Tin tức

Bệnh lao phổi có chữa được không? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Ngày 15/12/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Lao phổi là dạng bệnh lý truyền nhiễm có biến chứng nguy hiểm cao. Vì vậy không ít bệnh nhân đều có chung một lo lắng là bệnh lao phổi có chữa được không? Để trả lời cho thắc mắc này và hiểu rõ hơn về bệnh lao phổi, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

1. Lao phổi do nguyên nhân gì gây nên?

Thuộc nhóm những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lao phổi là do vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacterium gây nên. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trên cơ thể, ví dụ như: lao màng não, lao khớp, lao phổi, lao ruột, lao hạch, lao màng bụng, lao sinh dục,... Trong đó lao phổi là bệnh thường gặp nhất chiếm tỷ lệ cao lên tới 60 - 70% các trường hợp mắc bệnh lao.

Lao phổi là do vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacterium gây nên

Lao phổi là do vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacterium gây nên

Không phải bệnh nhân nào khi bị nhiễm lao cũng đều bị bệnh lao phổi. Bởi vì hệ miễn dịch sẽ lập tức tiêu diệt vi khuẩn lao khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên ở bệnh nhân có sức đề kháng kém, vi khuẩn lao có thể tấn công hệ miễn dịch và phát bệnh. Còn ở những người hệ miễn dịch tốt thì bệnh sẽ tiến triển chậm trong nhiều năm, thậm chí là không biểu hiện bệnh.

2. Cơ chế lây bệnh và đối tượng dễ bị lao phổi

Lao phổi có thể lây lan qua không khí và không cần vật trung gian để truyền bệnh. Nguồn lây nhiễm chủ yếu là động vật và con người bị bệnh lao. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc tiết dịch nhầy, dịch mũi, đờm bắn ra ngoài môi trường thì sẽ cuốn theo cả vi khuẩn bay ra ngoài. Lúc này nếu người khỏe mạnh hít phải các giọt bắn chứa vi khuẩn lao thì sẽ bị bệnh. Khi vi khuẩn lao xâm nhập thành công vào cơ thể, nó có thể gây ra những tổn thương ngay tại phổi hoặc theo máu đi gây bệnh ở các cơ quan khác.

Sau đây là những đối tượng dễ bị mắc lao phổi hơn so với người bình thường:

  • Tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với người bị lao phổi;

  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch như mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh về gan, ghép tạng,...;

  • Sinh sống và làm việc trong môi trường nhiều người bị lao như trạm y tế, bệnh viện hay trại tị nạn,...;

  • Di cư/công tác/du lịch từ những vùng có dịch lao;

  • Sống ở khu vực có điều kiện y tế kém phát triển.

Khái quát về bệnh lao phổiKhái quát về bệnh lao phổi

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi

Phụ thuộc vào sức đề kháng của bệnh nhân mà lao tiềm ẩn có thể tiến triển thành lao thực tổn hay không. Đối với lao tiềm ẩn thì sẽ không bộc lộ các triệu chứng bất thường. Do vậy nếu không đi khám thì rất khó để phát hiện bệnh. Đồng thời lao tiềm ẩn không gây lây nhiễm.

Sang đến thời kỳ tiến triển, tùy vào cơ quan mà vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh mà bệnh nhân sẽ bộc lộ các triệu chứng khác nhau. Nếu bị lao phổi thì các biểu hiện của bệnh sẽ bao gồm:

  • Đau tức ngực, đôi khi là bị khó thở;

  • Ho kéo dài, ho khan hoặc có trường hợp bị ho có đờm, ho ra máu. Thời gian ho kéo dài từ 3 tuần đến vài tháng;

  • Chiều tối thường hay bị sốt nhẹ và ớn lạnh;

  • Hay ra nhiều mồ hôi vào ban đêm;

  • Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, sức khỏe kém;

  • Chán ăn, sụt cân, suy nhược.

Những người bị lao tiềm ẩn có thể tiến triển thành thể bệnh lao phổi thực tổn và lây lan cho những người xung quanh. Tính chất lây truyền của lao phổi rất nhanh và nguy hiểm, dễ phát tán trên diện rộng và khó kiểm soát. Ngay cả khi đã có biện pháp phòng ngừa thì nguy có lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.

4. Bệnh lao phổi có chữa khỏi được không?

Khi mắc lao phổi, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị tại các chuyên khoa hô hấp, bệnh viện để đảm bảo bệnh nhân được chữa trị lao phổi đúng cách và hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Trong quá trình chẩn đoán lao phổi, người bệnh sẽ tiến hành xét nghiệm đờm 3 lần trong các thời điểm khác nhau. Lần xét nghiệm đầu tiên là sau tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 khi điều trị tấn công. Lần 2 và lần 3 là sau tháng thứ 5 và tháng thứ 8 trong thời kỳ điều trị bệnh duy trì.

Nhìn chung để điều trị lao phổi người bệnh cần hết sức kiên nhẫn vì đây là một cuộc chiến trường kỳ. Thời gian đầu sau khi tiếp nhận điều trị lao phổi, bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn, ăn uống ngon miệng hơn và các triệu chứng khó chịu trước đó giảm dần. Tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục duy trì theo đúng phác đồ mà bác sĩ yêu cầu. Nếu bỏ ngang việc điều trị thì bệnh sẽ không được chữa khỏi. Đồng thời tình trạng lao phổi sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn vì vi khuẩn lao kháng thuốc. Việc điều trị sau này sẽ gặp nhiều khó khăn và cơ hội thành công không cao.

Lao tiềm ẩn có thể trở thành lao phổi thực tổn và lây cho những người xung quanh

Lao tiềm ẩn có thể trở thành lao phổi thực tổn và lây cho những người xung quanh

5. Phương pháp điều trị bệnh lao phổi đang được áp dụng hiện nay

5.1. Biện pháp điều trị lao phổi

Dựa trên thể trạng, sức khỏe của bệnh nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Phần lớn sẽ là chỉ định dùng thuốc trong 6 tháng, thậm chí là lâu hơn để đạt được hiệu quả điều trị. Bên cạnh việc dùng thuốc, phẫu thuật cũng là một giải pháp được ứng dụng trong điều trị lao phổi.

Phẫu thuật có tác dụng loại bỏ các ổ lao hình thành trong phổi, làm lành tổn thương do các hang lao gây ra. Một số thủ thuật trị lao bao gồm: mở hang lao, dẫn lưu hang lao, dẫn lưu màng phổi, phục hồi chức năng phổi,...

Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng như chảy máu, suy hô hấp, sốc thứ phát, rối loạn tim mạch,... đặc biệt nguy hiểm nhất đó là nhiễm trùng, chảy máu do tan sợi tơ tuyết,....

Phẫu thuật trong điều trị bệnh lao phổi được xem là đại phẫu, nguy cơ biến chứng và tử vong sau phẫu thuật cao. Do đó phẫu thuật lao phổi là quyết định chỉ được bác sĩ cân nhắc áp dụng (nếu phù hợp) khi bệnh nhân không đáp ứng thuốc điều trị sau một thời gian dài.

5.2. Bệnh nhân cần lưu ý khi điều trị lao phổi

Bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt nếu phát hiện ra cơ thể có các triệu chứng của bệnh lao phổi. Trong quá trình điều trị bệnh, hãy:

  • Tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị. Uống thuốc liên tục, đều đặn trong thời gian chỉ định;

  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn để được kiểm tra tiến triển của bệnh, hiệu quả của phương pháp điều trị và điều chỉnh nếu cần thiết;

  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khi điều trị lao phổi;

  • Nếu gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc như chóng mặt, mờ mắt, vàng da,... thì hãy đi khám ngay;

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết (trừ trường hợp có bệnh kèm theo là đái tháo đường);

  • Phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh bằng cách:

  • Khuyên người nhà/bạn cùng phòng nên đi kiểm tra xem có bị lây nhiễm không;

  • Ngủ và sinh hoạt ở phòng riêng, cách ly với người khác;

  • Che chắn khi ho hoặc hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi;

  • Đồ sinh hoạt cá nhân nếu không cần dùng nữa thì cần cho vào túi riêng, buộc kín và vứt đúng nơi quy định.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp băn khoăn liệu bệnh lao phổi có chữa được không. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng theo phác đồ của bác sĩ thì bệnh có thể chữa khỏi được.

Nếu bạn còn nhiều thắc mắc cần được tư vấn kỹ hơn về bệnh lao phổi, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, tổng đài viên sẽ giúp bạn đặt lịch khám với các bác sĩ giàu kinh nghiệm của Chuyên khoa Hô hấp và tư vấn chi tiết về các dịch vụ tại viện.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.