Tin tức

Các bài tập vận động cột sống cổ rất hiệu quả mà bạn nên biết

Ngày 20/11/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Theo thống kê vào những năm gần đây thì số người mắc chứng thoái hóa đốt sống cổ tại Việt Nam ngày một tăng lên. Một điều bất ngờ đó chính là số liệu này đang có dấu hiệu trẻ hóa dần theo thời gian. Căn bệnh này càng về sau sẽ gây ra các biến chứng nặng nề cho những ai mắc phải. Do đó, một biện pháp chữa trị kịp thời là rất cần thiết. Vậy hãy cùng tìm hiểu các bài tập vận động cột sống cổ ngay sau đây nhé.

1. Những ai có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống cổ?

Bất kì ai cũng có khả năng mắc phải chứng bệnh này. Theo nghiên cứu thì hầu hết các trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ đều có liên quan đến một trong các yếu tố sau đây: tuổi tác, nghề nghiệp, di truyền, hút thuốc, hoặc có những chấn thương liên quan trước đó,…

các bài tập vận động cột sống cổ

Đau đốt sống cổ là căn bệnh gây nỗi ám ảnh cho nhiều người

1.1. Tuổi tác

Đối tượng đầu tiên xuất hiện trong danh sách có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ là nhóm người cao tuổi. Thời gian càng lâu thì các đĩa liên đốt bắt đầu xuất hiện tình trạng lão hóa, từ đó dễ khiến cho các đốt sống bị thoái hóa. Vậy nên, những ai đang chuẩn bị bước sang độ tuổi trung niên (40 đến 50 tuổi) nên thường xuyên tập các bài tập vận động cột sống cổ để ngăn ngừa chứng bệnh này.

1.2. Nghề nghiệp

Những tư thế làm việc như cúi, thường xuyên cử động vùng đầu cổ, gáy lâu dần sẽ dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những người có tần suất làm việc cao cộng với thời gian dài càng dễ có nguy cơ mắc căn bệnh này. Điển hình là nhân viên văn phòng, nhóm người này sẽ có khả năng cao nhất do tính chất công việc ngồi nhiều, ít có thời gian để vận động. 

Nhân viên văn phòng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Nhân viên văn phòng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Ngoài ra còn có những người làm việc trong ngành nghề khác cũng có khả năng bị thoái hóa như: bác sĩ, nha sĩ, nông dân (người thường xuyên đi cấy), thợ cắt tóc, diễn viên xiếc,… Một lời khuyên cho những ai thuộc nhóm đối tượng này đó là nên dành thời gian tập các bài tập vận động cột sống cổ mỗi ngày.

1.3. Yếu tố di truyền

Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu thì những ai có người thân trong gia đình từng mắc phải chứng thoái hóa đốt sống cổ thì sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người còn lại. Ngoài ra, nếu bạn đã từng có những chấn thương ở vùng cổ trước đây cũng có khả năng cao sẽ mắc bệnh. 

2. Các bài tập vận động cột sống cổ mà bạn nên thử

Về lâu dài, nếu bạn không điều trị chứng thoái hóa đốt sống cổ kịp thời thì sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động thường ngày. Trong các cách chữa trị thì phương pháp vật lý đem lại hiệu quả khá cao. Vậy hãy cùng xem các bài tập vận động cột sống cổ sau đây nhé.

2.1. Kéo dãn đốt sống cổ ở tư thế thấp

Để thực hiện bài tập này, bạn chuẩn bị một chiếc ghế, sau đó ngồi thoải mái, đúng tư thế. Giữ đầu và thân trên một đường thẳng, hai bàn chân đặt ngay ngắn trên sàn nhà, chỉ dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân và mông, các khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân phải vuông góc. Sau đó, nhẹ nhàng đặt tay lên gáy và đẩy cằm thu về phía ngực. Giữ tư thế này trong khoảng 10 giây, sau đó lặp lại 10 lần, duy trì mỗi ngày 2 lần tập sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.

Bài tập kéo dãn đốt sống cổ ở tư thế thấp

Bài tập kéo dãn đốt sống cổ ở tư thế thấp

2.2. Kéo giãn đốt sống cổ ở tư thế nghiêng

Đây là một trong các bài tập vận động cột sống cổ đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Ở bài tập này, bạn có thể tùy ý ngồi hoặc đứng, nhưng lưu ý là phải đúng tư thế. Tiếp đó, duỗi một tay dọc theo chiều cơ thể.

Tiếp theo, bệnh nhân đặt tay trái lên trên đỉnh đầu và từ từ đầu nghiêng dần sang bên phải để kéo dãn các cơ hai bên đốt sống cổ. Cứ tiếp tục giữ nguyên trong khoảng 10 giây, sau đó lặp lại 10 lần (có thời gian thư giãn xen kẽ mỗi lần tập). Sau khi thực hiện đủ số lần thì đổi bên, thực hiện tương tự. Tập luyện đều đặn mỗi ngày 2 lần, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi của vùng cổ.

2.3. Kéo dãn cột sống cổ tư thế ngửa ra sau

Dựa vào tư thế ngồi trên ghế ở bài tập 1, người tập thực hiện tương tự. Sau đó nhẹ nhàng đặt lòng bàn tay lên vị trí trán, và từ từ dùng một lực vừa phải đẩy đầu ngửa ra sau. Giữ nguyên như thế khoảng 10 giây và lặp lại tương tự 10 lần. Bài này nằm trong danh sách các bài tập vận động cột sống cổ mà bạn nên thử.

Bài tập dãn cột sống tư thế ngửa đầu ra sau

Bài tập dãn cột sống tư thế ngửa đầu ra sau

2.4. Dãn cơ nâng vai

Bệnh nhân ngồi thoải mái trên ghế, chú ý tư thế đúng như hướng dẫn ở bài tập 1. Để hai tay duỗi thẳng dọc theo thân người, bàn tay bám trên mép của ghế. Kế tiếp, đặt cả hai bàn tay lên trên đỉnh đầu và từ từ kéo nhẹ xuống về một bên, mắt nhìn theo bên đó. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây, sau khi đủ 10 lần lặp thì đổi bên thực hiện tương tự. Mỗi ngày tập luyện 2 lần.

Bài tập giãn cơ nâng vai cho đốt sống khỏe mạnh

Bài tập giãn cơ nâng vai cho đốt sống khỏe mạnh

2.5. Duỗi đốt sống cổ

Ở bài tập tiếp theo trong danh sách các bài tập vận động cột sống cổ, người bệnh ngồi đúng theo tư thế trong bài tập đầu tiên, đặt lòng bàn tay phải ra phía sau gáy giữ cho cột sống cổ không bị ngửa ra sau, sau đó dùng lực đẩy đầu ra phía sau người. 

Cứ giữ như vậy trong 10 giây, kết hợp thư giãn xen kẽ các lần tập, lặp lại 10 lần. Bài tập này bạn chỉ cần thực hiện từ một đến hai lần trong ngày là có thể cảm nhận được hiệu quả mà chúng mang lại rồi đấy.

2.6. Xoay cột sống cổ

Giống với các bài tập trên, bệnh nhân cần ngồi đúng vị thế một cách thoải mái nhất. Tiếp đó, đặt lòng bàn tay trái lên phía nửa đầu cùng bên, và đẩy nhẹ đầu nghiêng vào lòng bàn tay, lúc này, mặc dù đầu đang trong trạng thái xoay nhưng các đốt sống cổ của bạn vẫn được giữ nguyên. Tập động tác này trong khoảng 10 lần, mỗi lần 10 giây sau đó làm tương tự với bên còn lại. Nhớ thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.

2.7. Gập đốt sống cổ

Trước hết, bạn hãy chọn cho mình một trí trí ngồi đúng tư thế đã được hướng dẫn như các bài tập ở trên. Tiếp theo đặt tay trái lên trán, nhẹ nhàng đẩy trán của mình vào lòng bàn tay một cách nhẹ nhàng mà không gây cong, vẹo đốt sống cổ. Chỉ cần giữ khoảng 10 giây cho mỗi lần, luyện tập 10 đến 20 lần một ngày để cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của các đốt sống cổ.

Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ đều đặn để cải thiện tình trạng bệnh

Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ đều đặn để cải thiện tình trạng bệnh

Trên đây là gợi ý cho bạn các bài tập vận động cột sống cổ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng đau nhức ở quanh vùng cổ, sau gáy rất hiệu quả. Nếu bạn đang có các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe, hãy gọi ngay tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn hoặc đến khám BHYT trực tiếp tại Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ và Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Tại đây chắc chắn là một địa điểm uy tín với các y bác sĩ với chuyên môn cao và hệ thống thiết bị khám chữa bệnh hiện đại. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và có hơn 25 năm kinh nghiệm. Cam kết bảo lãnh viện phí với 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh trên toàn quốc. Hy vọng những thông tin được nêu trong bài sẽ có thể hữu ích với bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ