Tin tức

Chăm bé sơ sinh vừa chào đời như thế nào?

Ngày 04/02/2023
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Chăm sóc và nuôi dạy trẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, hành trình này lại càng khó khăn hơn. Dưới đây, chuyên gia sẽ hướng dẫn các bà mẹ cách chăm bé sơ sinh vừa chào đời để bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. 

1. Cách chăm bé sơ sinh 1 tuần tuổi

Trong tuần tuổi đầu tiên, bé cần được chăm sóc đặc biệt để tránh tối đa những rủi ro về sức khỏe. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh của bé sẽ đang tập thích nghi với môi trường mới, do đó, bé ngủ rất nhiều, gần như bé chỉ thức khi ăn và khi đi vệ sinh. Trong quá trình chăm bé sơ sinh 1 tuần tuổi, cha mẹ cần lưu ý những điều sau: 

Mẹ cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh

- Cần giữ ấm cho trẻ: 

Nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ trong bụng mẹ. Khi chưa quen với nhiệt độ môi trường mới nên bé rất dễ bị hạ thân nhiệt, vì thế, mẹ cần chú ý đến việc giữ ấm cho trẻ. 

Có thể cho trẻ nằm cạnh mẹ đề truyền hơi ấm từ mẹ sang con và giúp “nuôi dưỡng” tình mẫu tử thiêng liêng. Hơn nữa, khi nằm cạnh bé, mẹ sẽ nhận biết sớm những phản ứng bất thường của con và xử trí kịp thời. Ngược lại, nếu không được giữ ấm và dẫn đến hạ thân nhiệt, bé sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. 

- Chú ý đến cân nặng của bé: 

Ở giai đoạn này, cân nặng của bé có thể bị giảm từ 5 đến 10% so với cân nặng lúc mới sinh. Nguyên nhân là do dạ dày còn nhỏ và bé chỉ uống được rất ít sữa trong những ngày đầu. Tuy nhiên, mẹ không nên lo lắng quá. Có thể cải thiện tình trạng này bằng cách cho bé bú nhiều hơn, bất cứ khi nào bé cảm thấy đói. Mẹ không nhất thiết phải tuân thủ theo giờ giấc nhất định. Các bà mẹ cũng cần biết rằng, sữa non chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa và bệnh viêm phổi

- Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Thay tã cho trẻ cần thực hiện thường xuyên và là vấn đề mà bất cứ bà mẹ nào cũng cần lưu ý. Khi chọn tã cho con, mẹ có thể lựa chọn tã vải hoặc tã giấy. Với tã vải, cần lựa chọn loại tã được làm từ vải cotton mềm và có khả năng thấm hút tốt. Về tã giấy, nên chọn loại vừa vặn với bé và có khả năng chống ngứa và hăm.  

Mẹ nên thực hiện thay ra ngay sau khi bé đi vệ sinh. Lưu ý, cần vệ sinh vùng kín cho bé bằng khăn mềm ấm và lau theo hướng từ trước ra sau. Đồng thời có thể tham khảo chuyên gia về việc bôi kem chống hăm trước khi quấn tã mới cho trẻ.

- Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh:

Trẻ cần được chăm sóc rốn mỗi ngày. Nếu chăm sóc cuống rốn không tốt, sẽ gây ra nhiễm trùng vì đây là một dạng vết thương hở. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể về các bước chăm sóc rốn cho trẻ:

+ Các bà mẹ cần rửa tay bằng cồn 90 độ trước khi vệ sinh cuống rốn cho trẻ.

+ Tháo băng rốn và quan sát có hiện tượng bất thường như chảy dịch mủ, chảy máu hay mùi hôi khó chịu hay không.

+ Lau sạch rốn bằng bông gòn với nước muối sinh lý. Sau đó thấm khô phần cuống và chân rốn.

+ Dùng nước muối sinh lý để sát trùng vùng quanh rốn.

+ Mẹ có thể để hở rốn hoặc che một lớp gạc mỏng đã được vô trùng lên rốn trẻ.

+ Lưu ý khi quấn tã, thay tã, tránh để nước tiểu hay phân của trẻ làm bẩn vùng rốn.

- Cần liên hệ sớm với bác sĩ khi trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường như vàng da, chậm đi ngoài phân su, trẻ hay bị sặc khi bú, da tím tái, khóc nhiều,…

2. Hướng dẫn mẹ cách chăm bé sơ sinh 2 tuần tuổi

Khi trẻ bước sang tuần tuổi thứ 2, cha mẹ cần chú ý những điều sau:  

- Cân nặng của bé đã tăng rõ rệt so với lúc mới sinh. Lúc này, mẹ cần cho con bú thường xuyên hơn, khoảng 2-3 giờ/ cữ bú. Trong trường hợp, mẹ bị thiếu sữa, cần liên hệ đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. 

Mẹ nên cho con bú nhiều hơn khi bước sang tuần tuổi thứ 2

Mẹ nên cho con bú nhiều hơn khi bước sang tuần tuổi thứ 2

- Những thay đổi về da: Phần lớn tình trạng vàng da sinh lý của trẻ ở giai đoạn này đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này không giảm mà còn nghiêm trọng hơn, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. 

3. Cách chăm sóc bé sơ sinh 3 tuần tuổi

Khi đạt mốc 3 tuần tuổi, trẻ sẽ phản xạ tốt hơn, có thể nằm sấp và nâng đầu lên. Khi chăm bé sơ sinh ở giai đoạn này, mẹ cũng cần lưu ý: 

- Hỗ trợ để bé có thể nâng đầu lên càng nhiều càng tốt. Tránh tình trạng để bé nằm ngửa nhiều khiến đầu bị bẹp. 

- Khả năng tập trung và ghi nhớ của trẻ phát triển rất nhanh. Lúc này, trẻ thường có biểu hiện là nhìn chăm chú vào những món đồ trong tầm nhìn. Tuy nhiên, trẻ lại không muốn chơi đùa vào thời điểm này. Nếu thấy trẻ khóc thường xuyên, thậm chí khóc liên tục hàng giờ, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm. 

- Bé có thể xuất hiện những mụn đỏ, mụn trắng, phát ban,… do hệ tuần hoàn của trẻ chưa hoàn thiện. Mẹ chỉ cần giữ vệ sinh cho trẻ. Sau vài ngày, những nốt mụn này sẽ biến mất và không gây ảnh hưởng lâu dài đến làn da.

Nên tập cho bé ngủ đúng giờ

Nên tập cho bé ngủ đúng giờ

- Mẹ nên tập cho bé ngủ đúng giấc để bé có thể phân biệt được ngày và đêm. Cụ thể là mẹ cần giới hạn giấc ngủ ban ngày của con trong vòng 3 đến 4 tiếng. Thông thường, mỗi ngày, trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 14 đến 17 tiếng. 

- Tránh cho trẻ đi xa: Ở thời điểm này, hệ miễn dịch của trẻ còn kém nên mẹ không nên cho con đi chơi xa và lưu ý đảm bảo vệ sinh, khử khuẩn khi nhiều người đến thăm và tiếp xúc trực tiếp với trẻ. 

4. Cách chăm bé sơ sinh 4 tuần tuổi

Ở tuần tuổi thứ 4, bé đã có thể phản ứng với tiếng ồn. Do đó, mẹ sẽ thấy một số biểu hiện của trẻ như khóc, giật mình hay im lặng. 

Cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ thường xuyên quấy khóc

Cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ thường xuyên quấy khóc

Giai đoạn này, mẹ nên: 

- Tạo cơ hội cho bé vận động nhiều hơn để giúp bé khỏe mạnh hơn và tăng cường sức bền. 

- Cho bé bú thường xuyên hơn để đảm bảo bé được phát triển tốt. 

5. Một số bài kiểm tra quan trọng đối với bé sơ sinh

Trong quá trình chăm sóc bé sơ sinh, mẹ cũng cần chú ý về các bài kiểm tra đặc biệt quan trọng như sau: 

- Lấy mẫu máu gót chân: Được thực hiện từ 48 giờ sau sinh để phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe của trẻ và xử trí sớm, phòng ngừa tối đa những nguy cơ rủi ro cho trẻ. 

- Tiêm phòng viêm gan B để giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh này, đặc biệt là những trẻ được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh viêm gan B. 

- Tiêm phòng lao: Tỷ lệ người Việt mắc bệnh lao thuộc top cao trên thế giới. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Do đó, trẻ cần được tiêm trong vòng 30 ngày đầu sau sinh. 

- Tiêm Vitamin K để phòng tránh tình trạng chảy máu do thiếu vitamin K, đồng thời ngăn ngừa xuất huyết não. 

Trên đây là một số hướng dẫn về cách chăm bé sơ sinh khi vừa chào đời. Các bậc phụ huynh có thắc mắc hoặc cần kiểm tra sức khỏe cho bé, có thể liên hệ đến Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56.

MEDLATEC là nơi quy tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành và được đầu tư các thiết bị y khoa cao cấp. Đặc biệt Chuyên khoa Nhi còn phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác nhằm đảm bảo chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho các bé. Do đó, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho bé yêu đến thăm khám và điều trị tại MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.