Tin tức
Mách bạn những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- 22/10/2021 | Điểm danh những biện pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ
- 18/10/2021 | Nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cổ qua những dấu hiệu nào?
- 24/03/2021 | Các dạng thoát vị đĩa đệm cổ và triệu chứng nhận biết điển hình
1. Tìm hiểu chung về bệnh thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm cột sống là bộ phận chèn ở giữa các đốt sống, chúng có cấu trúc và nhiệm vụ giống như những miếng đệm giúp làm giảm ma sát của các đốt sống, nâng đỡ áp lực của phần đầu đè lên cổ. Nhân nằm ở vị trí trung tâm của đĩa đệm. Khu vực này mềm và có tính đàn hồi, giúp giảm thiểu mức độ va chạm khi cơ thể đi, đứng, ngồi, hoặc chạy. Vỏ là phần bao bọc phía ngoài của đĩa đệm, được cấu thành từ nhiều mô sợi sắp xếp đan xen với nhau nhằm bảo vệ nhân ở bên trong.
Chứng thoát vị đĩa đệm cột sống mô tả tình trạng đĩa đệm bị một lực đủ lớn tác động lên khiến cho bao đĩa đệm bị rách, nhân thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh cột sống. Người bệnh khi bị thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác yếu, đau và tê bì ở cổ và ở tay.
Hình ảnh mô phỏng tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
So với thoát vị đĩa đệm thắt lưng, các chuyên gia đánh giá tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có xu hướng gây nên biến chứng nặng hơn. Nguyên nhân là do các đĩa đệm ở 7 đốt sống vùng cổ có chức năng nâng đỡ và di chuyển phần đầu, phân bổ lực nên nếu đĩa đệm cột sống cổ bị thoát vị hoặc thoái hóa sẽ đè nén vào rễ thần kinh, bệnh nhân sẽ rất đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Điểm danh các nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Lý do khiến một người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Cụ thể như sau:
-
Do tuổi tác: có một thực tế là tuổi đời của người bệnh càng cao thì nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ càng lớn. Xương của con người bắt đầu có dấu hiệu lão hóa trong giai đoạn từ 30 - 50 tuổi. Bên cạnh đó ở những người lớn tuổi thì thành phần nước cũng như tính đàn hồi trong cơ thể sẽ giảm dần theo năm tháng, vì vậy ở độ tuổi này nhiều người dễ bị mắc các bệnh về xương khớp hơn.
-
Do di truyền: nếu như có người thân trong gia đình có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh liên quan tới xương khớp hoặc thoát vị đĩa đệm thì thế hệ sau cũng có nguy cơ di truyền những bệnh này.
Tuổi tác là một trong những yếu tố khiến cho người bệnh dễ bị thoát vị đĩa đệm cổ
-
Do gặp phải tai nạn hoặc chấn thương: các va đập gây chấn thương khiến cho cột sống bị tác động mạnh, nhân trong đĩa đệm dễ bị thoát ra bên ngoài và chèn ép vào dây thần kinh cột sống.
-
Do thói quen trong sinh hoạt và lao động: trong khi lao động hoặc làm việc, bệnh nhân thường áp dụng sai tư thế và duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới cột sống cổ. Ngoài ra trong sinh hoạt thường nhật, những hoạt động như vừa nằm vừa xem tivi, điện thoại, ngồi vẹo sang một bên, ngủ ngồi gục đầu trên bàn làm việc,... cũng là những yếu tố dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Hiện nay có 2 phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đó là:
Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ theo cách thông thường: điều trị nội khoa bằng sử dụng thuốc, kết hợp với các biện pháp bổ trợ khác như nắn khớp, giảm đau, nẹp cổ, tập vật lý trị liệu.
Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật: áp dụng trong trường hợp nếu điều trị nội khoa không đem lại kết quả khả quan và triệu chứng bệnh không thuyên giảm. Ngày nay y học đã phát triển một số biện pháp phẫu thuật có chi phí tiết kiệm và ít xâm lấn trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ, ví dụ như:
-
Phẫu thuật bằng phương pháp nội soi;
-
Phẫu thuật cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ bằng lối trước;
-
Phẫu thuật bằng lối trước kết hợp với thay đĩa đệm nhân tạo hoặc hàn xương.
4. Một số lưu ý trong việc chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng nội soi thường được chỉ định cho những bệnh nhân tình trạng nặng và không đáp ứng khi điều trị nội khoa. Kỹ thuật này đã được áp dụng phổ biến từ năm 1991 tại Châu Âu với nhiều ưu điểm như vết mổ nhỏ, không phá hủy cấu trúc xương và cơ vùng cổ, đặc biệt là hạn chế tối đa những biến chứng về sau.
Nhóm bệnh nhân là những trường hợp nên thực hiện phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
-
Người bị thoát vị đĩa đệm mạn tính;
-
Bệnh nhân bị lỗi nhiều tầng đĩa đệm cột sống cổ;
-
Người bệnh bị gai xương và lỗi đĩa đệm ở những tầng lân cận;
-
Những người có cảm giác đau, đè nặng vùng cổ và cánh tay; yếu, kim châm, tê bì ở da;
-
Các phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc, giãn cơ, kéo cổ, vật lý trị liệu không có tác dụng.
Người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y khoa hoặc bệnh viện uy tín, bác sĩ chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại để đảm bảo cuộc phẫu thuật được diễn ra an toàn và thành công. Phần lớn sau các ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ đau hơn và có khả năng đi lại nhẹ nhàng trong ngày và từ 1 - 6 tuần sau phẫu thuật là vận động lại bình thường.
Phẫu thuật qua nội soi thường được áp dụng nếu bệnh nhân không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa
Biểu hiện chung ở những người vừa trải qua phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ đường trước là cảm thấy đau mỗi khi nuốt. Do đó bệnh nhân cần uống nước thường xuyên, tập nuốt và nói chuyện để giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng.
Nếu người bệnh cần phải cố định cột sống cổ thông qua đặt mảnh ghép và nẹp vít thì cần phải duy trì tình trạng mang nẹp cổ từ 3 - 6 tuần. Dụng cụ này thường khiến cho người bệnh bị đau đớn, khó chịu do cọ sát với xương hàm, xương đòn và vai. Sau vài ngày mang nẹp, bệnh nhân sẽ bị cứng và mỏi gáy lẫn hai vai. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ giảm bớt nếu người bệnh chịu khó luyện tập sau 6 tuần.
Thông qua những thông tin về cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, MEDLATEC hy vọng rằng quý bạn đọc đã có đủ những kiến thức cần thiết và nếu còn nhiều băn khoăn chưa được giải đáp, xin vui lòng gọi tới hotline 1900565656 của BVĐK MEDLATEC để được tư vấn thêm nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiện ích khác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!