Tin tức
Bướu huyết thanh là gì? Có nguy hiểm không?
- 06/02/2023 | Bé sơ sinh bị sôi bụng kèm nôn trớ là dấu hiệu của bệnh gì?
- 02/02/2023 | Trẻ sơ sinh có nên nằm điều hòa không? Mẹ cần lưu ý gì?
- 04/02/2023 | Chăm bé sơ sinh vừa chào đời như thế nào?
1. Bướu huyết thanh là gì?
Bướu huyết thanh là tình trạng da đầu trẻ sơ sinh bị sưng phù nề sau sinh. Chúng thường xuất hiện dưới dạng khối u hoặc một khối sưng ngay trên đầu, không gây ảnh hưởng đến xương sọ hay não bộ của trẻ nhưng có thể gây nên những biến chứng khác sau này nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết khá đơn giản. Trên đầu trẻ xuất hiện một khối phình ra ngay sau khi sinh. Chỗ phình này có thể mềm, hơi sưng. Về sau, khối sưng dưới da bị vôi hóa, cứng hơn. Quá trình vôi hóa theo thời gian sẽ giúp khối sưng u nhỏ dần và biến mất mà không cần phải can thiệp.
Bướu huyết thanh là khối sưng trên đầu trẻ sơ sinh
2. Nguyên nhân gây bướu huyết thanh
Bướu huyết thanh hình thành do nhiều nguyên nhân. Người ta cũng xác định được những yếu tố có nguy cơ cao gây tình trạng này:
Những nguyên nhân gây bướu huyết thanh
Nguyên nhân chính gây ra bướu huyết thanh chủ yếu là do tác động vật lý lên đầu trẻ sơ sinh. Nguyên do là áp lực từ vùng chậu của người mẹ khi sinh và áp lực khi đi qua ống âm đạo. Cũng có trường là hợp u huyết thanh là bướu máu hình thành trên đầu trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ. Do áp lực từ vùng chậu lên vùng sọ của thai nhi.
Những yếu tố rủi ro có nguy cơ cao gây bướu huyết thanh
Một số yếu tố rủi ro có thể gây bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh phải kể đến là:
- Vỡ ối sớm gây khó khăn cho việc chuyển dạ sau đó.
- Lượng nước ối quá ít cũng khiến cho quá trình sinh nở gặp nhiều khó khăn, tăng nguy cơ gây rủi ro cho trẻ sơ sinh, nhất là bướu huyết thanh.
- Sinh con lần đầu: những phụ nữ sinh con lần đầu, sinh khó, xương vùng chậu bé cũng tăng nguy cơ gây rủi ro cho trẻ sơ sinh.
- Co thắt Braxton-Hicks khiến tử cung căng cơ quá mức, gây áp lực lên vùng đầu của trẻ khi sinh.
- Thời gian quá trình chuyển dạ kéo dài càng tăng áp lực lên đầu trẻ khi sinh, nhất lá áp lực ở vùng chậu, ống tử cung.
- Vị trí thai nhi không thuận, mặt quay về sau, đầu không hướng xuống dưới khiến cho quá trình chuyển dạ gặp khó khăn, tăng áp lực lên vùng đầu trẻ.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ như “kẹp” cũng là nguy cơ gây bướu huyết thanh ở đầu trẻ sau khi sinh.
- Thai nhi quá to khiến cho việc chuyển dạ gặp khó khăn, khó đi qua vùng chậu.
Cũng có trường hợp do gây tê màng cứng, phần dưới của mẹ bị tê liệt nên không thể tạo áp lực đẩy thai nhi ra ngoài, làm tăng nguy cơ gây bướu huyết thanh cho trẻ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bướu huyết thanh ở trẻ
3. Bướu huyết thanh nguy hiểm thế nào?
Thông thường, bướu huyết thanh không gây nguy hiểm và có thể tiêu biến theo thời gian mà không cần tác động. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng u bướu này sẽ cần phải có tác động ngoại khoa để điều trị. Nếu không sẽ gây nên những tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:
Gây vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là tình trạng khá phổ biến với những trẻ bị bướu huyết thanh. Nguyên nhân là do bướu huyết thanh làm tăng lượng bilirubin trong máu. Tình trạng vàng da sẽ được cải thiện khi được điều trị đúng hướng.
Gây thiếu máu
Sự hình thành của u bướu huyết thanh khiến cho sự tuần hoàn của máu trong cơ thể bị ảnh hưởng, nhất là tình trạng chảy máu tạo thành u khiến cho tế bào hồng cầu bị giảm. Bướu huyết thanh càng lớn thì tình trạng thiếu máu càng trầm trọng.
Bướu huyết thanh có thể gây vàng da, thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một biến chứng của bướu huyết thanh khi không được điều trị kịp thời. Vị trí hình thành bướu huyết thanh bị vi khuẩn tấn công khiến khu vực này nhiễm trùng. Tình trạng này thường xuất hiện khá sớm, ngay trong tuần đầu sau khi sinh. Trẻ sẽ có những dấu hiệu như: sốt, u huyết thanh sưng to, có thể chảy dịch bất thường. Đây là tình trạng nguy hiểm, trẻ cần được khám và điều trị ngay.
Gây rụng tóc
Bướu huyết thanh lâu ngày sẽ khiến vùng mô xung quanh bị chết gây rụng tóc. Tình trạng rụng tóc có thể hết sau một thời gian nhưng cũng có trường hợp phải rất lâu mới phục hồi.
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh phải được theo dõi và điều trị sớm
4. Điều trị bướu huyết thanh như thế nào?
Việc chẩn đoán bướu huyết thanh không cần phải làm xét nghiệm ngoài kiểm tra thể chất bên ngoài. Dấu hiệu của u bướu rất rõ ràng ở bên ngoài. Trường hợp trẻ có các dấu hiệu bất thường khác liên quan đến bên trong hoặc tổn thương sâu thì cần làm xét nghiệm thêm để lấy căn cứ điều trị sau này.
Bướu huyết thanh ở dạng thông thường thì gần như không cần điều trị hay tác động gì. Khối sưng, u sẽ biến mất sau ngày ngày sau sinh. Vài trường hợp khối sưng dần vôi hóa và mất dần sau 2-6 tuần sau khi sinh. Với những trường hợp trẻ bị thiếu máu do bướu huyết thanh thì có thể truyền máu. Tuy nhiên, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường như bướu sưng to hơn, sốt, trẻ quấy khóc thì cần phải đưa vào viện cấp cứu để điều trị gấp.
Bướu huyết thanh chỉ là một trong những rủi ro trong quá trình sinh nở không đảm bảo an toàn. Để tránh mọi rủi ro không đáng có và có thể chủ động lường trước được, mẹ bầu cần được thăm khám thai đầy đủ, theo dõi sức khỏe trước sinh và thực hiện các phương pháp khám, chẩn đoán trước sinh để lựa chọn phương pháp sinh nở an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là một địa chỉ đáng tin cậy được nhiều phụ huynh lựa chọn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, khang trang, đây là nơi mang đến sự an tâm tuyệt đối cho bạn và người thân.
Để được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!