Tin tức

Bỏ túi mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần biết

Ngày 24/03/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Vặn mình là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, rất dễ gặp ở những tháng đầu sau sinh. Nếu vặn mình quá nhiều, trẻ rất dễ ngủ không sâu giấc. Lo lắng về tình trạng này, không ít mẹ đã tìm kiếm mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh nhằm giúp con giảm bớt sự khó chịu. Vậy những mẹo đó là gì, đem lại hiệu quả ra sao, mẹ có thể tìm hiểu chia sẻ sau đây để có được thông tin cần thiết cho mình.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vặn mình

Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình nhiều trong những tháng đầu đời thường là do:

- Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị kích thích bởi môi trường xung quanh. Khi có tiếng động mạnh hoặc thay đổi tư thế, trẻ có thể phản xạ bằng cách vặn mình.

- Vấn đề về tiêu hóa như bị đầy hơi, đau bụng do nuốt phải quá nhiều khí khi bú, hệ tiêu hóa chưa hoàn toàn phát triển, dị ứng với thành phần trong sữa công thức,...

- Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

- Tiếng ồn, ánh sáng mạnh gây kích thích, khiến trẻ vặn mình.

- Thiếu canxi hoặc vitamin D khiến hệ cơ và thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng.

- Nguyên nhân khác như quần áo quá chật, tã ướt, môi trường ngủ quá nóng hoặc quá lạnh,...

Nuốt phải nhiều hơi khi bú sữa có thể khiến trẻ khó tiêu và ngủ vặn mình

Nuốt phải nhiều hơi khi bú sữa có thể khiến trẻ khó tiêu và ngủ vặn mình

2. Các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

Mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh được lưu truyền từ xưa đến nay với nhiều cách khác nhau. Trong đó, có những mẹo được nhiều mẹ lựa chọn bởi dễ áp dụng và tính an toàn khi được thực hiện đúng cách như:

2.1. Massage bằng dầu dừa hoặc dầu tràm

Massage nhẹ nhàng giúp bé thư giãn, giảm căng thẳng cơ và hỗ trợ lưu thông máu. Vì vậy, nhiều mẹ đã chọn mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng cách dùng một ít dầu dừa hoặc dầu tràm xoa vào lòng bàn tay, sau đó massage nhẹ từ lưng xuống chân trẻ, đặc biệt là vùng bắp chân và bàn chân, trước khi trẻ ngủ.

Việc massage giúp trẻ giảm vặn mình ở trẻ sơ sinh sẽ hiệu quả hơn khi thực hiện trong môi trường phù hợp. Mẹ nên chọn không gian sạch sẽ, ấm áp và thực hiện khi bé đang thoải mái, tránh lúc con căng thẳng hay kích động để đạt hiệu quả thư giãn tối đa.

Massage trước khi ngủ là mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả

Massage trước khi ngủ là mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả

2.2. Điều chỉnh tư thế và môi trường ngủ

Tư thế ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và tình trạng vặn mình của trẻ. Vì thế, nếu thấy con vặn mình nhiều, mẹ có thể đặt bé nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa, đầu hơi nghiêng về một bên để tránh sặc sữa và quấn chăn không quá chặt để trẻ được ngủ thoải mái.

Việc tạo môi trường ngủ cho trẻ cũng rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng giật mình. Mẹ nên cho con ngủ ở phòng có ánh sáng dịu nhẹ, yên tĩnh đồng thời lên lịch ngủ để cho con đi ngủ đúng giờ, tránh để trẻ gắt ngủ. Trước khi ngủ, mẹ hãy tạo cho con có thói quen nghe hát ru hoặc đọc truyện để trẻ được thư giãn, dễ chìm vào giấc ngủ.

2.3. Điều chỉnh dinh dưỡng của mẹ

Trong giai đoạn đầu đời, sự phát triển nhanh chóng của hệ xương rất dễ làm tăng nhu cầu và gây thiếu canxi, vitamin D ở trẻ, nhất là trẻ bú mẹ hoàn toàn. Vì thế, khi trẻ bị vặn mình thường xuyên, mẹ cũng nên xem lại chế độ ăn của mình để tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi như: sữa, chế phẩm từ sữa, cua, tôm, cá hồi, rau xanh đậm,... để tăng dinh dưỡng cho nguồn sữa dành cho con bú.

3. Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh dù thường không quá nguy hiểm nhưng cũng gây nên nhiều lo lắng cho phụ huynh. Các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh được truyền lại qua nhiều thế hệ có thể giúp trẻ giảm bớt cảm giác khó chịu, giúp cha mẹ có tâm lý yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc trẻ nhưng chưa có minh chứng khoa học về hiệu quả và tính an toàn.

Việc áp dụng mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh cần được thực hiện một cách cẩn trọng, luôn theo dõi phản ứng của trẻ để đảm bảo con đang được chăm sóc an toàn. Nếu mẹ chưa tìm ra đúng nguyên nhân gây vặn mình ở trẻ để áp dụng biện pháp phù hợp thì việc thực hiện những mẹo này cũng rất khó đem lại hiệu quả. 

Trẻ sơ sinh vặn mình quá nhiều nên được bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân

Trẻ sơ sinh vặn mình quá nhiều nên được bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân

Trường hợp trẻ vặn mình kèm theo các dấu hiệu bất thường sau, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa:

- Trẻ vặn mình quá nhiều, quấy khóc kéo dài.

- Có dấu hiệu còi xương, rụng tóc vành khăn.

- Trẻ không tăng cân hoặc chậm phát triển.

- Trẻ bị vặn mình kèm sốt trên 38 độ C.

- Trẻ đột ngột bỏ bú và có cảm giác khó chịu.

- Trẻ bị khó thở, thở nhanh, thở không đều.

- Trẻ lơ mơ, không phản ứng khi được gọi hay chạm vào.

Việc cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp trẻ được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây vặn mình do sinh lý hay vấn đề về sức khoẻ và có biện pháp can thiệp y tế cho những trường hợp cần thiết. 

Không những thế, bác sĩ còn hướng dẫn cha mẹ cách theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho trẻ để đảm bảo trẻ hồi phục hoàn toàn và không có nguy cơ tái diễn tình trạng này trong tương lai. Bằng cách này, cha mẹ sẽ yên tâm chăm sóc con, sức khỏe của trẻ sẽ được đảm bảo an toàn.

Nếu trẻ gặp phải các vấn đề sức khỏe bất thường hoặc các dấu hiệu cần thăm khám như đã đề cập ở trên, cha mẹ có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56. Bằng cách này, cha mẹ sẽ tìm ra được nguyên nhân gây nên vấn đề ở trẻ và biết cách xử trí hiệu quả nhất.

Bình luận (0)

Đăng ký để bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ