Tin tức
Các yếu tố nguy cơ và cách điều trị loãng xương hiệu quả
- 19/10/2020 | Loãng xương là gì và phương pháp chẩn đoán bệnh ra sao?
- 06/11/2020 | Thực hư câu chuyện: Thuốc chống loãng xương gây nguy hiểm cho sức khỏe
- 21/10/2020 | Cùng bạn tìm hiểu: Máy đo loãng xương có chính xác không?
1. Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa của xương, dẫn đến tổn thương độ chắc của xương, khiến xương dễ bị gãy. Độ chắc của xương ở đây được đánh giá dựa trên sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.
Bệnh thường xảy ra ở người già và phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Lúc này xương rất dễ gãy và khó lành lại, cần phải tốn rất nhiều chi phí để điều trị. Những vị trí thường xảy ra những trường hợp gãy xương nhất như cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.
Loãng xương là là một hiện tượng thoái hóa tự nhiên. Bên cạnh đó, lối sống sinh hoạt cùng chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là trong những yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương xảy ra nhanh hơn. Tuy bệnh không thể chữa dứt điểm, nhưng nếu điều trị loãng xương hiệu quả và thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ làm chậm được quá trình phát triển của bệnh và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng gãy xương trong tương lai.
Mật độ các chất trong xương ngày càng thưa
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương
Sự thiếu hụt canxi được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng loãng xương. Điều này làm hạn chế khả năng hình thành mô xương mới của cơ thể. Ngoài ra, sự thiếu hụt estrogen ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh hay suy giảm testosterone ở nam giới cũng khiến xương dễ bị lão hóa hơn.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ gây loãng xương sớm có thể nói đến như.
Những yếu tố không thể thay đổi
-
Độ tuổi: Mật độ xương đạt đỉnh điểm khi chúng ta khoảng 30 tuổi. Lúc này, xương mới sẽ hình thành chậm hơn trong khi xương cũ bắt đầu thời gian thoái hóa. Cơ thể chúng ta có nguy cơ loãng xương cao hơn khi bắt đầu bước vào độ tuổi 50, lúc này tốc độ thoái hóa xương diễn ra nhanh chóng, vượt qua tốc độ tạo xương mới.
-
Giới tính: Thông thường, ở nam giới tình trạng loãng xương xảy ra ít hơn so với phụ nữ. Xương của nữ giới trong giai đoạn mãn kinh sẽ yếu đi rất nhiều do tình trạng thiếu hụt estrogen.
-
Tiền sử bệnh lý gia đình: Nguy cơ cao bạn bị loãng xương là rất lớn nếu trong gia đình bạn có người thân bị loãng xương. Các nghiên cứu gần đây của các chuyên gia cho thấy, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao thêm một ít với mỗi rối loạn di truyền.
-
Thể trạng cơ thể: Những người thấp bé thường có khối lượng xương thấp nên tốc độ mất xương nhanh hơn người khác.
-
Tai nạn: Việc chấn thương xương có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi, khiến người bệnh có nguy cơ cao bị loãng xương nhanh hơn người bình thường.
Những yếu tố có thể thay đổi
-
Chế độ ăn hàng ngày: Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cung cấp đủ vitamin D và Canxi cho cơ thể sẽ giúp xương chắc khỏe hơn. Ngược lại, bạn sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương nếu hấp thụ ít canxi, vitamin,... mà tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu protein, natri hay cafein như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...
-
Ít vận động: Lười vận động, hay năm và ngồi quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
-
Cân nặng: Áp lực lên xương và các khớp sẽ lớn hơn so với người bình thường khi bạn bị thừa cân, béo phì, dẫn đến khả năng cao mắc các bệnh lý về xương khớp như gout, loãng xương, viêm khớp,...
Những người thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương
-
Công việc: Những người làm những công việc văn phòng, ngồi hoặc đứng quá nhiều ít có thời gian để vận động thường rất dễ mắc bệnh loãng xương. Mọi người có thể cải thiện tình trạng này bằng những bài tập ngắn hỗ trợ cân bằng và tăng sự cứng cáp của xương khớp.
-
Sử dụng steroid: Quá trình tái tạo xương mới cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn sử dụng steroid trong một khoảng thời gian dài. Nếu không phải bắt buộc, thì bạn có thể trò chuyện với bác sĩ của mình để tìm những giải pháp điều trị thay thế.
3. Điều trị loãng xương như thế nào?
Tùy vào đối tượng cũng như những biến chứng, mức độ loãng xương, việc điều trị cũng sẽ khác nhau.
Điều trị loãng xương không dùng thuốc
Đối với những trường hợp loãng xương được phát hiện sớm, bạn có thể điều trị loãng xương mà không phải sử dụng thuốc bằng các cách sau:
-
Thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho sức khỏe hơn. Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu calci, vitamin D hàng ngày như sữa, thực phẩm giàu omega -3,...
-
Không sử dụng các thực phẩm gây nguy cơ loãng xương cao như rượu, bia, cafein, thuốc lào, thuốc lá,...
-
Tăng cường vận động, thể dục thể thao, cẩn thận trong sinh hoạt, tránh trường hợp té ngã làm tổn thương đến xương,...
-
Phơi nắng, tập thể dục ngoài trời nhằm tăng cường, bổ sung vitamin D. Tùy vào từng độ tuổi, có thể chọn những bài tập nhẹ nhàng, khác nhau như đi bộ, chạy bộ, aerobic, tập dưỡng sinh,...
-
Để giảm sử tỳ đè lên cột sống, xương hông,... bạn nên sử dụng những dụng cụ hỗ trợ như nẹp, đai lưng,...
Những thực phẩm giàu canxi tốt cho xương
Điều trị loãng xương bằng thuốc
Có thể bổ sung canxi với liều lượng 500 - 1.500mg hàng ngày; Vitamin D với liều lượng 800 - 1.000 UI hàng ngày.
Trong những trường hợp trình trạng bệnh nặng, ngoài phương pháp điều trị không dùng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để giảm quá trình loãng xương như:
-
Nhóm thuốc Bisphosphonate, Cholecalciferol 2.800UI,... làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương.
-
Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao mắc loãng xương thường được chỉ định sử dụng liệu pháp thay thế Estrogen, tuy nhiên cần có sự trao đổi kỹ, cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích với bác sĩ vì liệu pháp này sẽ có nguy cơ đi kèm.
-
Thuốc vừa có tác dụng ức chế hủy xương cũng như làm tăng tái tạo xương như Strontium ranelate.
-
Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp điều trị với các nhóm thuốc làm tăng quá trình đồng hóa như Deca Durabolin và durabolin.
Loãng xương là một bệnh lý thầm lặng. Vì vậy, việc kiểm tra xương định kỳ là vô cùng cần thiết để để phát hiện sớm và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả. Nếu để đến khi có những triệu chứng thì lúc đó cơ thể bạn đã mất đi một lượng xương đáng kể.
Đo mật độ xương toàn thân giúp phát hiện sớm tình trạng loãng xương
Nếu xuất hiện những triệu chứng giảm cân, đau nhức xương khớp, cơn đau kéo dài, khó lành dù chỉ một va chạm nhẹ... bạn cần đến ngay các cơ sở uy tín để thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc tiêm thuốc để điều trị loãng xương.
Hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về tình trạng cũng như các phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thêm, bạn có thể liên hệ đến MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!