Tin tức

Bụng bầu ngồi có ngấn không và bụng mẹ bầu thay đổi như nào khi mang thai?

Ngày 05/01/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Mang thai sẽ khiến cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi. Đặc biệt, vòng bụng sẽ to lên theo thời gian, nhất là vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Sự thay đổi về hình dáng bụng bụng ở giai đoạn đầu mang thai thường không rõ nét nên rất dễ nhầm lẫn với việc béo bụng do tăng cân. Chính vì vậy không ít chị em vẫn tự hỏi bụng bầu ngồi có ngấn không?

1. Hình dáng và kích thước bụng bầu tại thời điểm mang thai

Một số trường hợp, mẹ bầu sẽ nghĩ việc tăng kích thước vòng bụng khi mang thai sẽ giống như béo bụng. Do đó sẽ xuất hiện những câu hỏi như bụng bầu ngồi có ngấn không. Tuy nhiên, qua từng tháng, với tốc độ lớn lên của thai nhi, bụng mẹ sẽ to lên rõ rệt với kích thước khác nhau hoàn toàn khác so với bụng tích mỡ.

1.1. Bụng bầu ở tháng đầu tiên

Ở tháng đầu tiên mang thai, bụng của người mẹ vẫn chưa có sự thay đổi nhiều. Thai ở tháng đầu mới chỉ là túi ối có đường kính từ 3-5mm. Chính vì vậy, lúc này mẹ thường vẫn chưa cảm nhận được sự xuất hiện của thai nhi.

1.2. Bụng bầu ở tháng thứ 2

Bước sang tháng thứ 2, cơ thể người mẹ đã bắt đầu xuất hiện những triệu chứng thông báo việc mang thai như mệt mỏi, nôn nghén. Từ tháng thứ 2, chiều dài thai từ 1 - 1.6cm. Kích thước tử cung đã tăng lên tuy nhiên vẫn không có quá nhiều sự thay đổi so với tháng đầu tiên. Vì vậy, kích thước vòng bụng của mẹ vẫn đang như lúc bình thường chưa mang thai.

1.3. Bụng bầu ở tháng thứ 3

Mang thai cuối tháng thứ 3, chiều dài thai nhi đã đạt 5.4 - 6cm. Thời điểm này, hình dáng thai nhi đã gần như hoàn thiện. Vòng bụng của mẹ bầu cũng đã bắt đầu thay đổi, có thể cảm nhận rõ hơn về sự tăng kích thước bụng ở giai đoạn mang thai này.

Mang thai ở tháng thứ 3 đã có sự thay đổi nhẹ về vòng bụng

Mang thai ở tháng thứ 3 đã có sự thay đổi nhẹ về vòng bụng

1.4. Thay đổi của bụng bầu ở tháng 4

So với tháng thứ 3, chiều dài em bé vào tháng thứ 4 đã tăng gần như gấp đôi. Lúc này, bạn đã có thể dễ dàng quan sát chiếc bụng bầu với phần nhô lên khá rõ rệt.

1.5. Mang thai ở tháng thứ 5

Tháng thứ 5 thai nhi đã có sự thay đổi vượt trội về cả chiều dài và cân nặng. Kích thước tử cung sẽ tăng lên theo sự lớn lên của em bé trong bụng. Bụng của mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 sẽ to bằng cỡ trái bưởi. Mẹ bầu cũng sẽ cảm nhận rõ ràng hơn những lần chuyển động của thai nhi ở trong bụng.

1.6. Bụng bầu tháng thứ 6

Bụng của mẹ bầu ở tháng thứ 6 đã to rõ và nhô lên phía trước hơn rất nhiều. Mẹ nên mặc những trang phục rộng rãi, tạo cảm giác thoải mái và dễ dàng hơn khi vận động.

1.7. Bụng bầu tháng thứ 7

Bước sang tháng thứ 7 mang thai, kích thước vòng bụng của mẹ đã có thể lớn bằng một quả dứa to. Đây là thời điểm mẹ bắt đầu cảm thấy nặng nề hơn, việc vận động diễn ra khá khó khăn.

Hình dáng bụng bầu ở tháng thứ 7 rất dễ nhận biết

Hình dáng bụng bầu ở tháng thứ 7 rất dễ nhận biết

1.8. Thai kỳ tháng thứ 8

Thời điểm này, các bộ phận và cơ quan của em bé đã có sự hoàn thiện nhất định. Trọng lượng thai kỳ trong thời kỳ này đạt từ 1.7kg- 2.3kg và bụng mẹ cũng đã lớn hơn nhiều.

1.9. Thai kỳ tháng thứ 9

Tháng thứ 9 là những ngày cuối của hành trình mang thai. Ở giai đoạn mang thai này, trọng lượng của em bé sẽ đạt khoảng 2.5 - 3.5kg. Kích thước em bé tăng lên sẽ khiến cho vòng bụng của mẹ tăng lên đáng kể. Bụng của mẹ bầu vào tháng thứ 9 sẽ trông giống như một quả dưa hấu tròn và nặng.

2. Bụng bầu ngồi có ngấn không?

Có thể thấy, kích thước vòng bụng của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi dần trong suốt hành trình 9 tháng mang thai. Qua từng tháng, kích thước vùng bụng sẽ có sự khác biệt. Vì vậy, bụng bầu ngồi có ngấn không cũng sẽ cần dựa vào từng thời điểm mang thai và cơ địa của mỗi người để có câu trả lời chính xác nhất.

Vào 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi còn nhỏ nên kích thước vòng bụng của mẹ chưa có sự thay đổi nhiều. Đối với những mẹ bầu cơ địa béo, thừa cân trước đó thì ở giai đoạn này, khi ngồi xuống sẽ thấy ngấn bụng.

Vào 3 tháng giữa, kích thước vòng bụng của mẹ đã lớn hơn rất nhiều. Thời điểm này, khi ngồi xuống mẹ bầu sẽ không thể thấy được ngấn bụng. Càng về những tháng cuối của thai kỳ, bụng mẹ bầu sẽ to lên khiến cho việc đi lại, vận động khó khăn. Thời điểm này sẽ hoàn toàn không có ngấn bụng xuất hiện khi ngồi xuống.

Bụng bầu ngồi xuống có ngấn không sẽ phụ thuộc vào cơ địa và thời điểm mang thai

Bụng bầu ngồi xuống có ngấn không sẽ phụ thuộc vào cơ địa và thời điểm mang thai

3. Bụng mỡ và bụng đã mang thai khác nhau ở điểm nào?

Vì quá trình thay đổi kích thước vòng bụng sau khi mang thai diễn ra dần theo từng tháng. Chính vì vậy, không ít chị em bị lầm tưởng mình bị tăng cân, dẫn đến béo bụng chứ không phải đang có bầu. 

Bụng bầu sẽ không có nhiều sự thay đổi trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Với những chị em cơ địa béo bụng, việc nhận biết có bầu thông qua sự thay đổi về kích thước vòng bụng sẽ hay bị nhầm lẫn. Chính vì vậy, việc nhầm lẫn rất dễ xảy ra giữa béo bụng và bụng mang thai.

Tuy nhiên, bước sang những tháng tiếp theo, kích thước và hình dáng bụng bầu sẽ có những sự thay đổi rõ rệt hơn. Bụng bầu sẽ trở nên cứng, tròn hơn so với bình thường. Ngược lại, bụng mỡ sẽ bị nhão, chảy xệ và ngồi xuống sẽ xuất hiện ngấn rõ ràng.

Khi thời gian mang thai bước sang tam cá nguyệt thứ 3, bụng bầu sẽ có dấu hiệu bị ngứa và xuất hiện rạn da. Đây là dấu hiệu hoàn toàn khác biệt với tình trạng béo bụng.

Bụng mỡ và bụng mang thai ở nữ giới ở những tháng đầu thai kỳ thường khó phân biệt

Bụng mỡ và bụng mang thai ở nữ giới ở những tháng đầu thai kỳ thường khó phân biệt

4. Cải thiện tình trạng bụng mỡ ở phụ nữ mang thai

Việc mang thai kết hợp với mỡ bụng sẽ khiến cho mẹ bầu trở nên xồ xề, nặng nề và khó khăn trong việc lựa chọn trang phục. Để khắc phục tình trạng bụng mỡ ở phụ nữ mang thai, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Không ăn quá nhiều trong một bữa: Thay vì ăn 3 bữa chính khi mang thai mẹ bầu nên chia nhỏ ra các bữa ăn phụ. Điều này hạn chế tình trạng tăng cân, tích mỡ ở bụng. Đồng thời, chia nhỏ bữa ăn cũng giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, giảm bớt áp lực lên vùng bụng.
  • Ưu tiên ăn các thực phẩm chứa nhiều protein và chất xơ: Bổ sung protein đúng cách sẽ giúp mang đến cơ thể săn chắc. Bên cạnh đó, ăn tăng cường chất xơ như rau củ quả, trái cây sẽ giúp tăng cường đề kháng, giảm việc tích tụ mỡ thừa.

Ưu tiên thực phẩm chứa nhiều protein và chất xơ

Ưu tiên thực phẩm chứa nhiều protein và chất xơ

  • Hạn chế đường và các thức ăn nhiều dầu mỡ: Các mẹ bầu nên hạn chế bổ sung thực phẩm có chứa hàm lượng đường quá cao và thức ăn nhiều dầu mỡ. Điều này sẽ tránh việc tăng cân quá nhanh và giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Vận động khoa học: Việc luyện tập thể dục với cường độ và những bài tập phù hợp trong quá trình mang thai vừa giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, vừa hạn chế việc béo phì, tăng cân quá mức.

Như vậy, bụng bầu ngồi có ngấn không đã được giải đáp chi tiết trong bài. Thông thường, bụng bầu khi ngồi xuống sẽ không xuất hiện ngấn. Tuy nhiên, với các trường hợp béo bụng khi mang thai ở những tháng đầu tiên, tình trạng xuất hiện ngấn khi ngồi xuống vẫn có thể xảy ra. Tốt nhất, để xác định chính xác và được bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để kiểm tra xem mình có mang thai không. 

Nếu không tiện đến viện, Quý khách cũng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm beta HCG tại nhà của MEDLATEC để xác định bản thân có đang mang thai hay không. Để đặt lịch xét nghiệm hoặc lịch khám trước, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ