Tin tức

Các loại xét nghiệm phổi giúp chẩn đoán bệnh lao phổi

Ngày 01/07/2023
Vũ Thị Thu Hương

xét nghiệm chẩn đoán lao phổi

Các loại xét nghiệm chẩn đoán phổi thường được bác sĩ chỉ định

Lao phổi là một bệnh lý nguy hiểm và đã từng là nỗi ám ảnh của nhân loại trước khi tìm ra vắc xin phòng lao. Các loại xét nghiệm chẩn đoán lao phổi đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán căn bệnh này, là bước khởi đầu trong điều trị và phòng ngừa các biến chứng do lao gây ra. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ tên của những loại xét nghiệm này và thời điểm thích hợp để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán lao phổi là khi nào.

1. Tổng quan về bệnh lao phổi

Vi khuẩn lao, tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis là tác nhân chính gây ra bệnh lao phổi. Nó là loại vi khuẩn ưa bóng tối và những nơi ẩm thấp, và chúng rất dễ bị tiêu diệt khi phơi dưới ánh nắng mặt trời và tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao.

Dịch đờm của bệnh nhân là nơi có mật độ vi khuẩn cao nhất nên nó có thể dễ dàng lây sang những người xung quanh thông qua hít hay nuốt phải chất dịch này từ người bệnh. Do đó lao phổi cũng là dạng dễ mắc và dễ gặp nhất so với lao tại các cơ quan khác trên cơ thể. Sau đây là các triệu chứng cảnh báo một người đang bị mắc bệnh lao phổi:

1.1. Biểu hiện toàn thân

       Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng;

       Gầy sút nhanh chóng mà không rõ nguyên do;

       Sốt: phần lớn người bệnh mắc lao phổi đều có biểu hiện là sốt nhẹ kéo dài. Cơn sốt thường xảy ra những khi chiều tối hoặc vào ban đêm, đôi khi bệnh nhân có thể bị sốt cao kèm triệu chứng rét run;

       Ra nhiều mồ hôi khi ngủ vào ban đêm;

       Nữ giới có thể rối loạn kinh nguyệt, mất kinh nguyệt;

       Một số dấu hiệu của thiếu máu: da nhợt nhạt, xanh xao, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,...

Các biến chứng nguy hiểm của lao phổi

1.2. Các dấu hiệu ở đường hô hấp

Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, các triệu chứng do lao phổi gây ra ở đường hô hấp có thể là:

       Ho khan: ban đầu lao phổi khiến bệnh nhân có biểu hiện ho nhưng tần suất ít, nhiều người vì vậy mà chủ quan không để ý đến tình trạng này. Ho khan có thể kèm theo sốt nhẹ (nếu hiện tượng ho kèm sốt kéo dài hơn 3 tuần nghi ngờ bệnh nhân đã bị lao phổi);

       Ho có đờm: ho kèm đờm trắng nhưng lượng đờm ít;

       Ho ra máu: đôi khi là đờm lẫn máu nhưng thời gian đầu chưa đáng kể. Sang đến giai đoạn nặng hơn, khi bệnh diễn biến nặng có thể gây thiếu máu, thậm chí là tắc nghẽn phế quản;

       Khó thở: là do vi khuẩn và dịch đờm tích tụ quá nhiều trong phổi, vị trí tổn thương do lao lan rộng, bệnh nhân đôi khi có biểu hiện thở rít;

       Đau tức ngực: cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân ho hoặc hít sâu.

2. Các loại xét nghiệm chẩn đoán lao phổi

Dưới đây là các xét nghiệm chẩn đoán lao phổi được ứng dụng trong chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh lao phổi:

Chụp X-quang phổi:

Kỹ thuật này giúp kiểm tra tình trạng tổn thương và mức độ thâm nhiễm của phổi, đồng thời đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Ở những bệnh nhân bị mắc lao phổi sẽ có hình ảnh trên phim X-quang cho thấy có nốt, thâm nhiễm, hang và xơ hang, co kéo ½ phần trên phế trường, ở 1 hoặc cả 2 bên. Không những chỉ để chẩn đoán lao phổi bước đầu, chụp X-quang còn là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được vận dụng trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Xét nghiệm Xpert MTB/RIF:

Đây là một loại xét nghiệm sinh học phân tử được dùng trong chẩn đoán lao phổi hoặc chỉ định để chẩn đoán tình trạng kháng thuốc Rifampicin. Phương pháp này được đánh giá là xét nghiệm đơn giản khi thực hiện, kết quả có độ chính xác cao và thời gian trả ra nhanh chóng.

Chụp X-quang ngực có thể tiết lộ nhiều thông tin về bệnh lao phổi

Nhuộm soi đờm tìm AFB:

AFB (Acid Fast Bacillus test) là hình thức xét nghiệm lao phổi dựa trên mẫu đờm của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ ứng dụng kỹ thuật nhuộm soi Ziehl-Neelsen trên kính hiển vi, để tìm dấu vết vi khuẩn lao bằng cách soi trực tiếp.

Mẫu bệnh phẩm bao gồm 2 mẫu đờm,  trong đó mẫu 1 phải được lấy tước mẫu 2 ít nhất là 2 giờ. Trong trường hợp bệnh nhân không thể khạc đờm, bác sĩ sẽ thay bằng mẫu dịch dạ dày lấy vào buổi sáng.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm:

       AFB (+): là dương tính với vi khuẩn lao, bệnh nhân đã bị nhiễm lao phổi. Cụ thể để khẳng định kết quả này thì tối thiểu 1 mẫu bệnh phẩm (dịch đờm, dịch dạ dày, dịch phế quản) có kết quả soi AFB (+);

       AFB (-): là khi bệnh nhân có ít nhất 2 mẫu đờm có kết quả âm tính. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần phải được chỉ định cho điều trị bằng kháng sinh đồ, đồng thời tiếp tục theo dõi các biểu hiện của bệnh. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh lại làm tiếp xét nghiệm 2 mẫu đờm. Nếu có từ 1 mẫu dương tính trở lên thì kết luận dương tính. Nếu cả 2 mẫu đều âm tính thì kết luận âm tính.

Nhìn chung những bệnh nhân đang nghi ngờ có khả năng mắc lao phổi thì đều nên tiến hành xét nghiệm dịch đờm để xác định vi khuẩn lao. Nhuộm huỳnh quang soi dướng ánh sáng cực tím hay phương pháp Ziehl-Neelsen thường sẽ là các kỹ thuật được ứng dụng trong xét nghiệm này.

Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao:

Đây là phương pháp truyền thống có thể nuôi cấy vi khuẩn lao trong môi trường thạch đặc. Phải chờ khoảng 3 - 4 tuần mới có kết quả chẩn đoán. Hiện nay đã có phương pháp mới khác là MGIT - BACTEC giúp giảm bớt thời gian nuôi cấy xuống còn 2 tuần.

Nhược điểm của kỹ thuật nuôi cấy tìm vi khuẩn lao là chỉ có thể thực hiện được ở những cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị và đáp ứng điều kiện xét nghiệm nghiêm ngặt do đây là phương pháp tốn nhiều thời gian và quy trình phức tạp.

Ngoài những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán lao phổi nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán khác như: xét nghiệm máu (hoặc xét nghiệm IGRAs), phản ứng Tuberculin,...

Nuôi cấy vi khuẩn là một trong những phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán lao phổi

Có thể thấy rằng các loại xét nghiệm chẩn đoán lao phổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh mà các xét nghiệm này còn có tác dụng theo dõi diễn tiến của bệnh lao phổi và đánh giá mức độ đáp ứng của người bệnh đối với các phương pháp điều trị.

Các xét nghiệm chẩn đoán lao phổi cần được tiến hành ở những đơn vị y tế uy tín, chất lượng nên việc lựa chọn địa chỉ thăm khám phù hợp cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi cung cấp dịch vụ xét nghiệm và thăm khám chữa bệnh được hàng triệu khách hàng tin tưởng chọn lựa.

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với nghề, MEDLATEC còn đầu tư hệ thống trang thiết bị tiên tiến, Trung tâm Xét nghiệm hiện đại hóa, công nghệ cao được cấp 2 chứng chỉ quốc tế song hành là ISO 15189:2012 và CAP. Nhờ đó các khách hàng đến thăm khám tại MEDLATEC có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng kết quả xét nghiệm.

Để được hỗ trợ đặt lịch khám và tư vấn chi tiết hơn, quý bạn đọc có thể liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900565656.

 

Từ khoá: xét nghiệm phổi

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ