Tin tức

Những câu hỏi thường gặp về tầm soát ung thư cổ tử cung và lời giải đáp

Ngày 01/03/2024
Ngô Thị Mai Phương
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Key: tầm soát ung thư cổ tử cung

Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung và địa chỉ tầm soát uy tín

Mặc dù ung thư cổ tử cung là bệnh rất nguy hiểm và phổ biến, nhất là ở những chị em từ tuổi 30 trở lên, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bệnh cũng như vai trò của tầm soát bệnh. Dưới đây là một số thắc mắc về tầm soát ung thư cổ tử cung và những lời giải đáp chi tiết từ chuyên gia.

1. Tầm soát ung thư cổ tử cung có tác dụng gì?

Thay vì để bệnh tiến triển nặng với những triệu chứng nghiêm trọng và cơ hội điều trị khỏi bệnh gần như bằng “0” thì chị em hay đi tầm soát ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt.

 

A person in a white coat holding her stomach

Description automatically generated

Tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện bệnh sớm

Lợi ích của việc tầm soát bệnh là có thể phát hiện bệnh từ rất sớm, ngay từ khi bệnh chưa có những biểu hiện ra bên ngoài. Lúc này, cơ hội chữa khỏi bệnh của chị em có thể lên đến 90%. Ngược lại, càng phát hiện bệnh muộn thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng thấp đi, chất lượng sống của bệnh nhân cũng suy giảm nghiêm trọng. Do đó, lời khuyên cho bạn là hãy chủ động bảo vệ sức khỏe, đừng bỏ lỡ “thời điểm vàng” tầm soát ung thư để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

2. Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nào là tốt nhất?

Có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến nhất hiện nay là xét nghiệm Pap Smear và xét nghiệm HPV. Rất khó để có thể chỉ ra phương pháp xét nghiệm tốt nhất. Theo các chuyên gia, chị em nên thực hiện kết hợp cả hai phương pháp này để đạt được hiệu quả sàng lọc ung thư cổ tử cung cao nhất.

Chị em không cần lo lắng quá nhiều vì quy trình thực hiện các phương pháp tầm soát bệnh này khá đơn giản và nhanh gọn, đồng thời cũng không mất quá nhiều thời gian. Hơn nữa, trong quá trình thăm khám, bạn cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ rất tận tình của bác sĩ và y tá.

3. Tầm soát ung thư cổ tử cung có cho kết quả chính xác không?

Hiện nay, 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung đã nêu trên được cho là phổ biến và có độ chính xác cao (hiệu quả sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể chính xác đến 99.6% nếu thực hiện đồng thời cả 2 phương pháp PAP và HPV). Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như các trang thiết bị máy móc thực hiện xét nghiệm, và trình độ bác sĩ giải phẫu bệnh. Do đó, chị em cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín và thực hiện theo đúng những lưu ý sau:

A person and person lying on the floor

Description automatically generated

Không nên quan hệ tình dục trước khi tầm soát

- Trước khi đi khám, không nên quan hệ tình dục, không dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ hay các loại thuốc đặt âm đạo.

- Không đi khám vào ngày có kinh nguyệt. Nên tầm soát hợp lý là khi kinh nguyệt đã kết thúc được 3 đến 5 ngày.

- Những trường hợp đang bị viêm nhiễm thì nên điều trị bệnh trước, sau đó tiến hành tầm soát ung thư sau.

4. Tầm soát ung thư cổ tử cung ở độ tuổi nào là hợp lý?

Phụ nữ nên tầm soát bệnh từ sau tuổi 21, sau khi đã có quan hệ tình dục,... Vì đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là những chị em trong độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi. Tần suất tầm soát còn phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng và loại xét nghiệm mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, phần lớn chị em nên tầm soát định kỳ từ 1 đến 3 năm/lần.

5. Phải làm sao nếu phát hiện tế bào bất thường?

Nếu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung cho thấy có kết quả bất thường thì chị em cần bình tĩnh, không nên lo lắng thái quá. Việc xuất hiện những tế bào bất thường này không có nghĩa là bạn chắc chắn bị ung thư cổ tử cung. Nếu được điều trị đúng cách, sau một thời gian những tế bào này có thể bình thường lại. Hoặc nếu một thời gian, những tế bào này phát triển thành ung thư thì việc điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ cho kết quả rất tích cực, thậm chí có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Chị em cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên, để kiểm tra xem tế bào bất thường đó có thể trở lại bình thường hay phát triển thành ung thư, các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện thêm những xét nghiệm bổ sung chẳng hạn như soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung,... Ngoài ra, chị em cũng cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ cho đến khi có kết quả tầm soát rõ ràng và chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình.

6. Sau khi tầm soát ung thư cổ tử cung có thể vận động đi lại được ngay không?

Nhiều chị em lo ngại về vấn đề vận động, đi lại sau tầm soát. Tuy nhiên, những lo lắng này là không cần thiết. Khi việc thăm khám đã hoàn tất, chị em có thể đi lại và vận động hoàn toàn bình thường.

Nếu bị chảy máu âm đạo sau khi thăm khám, chị em cũng không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ thuyên giảm ngay sau đó và không gây hại gì cho sức khỏe. Nếu lượng máu chảy nhiều, bạn hay liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra nguyên nhân và xử trí đúng cách .

Nếu sau khi thăm khám, bác sĩ cần bạn làm thêm các xét nghiệm bổ sung thì hãy thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ.

MEDLATEC có hệ thống máy móc hiện đại và là cơ sở tầm soát ung thư cổ tử cung đáng tin cậy

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế đáng tin cậy về tầm soát ung thư cổ tử cung. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm với những trang thiết bị hiện đại, tân tiến chính là những yếu tố quan trọng để mang lại những dịch vụ y tế chất lượng với mức chi phí hợp lý nhất. Hơn nữa, quy trình thăm khám đơn giản, nhanh gọn cũng là một trong những ưu điểm của MEDLATEC.

Để được tư vấn sâu hơn về các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung tại MEDLATEC, chị em vui lòng liên hệ tổng 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

BS Vân đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ