Tin tức

Các nhóm thuốc chống loạn nhịp tim và những lưu ý khi sử dụng

Ngày 13/07/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Các nhóm thuốc chống rối loạn nhịp tim thường được chỉ định để cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim. Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về các nhóm thuốc này và một số lưu ý cho người sử dụng.

1. Rối loạn nhịp tim là bệnh như thế nào?

Khi vận động mạnh hoặc lo lắng, hồi hộp,... nhịp tim có thể tăng lên và khi chúng ta nghỉ ngơi, nhịp tim sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, nếu sức khỏe bình thường, tình trạng tăng hoặc giảm nhịp tim sẽ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó sẽ ổn định trở lại.

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim không ổn định. Một số dạng rối loạn nhịp tim có thể kể đến như:

Rối loạn nhịp tim có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng

Rối loạn nhịp tim có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng

- Rung tâm nhĩ: Là tình trạng nhịp tim của người bệnh không đều, nhanh hơn bình bình thường dù người bệnh đang ở trạng thái vận động mạnh hay nghỉ ngơi. Đây là dạng rối loạn nhịp tim khá phổ biến và thường liên quan đến sự hoạt động bất thường ở nút xoang.

- Nhịp nhanh kịch phát trên thất: Người bệnh thường có một số biểu hiện như hồi hộp và lo lắng quá mức,... Những dấu hiệu này thường không kéo dài nhưng khi cơn nhịp nhanh kịch phát diễn ra thường xuyên, người bệnh có thể bị tụt huyết áp hay suy tim.

- Loạn nhịp ngoại tâm thu: Có thể đối với nhiều người “Ngoại tâm thu” là một cụm từ khá khó hiểu. Đây là thuật ngữ để chỉ tình trạng rối loạn nhịp tim, là khi các nhịp đến quá sớm, không được kiểm soát hiệu quả bằng nút xoang. Có thể là nhát bóp sớm đơn độc nhưng cũng có thể là nhiều nhát bóp sớm xuất hiện cùng lúc và ngay sau đó, một khoảng nghỉ bù sẽ được tiếp nối.

Thông thường, vị trí phát ra xung động bất thường này chính là yếu tố quan trọng để phân loại tâm thu.Người bệnh có thể không xảy ra triệu chứng nhưng một số trường hợp có thể gặp phải một số triệu chứng như hay giật mình, hay có cảm giác bước hụt,...

- Block tim: Block tim được phân chia ra nhiều loại: Block nhĩ thất cấp 1, 2, 3 hoặc Block nhánh phải hay trái.

Một số triệu chứng của bệnh như nhịp tim chậm hơn bình thường, người bệnh có cảm giác đánh trống ngực, bị choáng, ngất xỉu, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng,...

Ban đầu những biểu hiện của bệnh thường rất khó nhận biết nhưng càng về sau, các triệu chứng của bệnh càng rõ ràng và nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

2. Rối loạn nhịp tim nguy hiểm ra sao?

Không phải bất cứ trường hợp rối loạn nhịp tim nào cũng nguy hiểm và đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tổn thương cơ tim, tình trạng suy tim và đột tử. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh, tình trạng rối loạn nhịp tim mà mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau.

Đột quỵ do rối loạn nhịp tim

Đột quỵ do rối loạn nhịp tim

Dưới đây là thông tin chi tiết về một số biến chứng của rối loạn nhịp tim

- Đột quỵ: Rối loạn nhịp tim có thể gây hình thành cục máu đông. Những cục máu đông này sẽ di chuyển đến nhiều cơ quan trong cơ thể theo dòng máu. Trường hợp cục máu đông này di chuyển lên não có thể làm tắc nghẽn mạch máu nhỏ và gây đột quỵ. Tình trạng đột quỵ kéo dài, lượng tế bào chết càng nhiều, người bệnh càng gặp nguy hiểm và khả năng hồi phục thấp.

- Làm giảm khả năng bơm máu của tim. Sau một thời gian, người bệnh có thể mắc phải chứng suy tim.

- Gây tắc mạch dẫn đến một số biến chứng khác như nhồi máu lách, nhồi máu thận, nhồi mạc treo, tắc mạch gây hoại tử chi,...

3. Điều trị bệnh bằng các nhóm thuốc chống loạn nhịp tim

Đối với những trường hợp không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị tại nhà và lên lịch thăm khám định kỳ cho người bệnh.

Hiện nay, các nhóm thuốc chống rối loạn nhịp tim thường được ưu tiên sử dụng để điều trị bệnh. Mục đích chính của việc dùng thuốc là ngăn ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim, kiểm soát tốc độ dẫn truyền xung điện và giúp cơ tim được phục hồi. Các nhóm thuốc chống rối loạn nhịp tim bao gồm:

Dùng thuốc là phương pháp được ưu tiên khi điều trị rối loạn nhịp tim

Dùng thuốc là phương pháp được ưu tiên khi điều trị rối loạn nhịp tim

- Nhóm thuốc chống loạn nhịp với tác dụng tăng thời gian trơ của tim, ngăn ngừa nhịp tim tự động.

- Nhóm thuốc chẹn beta giúp thư giãn cơ tim và giúp nhịp tim chậm lại,...

- Nhóm thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng giúp giãn mạch, giảm dẫn truyền xung điện tim,...

Với những trường hợp bệnh nhân có kèm theo một số bệnh lý nền như bệnh tuyến giáp, bệnh mỡ máu,... thì cần kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh lý này để mang lại hiệu quả cao nhất.

4. Một số lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc chống rối loạn nhịp tim

Khi sử dụng các nhóm thuốc chống rối loạn nhịp tim, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Một số tác dụng phụ của bệnh như dị ứng thuốc, sưng phù chân, ăn không ngon, da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giảm thị lực, rối loạn tiêu hóa,...

- Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc, dừng thuốc hay tăng liều lượng thuốc.

Thuốc chống rối loạn nhịp tim có thể gây chán ăn

Thuốc chống rối loạn nhịp tim có thể gây chán ăn

- Sử dụng thuốc kết hợp với lối sống khoa học như:

+ Ưu tiên tiêu thụ các thực phẩm có lợi cho tim mạch như các loại trái cây, rau củ,... hạn chế ăn mặn và không sử dụng các chất kích thích.

+ Duy trì trọng lượng ở mức trung bình.

Nên áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Nên áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

+ Nếu có bệnh lý nền cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

+ Nếu muốn kết hợp sử dụng thuốc Đông y cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin về rối loạn nhịp tim và các nhóm thuốc rối loạn nhịp tim. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe tim mạch, mời bạn liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.