Tin tức

Các cách điều trị suy tĩnh mạch mạn tính hiện đang được áp dụng

Ngày 24/04/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính mặc dù không đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân, song chúng cũng làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc điều trị bệnh luôn được ưu tiên. Bài viết này sẽ giới thiệu các phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao mà người mắc bệnh suy tĩnh mạch nên trải nghiệm.

1. Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính là gì?

Suy tĩnh mạch mạn tính là vấn đề sức khỏe khá phổ biến, bệnh xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào, trong đó tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh nhỉnh hơn so với đàn ông. Khi mắc bệnh, van tĩnh mạch dễ bị hở, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình vận chuyển máu về tim và ảnh hưởng phần nào tới sức khỏe của bệnh nhân.

Khá nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính

Khá nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính

Trên thực tế, suy tĩnh mạch diễn biến chậm, sau vài năm, thậm chí là hàng chục năm, người bệnh mới phát hiện ra các triệu chứng suy tĩnh mạch. Nếu phát hiện bệnh quá muộn, tình trạng suy tĩnh mạch sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân.

Suy tĩnh mạch xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, trong đó tình trạng suy tĩnh mạch ở chân là phổ biến hơn cả. Bởi vì tĩnh mạch chân nằm xa so với tim, do đó quá trình vận chuyển máu tới tim mất nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, do đặc thù công việc và sinh hoạt, chúng ta giữ nguyên tư thế đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Những yếu tố này khiến bệnh suy tĩnh mạch mạn tính ở chân hình thành.

2. Yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính?

Chắc hẳn rất nhiều bệnh nhân đang băn khoăn về nguyên nhân gây suy tĩnh mạch, nắm được điều này chúng ta sẽ chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Như đã phân tích ở trên, người ít vận động, thường xuyên đứng hoặc ngồi sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị suy tĩnh mạch rất cao. Lúc này tĩnh mạch phải chịu áp lực tương đối lớn, tình trạng ứ máu xuất hiện và khiến van tĩnh mạch có dấu hiệu suy yếu. Đó là lý do vì sao chúng ta nên chịu khó dành thời gian vận động, luyện tập thể thao.

Người ngoài 50 tuổi có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch cao, do thành mạch đàn hồi kém

Người ngoài 50 tuổi có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch cao, do thành mạch đàn hồi kém

Một số thói quen làm gia tăng nguy cơ hình thành bệnh suy tĩnh mạch mạn tính có thể kể tới như: mặc trang phục bó, quá chật, đi giày cao gót hàng ngày,… Ngoài ra, người thừa cân cũng là đối tượng rất dễ mắc chứng suy tĩnh mạch. Chúng ta hãy cố gắng duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ để hạn chế những tổn thương xảy ra đối với tĩnh mạch.

Đặc biệt, số lượng bệnh nhân suy tĩnh mạch ngoài 50 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao, khi ở độ tuổi này, thành mạch thường đàn hồi kém, dễ gây tình trạng hở van tĩnh mạch, tạo điều kiện cho bệnh suy tĩnh mạch phát triển.

3. Bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính đối mặt với triệu chứng gì?

Khi mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính, bệnh nhân có thể thấy triệu chứng rõ rệt nhất là vùng da ở khu vực đó sậm màu hơn bình thường. Tức là sắc tố da của người bệnh suy giãn tĩnh mạch tăng so với bình thường. Đặc biệt, tĩnh mạch của người bệnh nổi lên rất rõ ở bề mặt da, trông như lớp mạng nhện chằng chịt.

Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân

Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân

Kèm theo đó, chúng ta không thể bỏ qua các dấu hiệu như: đau, ngứa hoặc tê bì khu vực bị suy giãn tĩnh mạch. Với bệnh nhân suy tĩnh mạch ở chân, họ có thể cảm thấy cẳng chân, mắt cá chân sưng to, ảnh hưởng tới khả năng vận động.

Nếu phát hiện ra những triệu chứng kể trên, bệnh nhân nên chủ động đi điều trị chứ không được chủ quan. Sau một thời gian dài bị suy giãn, các mạch máu nhỏ có nguy cơ bị vỡ, ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của bệnh nhân. Nhiều trường hợp được chẩn đoán loét tĩnh mạch do không kịp thời xử lý tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Nếu không may gặp chấn thương, bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian để bình phục, thậm chí vết loét có cơ hội lan rộng, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Một số biến chứng khác mà bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính thường gặp là: khó cầm máu hoặc hình thành cục máu đông. Đây là những biến chứng khá nguy hiểm, vì vậy người bệnh tuyệt đối không chủ quan, lơ là điều trị, kể cả đó là vấn đề sức khỏe nhỏ nhất.

4. Cách điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch mạn tính

Khi điều trị cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ chủ yếu quan tâm xử lý triệu chứng bệnh, đồng thời kiểm soát diễn biến bệnh, giảm thiểu nguy cơ loét tĩnh mạch, hình thành cục máu đông,…

Bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với từng bệnh nhân

Bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với từng bệnh nhân

Để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp, trước tiên bác sĩ cần xác định được tình trạng suy giãn tĩnh mạch của từng bệnh nhân. Đối với bệnh nhân nhẹ, bạn thường được chỉ định điều trị bằng thuốc giúp tăng khả năng đàn hồi của thành mạch. Song song với đó, bệnh nhân nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để bệnh không diễn biến tệ hơn. Thay vì đứng hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu, chúng ta nên vận động nhẹ nhàng, dành một chút thời gian trong ngày để luyện tập thể thao.

Đối với bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính, sử dụng vớ tĩnh mạch cũng đem lại hiệu quả điều trị tương đối tốt, thúc đẩy quá trình di chuyển máu trong tĩnh mạch. Trên thị trường hiện nay, vớ tĩnh mạch có khá nhiều mẫu mã, kiểu dáng, bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch quá nghiêm trọng, điều trị bằng thuốc không đem lại tín hiệu tích cực, bác sĩ sẽ tiến hành một số thủ thuật đối với bệnh nhân. Các thủ thuật thường dùng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch là: đốt laser nội mạch, chích xơ tĩnh mạch hoặc tiến hành bơm keo tĩnh mạch… Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn phương án điều trị thích hợp nhất nhằm kiểm soát tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính.

5. Suy giãn tĩnh mạch có thể tái phát sau điều trị không?

Liệu bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy cơ tái phát hay không? Câu trả lời là có, bệnh tái phát chủ yếu là do bệnh nhân chưa biết cách chăm sóc sức khỏe cũng như duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ. Những người ít vận động, không bổ sung đủ chất xơ có nguy cơ tái phát bệnh tương đối cao.

Nếu bệnh nhân ngồi nhiều, ít vận động thì tình trạng bệnh sẽ trở nên tệ hơn

Nếu bệnh nhân ngồi nhiều, ít vận động thì tình trạng bệnh sẽ trở nên tệ hơn

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân tỏ ra chủ quan, sau khi điều trị thành công chứng suy giãn tĩnh mạch, họ không duy trì thói quen đeo vớ tĩnh mạch. Điều này có thể khiến tình trạng suy tĩnh mạch sớm xuất hiện trở lại, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Hy vọng rằng với những chia sẻ kể trên, người bệnh sẽ hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh suy tĩnh mạch mạn tính và có ý thức chăm sóc, điều trị kịp thời. Như vậy, bệnh nhân có thể hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Để được thăm khám kỹ hơn, Quý khách có thể đến chuyên khoa Tim mạch thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch chi bằng phương pháp RFA tại MEDLATEC

Bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch chi bằng phương pháp RFA tại MEDLATEC

Hiện nay, MEDLATEC đang cung cấp dịch vụ điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng đốt sóng cao tần, mức độ xâm lấn vào cơ thể là ít nhất. Phương pháp này chỉ sử dụng ống thông qua da vì vậy sẽ không để lại sẹo đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho người bệnh. Đặc biệt, thời gian thực hiện được rút ngắn chỉ khoảng 1- 2 giờ đồng hồ, người bệnh không cần nằm viện có thể xuất viện ngay trong ngày. Nếu như trước đây phẫu thuật thì cần nằm viện ít nhất 5 - 7 ngày để theo dõi tình hình sức khỏe thì khi điều trị bằng phương pháp này, người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày. Để đặt lịch khám và tư vấn thêm, Quý khách hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.