc vật cản bị nghẹn rơi ra ngoài. Cách này giúp mở rộng đường thở và giảm bớt sự tắc nghẽn trong họng.

Khuyến khích người cao tuổi ho mạnh để đẩy thức ăn ra ngoài

Khuyến khích người cao tuổi ho mạnh để đẩy thức ăn ra ngoài

Cách 2: Áp dụng phương pháp Heimlich nhẹ nhàng

Nếu cách ho không hiệu quả, bạn có thể thử phương pháp Heimlich để giúp đẩy vật cản ra ngoài. Đặt hai tay của bạn ôm ngang bụng người già từ phía sau, rồi siết mạnh vào bụng trên theo chiều hướng lên, tạo áp lực giúp đẩy vật cản ra khỏi khí quản. Lặp lại động tác này vài lần cho đến khi thức ăn hoặc vật bị nghẹn được đẩy ra ngoài.

3.3. Chữa nghẹn với thức ăn đặc, nhầy, dính

Khi người già bị nghẹn thức ăn đặc như bánh trôi, bánh gạo, bánh dày… sẽ khó khăn hơn trong việc xử lý, do tính đặc và độ dính của thức ăn. Trong trường hợp này, bạn cần để người già nằm nghiêng, sau đó sử dụng hai ngón tay hoặc kẹp để nhẹ nhàng móc thức ăn bị tắc ra khỏi họng. Mục đích là tạo khe hở trong họng, giúp phục hồi chức năng hô hấp và làm thông đường thở một cách nhanh chóng.

4. Làm thế nào để khắc phục nghẹn ở người cao tuổi?

Để giảm thiểu nguy cơ nghẹn, người chăm sóc có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả sau:

  • Sử dụng thức ăn mềm và dễ nuốt: Các món cháo, súp, hay các món hầm nhừ là sự lựa chọn lý tưởng, đặc biệt là với người răng yếu.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì cho người cao tuổi ăn một bữa lớn, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Điều này giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và hạn chế việc nghẹn khi nuốt.
  • Uống đủ nước: Người cao tuổi cần uống đủ nước trong ngày, đặc biệt là khi ăn, để hỗ trợ việc nuốt thức ăn. Hãy khuyến khích họ uống nước thường xuyên, nhất là khi ăn các món khô hoặc cứng.
  • Tạo thói quen ăn uống đúng cách: Người cao tuổi nên ăn uống trong tư thế ngồi thẳng, không nằm hoặc cúi người khi ăn. Việc này giúp tránh tình trạng thức ăn rơi vào đường thở, từ đó giảm thiểu nguy cơ nghẹn.

Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày hay vì cho người cao tuổi ăn một bữa lớn

Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì cho người cao tuổi ăn một bữa lớn

Trên đây là những mẹo chữa nghẹn cho người già nhanh chóng, hiệu quả bạn đọc có thể áp dụng. Với những chia sẻ này, mong bạn sẽ biết cách xử lý sự cố, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ bị nghẹn ở người cao tuổi. Nếu cần tư vấn thêm về dinh dưỡng hoặc thăm khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, Quý khách có thể liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn thêm và đặt lịch khám trước qua Tổng đài 1900 56 56 56.  MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại sẽ đáp ứng được các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi khách hàng. 

Từ khoá: mất răng

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ