Tin tức

Các phân độ suy hô hấp bạn nên biết

Ngày 04/05/2023
Suy hô hấp là tình trạng không hiếm gặp và thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ nhỏ, người già. Tình trạng này không những làm suy yếu sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống thường nhật của người bệnh. Vậy bạn đã biết về các phân độ suy hô hấp chưa? Những biện pháp điều trị suy hô hấp là gì? Tất cả đều sẽ được giải đáp thông qua bài phân tích sau đây.

1. Các phân độ suy hô hấp  

Khi phổi bị cung cấp thiếu oxy và bị quá tải khí CO2 sẽ khiến cho quá trình hô hấp diễn ra không bình thường. Điều này dẫn đến hậu quả là các cơ quan khác trong cơ thể không được đáp ứng đủ oxy và nếu không có biện pháp khắc phục sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Một người được coi là bị suy hô hấp khi chỉ số PaO2 < 60mmHg và/hoặc PaCO2 > 50 mmHg. Trong đó PaO2 là áp lực khí O2 trong động mạch, còn PaCO2 là áp lực khí CO2 trong động mạch.

Phân độ suy hô hấp được chia thành 2 loại chính đó là suy hô hấp cấp tính và mạn tính. Thông thường mọi người thường sẽ đề cập đến trường hợp suy hô hấp cấp tính nhiều hơn. 

Suy hô hấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh

Suy hô hấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh

Phân độ suy hô hấp được dựa trên các tiêu chí sau đây:

  • Xét trên vị trí: bao gồm 2 loại, loại thứ nhất là suy đường hô hấp trên, loại thứ hai là suy đường hô hấp dưới;

  • Xét trên cơ chế gây bệnh: xuất phát từ 2 nguyên nhân đó là do hệ hô hấp (bị viêm phổi, xơ hóa phổi, phù phổi,...) và do hệ tuần hoàn (thuyên tắc mạch phổi, suy tim trái);

  • Dựa theo PaCO2: gồm 2 phân độ là thừa CO2 và thiếu O2;

  • Theo thời gian: phân thành suy hô hấp cấp, suy hô hấp mạn tính và các đợt suy cấp tính trên nền mạn tính.

2. Suy hô hấp là do nguyên nhân nào gây ra?

2.1. Nguyên nhân tại phổi

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới suy hô hấp đó là các bệnh về phổi như xơ phổi, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, tắc nghẽn phế quản, thuyên tắc động mạch phổi hoặc phù phổi cấp do tim. Dựa trên những nguyên nhân gây bệnh mà sẽ phân loại thành các phân độ suy hô hấp khác nhau.

2.2. Nguyên nhân ngoài phổi

Ngoài các bệnh lý tại phổi, suy hô hấp cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân bệnh lý khác ngoài phổi như bị ảnh hưởng bởi các khối u xung quanh đường hô hấp (u thực quản, u thanh quản, u khí quản) khiến đường dẫn khí bị chèn ép và tắc nghẽn. 

Suy hô hấp do khối u thường gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. Đường hô hấp bị ảnh hưởng gián tiếp từ các biến chứng của khối u, điển hình như nhiễm trùng thanh quản, dị vật hay thức ăn mắc kẹt tại thanh quản gây khó thở.

Không chỉ có khối u, các vấn đề khác như tổn thương màng phổi gây gãy xương sườn, tổn thương hệ thần kinh và tràn dịch màng phổi đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp.

3. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng suy hô hấp 

Tùy thuộc vào mức độ cũng như nguyên nhân gây bệnh sẽ bộc lộ những triệu chứng suy hô hấp khác nhau, cụ thể: 

3.1. Triệu chứng suy hô hấp do thiếu oxy

Ở trường hợp này bệnh nhân thường có các biểu hiện như mệt mỏi, sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều trở ngại. Vì thiếu oxy thường xuyên nên bệnh nhân thường có biểu hiện khó thở, nghẹt thở đi kèm với cảm giác buồn ngủ do thiếu oxy lên não. Ngoài ra vùng môi, đầu các chi như ngón chân, ngón tay luôn xanh xao, nhợt nhạt.

3.2. Triệu chứng suy hô hấp do dư thừa CO2 trong máu

Khi nồng độ CO2 trong máu tăng quá mức bình thường, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, không tỉnh táo, nhìn mờ, thở nhanh, mạch nhanh,...

trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi chức năng phổi bị suy giảm cũng có những dấu hiệu như môi và da tái xanh, thở nhanh, thở rút lõm lồng ngực, cơ co kéo giữa các xương sườn mỗi khi hít thở. Tương tự như người lớn, trẻ cũng có chung một phân độ suy hô hấp. Tình trạng này nếu không được phát hiện và xử trí ngay từ sớm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, nghiêm trọng hơn là đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Suy hô hấp thường khiến bệnh nhân mệt mỏi

Suy hô hấp thường khiến bệnh nhân mệt mỏi

4. Suy hô hấp thường xảy ra ở những đối tượng nào?

Dưới đây là những đối tượng dễ bị suy hô hấp nhất:

  • Trẻ sinh thiếu tháng: những trẻ sinh non vì là các cơ quan trong cơ thể chưa được phát triển hoàn chỉnh nên nguy cơ bị suy hô hấp sẽ cao hơn rất nhiều so với những trẻ đủ tháng. Bên cạnh đó hệ miễn dịch của những em bé sinh non cũng yếu hơn bình thường nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, đặc biệt là dễ mắc các bệnh nhiễm trùng tại đường hô hấp;

  • Người lớn tuổi: tương tự như trẻ sơ sinh, sức đề kháng của người già yếu đi theo thời gian, các cơ quan cũng bị lão hóa theo tuổi tác và hệ hô hấp cũng không ngoại lệ;

  • Người thường xuyên sử dụng hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá;

  • Người sinh sống và làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi hay hóa chất độc hại;

  • Người mắc bệnh về đường hô hấp hay đã từng gặp phải chấn thương ở các cơ quan này.

Nếu không có biện pháp điều trị tích cực, suy hô hấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tổn thương não, rối loạn nhịp tim, chấn thương phổi, suy thận, thậm chí là tử vong.

5. Suy hô hấp cấp tính - điều trị bằng phương pháp nào?

Trong điều trị suy hô hấp cấp tính cần phải đảm bảo nguyên tắc đó là phải vận chuyển được oxy tuần hoàn đến những cơ quan khác và giảm lượng CO2 dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra cần kết hợp điều trị biến chứng và loại bỏ tác nhân gây bệnh.

5.1. Liệu pháp oxy

Đây là phương pháp có tác dụng cung cấp thêm oxy cho phổi của bệnh nhân để hỗ trợ hoạt động hô hấp và thúc đẩy việc luân chuyển oxy đi toàn cơ thể. Những kỹ thuật được ứng dụng trong trường hợp này gồm có: 

  • Dùng mặt nạ thông khí; 

  • Sử dụng ống thông mũi; 

  • Liệu pháp NPPV (thông khí áp lực dương không xâm lấn); 

  • Oxy hóa màng ngoài cơ thể;

  • Mở khí quản;

  • Dùng máy thở cơ học.

Phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Liệu pháp oxy là biện pháp được áp dụng phổ biến trong suy hô hấp

Liệu pháp oxy là biện pháp được áp dụng phổ biến trong suy hô hấp

5.2. Dùng thuốc

  • Corticoid: giúp giảm phù nề đường thở, được dùng để cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm đường thở;

  • Thuốc giãn phế quản: công dụng chính là kiểm soát triệu chứng cơn hen suyễn và làm thông thoáng đường thở, ổn định chức năng hô hấp;

  • Thuốc kháng sinh: giúp tiêu diệt vi khuẩn và các tác nhân khác gây nhiễm trùng phổi.

Đối với các ca suy hô hấp nặng hơn, bệnh nhân có thể sẽ cần phải được điều trị bằng các biện pháp khác như vật lý trị liệu, dùng thuốc loãng máu và tập phục hồi chức năng cho phổi.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin hữu ích về các phân độ suy hô hấp và những biến chứng nguy hiểm do  tình trạng này gây ra đối với sức khỏe. Nếu bạn có các dấu hiệu của suy  hô hấp thì nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh gặp phải những sự cố không mong muốn.

Trong trường hợp bạn cần được tư vấn các vấn đề về hô hấp, hãy liên hệ ngay với tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và đặt lịch khám cùng các bác sĩ Chuyên khoa Hô hấp ngay hôm nay!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ