Tin tức
Cách chữa viêm mũi họng cho trẻ sơ sinh cha mẹ nào cũng cần biết
- 29/12/2021 | Viêm mũi họng dị ứng: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- 29/12/2021 | Viêm mũi họng mạn tính: phân loại và phương pháp điều trị
- 29/12/2021 | Viêm mũi họng uống thuốc gì và những lưu ý cần biết
1. Cách chữa viêm mũi họng cho trẻ sơ sinh
Cách chữa viêm mũi họng ở trẻ như thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân và chữa trị, loại bỏ nguyên nhân triệt để. Triệu chứng trẻ gặp phải cũng thường xảy ra nhanh khiến cha mẹ lo lắng không biết xử trí như thế nào. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm mũi họng sớm
1.1. Xử trí khi viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh gây ngạt mũi
Nếu trẻ chỉ bị nghẹt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì trẻ vẫn có thể thở đều đặn với sự hỗ trợ của miệng. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên dùng khăn giấy mềm lau dịch mũi thường xuyên cho trẻ để giảm khó chịu, tránh vi khuẩn, virus trong dịch lan đến các vùng khác. Lưu ý phải vứt bỏ khăn lau dịch mũi cho trẻ ngay sau khi sử dụng.
Nếu viêm mũi họng với dịch mũi đặc, nên nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ và chờ vài phút. Nước muối sẽ có tác dụng làm loãng dịch mũi, giúp gỉ mũi mềm ra và có thể lau được.
Nhỏ dịch muỗi vào mũi để làm loãng dịch nhầy trong mũi trẻ
Có thể dùng dụng cụ hút mũi nếu dịch mũi đặc và nhiều, tuy nhiên các chuyên gia cho biết không nên lạm dụng dùng thiết bị này vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Cùng với đó, việc dùng miệng để hút dịch mũi cho trẻ cũng không nên vì có thể làm lây vi khuẩn từ miệng người lớn vào mũi trẻ.
1.2. Xử trí khi trẻ đau họng
Viêm mũi họng khiến trẻ đau rát họng và sẽ quấy khóc liên tục khiến cha mẹ lo lắng. Cha mẹ nên cố gắng cho trẻ bú và nghỉ ngơi nhiều hơn. Cố gắng dỗ dành trẻ để trẻ không quấy khóc liên tục dẫn đến mệt mỏi quá mức.
1.3. Xử trí khi trẻ bị sốt nhẹ đến sốt vừa
Nếu trẻ viêm mũi họng chỉ bị sốt nhẹ, cha mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn ấm để lau người. Đặc biệt chú ý lau phần bẹn và phần nách của trẻ.
1.4. Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ viêm mũi họng
Triệu chứng viêm mũi họng thường khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ bú hoặc bú ít hơn, mẹ nên chia nhỏ số lần bú của bé trong ngày. Như vậy trẻ sẽ bú được nhiều hơn, được cung cấp đủ nước và kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, từ đó triệu chứng viêm mũi họng cũng được cải thiện.
Trẻ viêm mũi họng nên bú sữa nhiều thành các bữa nhỏ
Thông thường, khi được chăm sóc đúng cách, triệu chứng viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Trong thời gian này, triệu chứng có thể nặng đột ngột, nhất là sốt cao hoặc trẻ quấy khóc trong nhiều giờ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu đây là dấu hiệu nguy hiểm.
Cụ thể, trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng có thể gặp nguy hiểm nếu có các dấu hiệu sau:
-
Trẻ không chịu bú mẹ, đã bỏ bú nhiều bữa.
-
Cơ thể trẻ bị phát ban, sốt cao không giảm dù đã có biện pháp hỗ trợ.
-
Trẻ gặp khó khăn khi thở, thở khò khè.
-
Trẻ có dấu hiệu kiệt sức, mệt mỏi, da xanh xao.
Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh sốt cao trên 38.5 độ C, trẻ thở nhanh, ho nhiều cũng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra triệu chứng và chỉ định thuốc điều trị để giảm nhanh triệu chứng, tránh biến chứng như:
-
Dùng kháng sinh nếu viêm mũi họng do vi khuẩn hoặc có dấu hiệu bội nhiễm.
-
Dùng nước muối ấm, siro ho để giảm ho cho bé.
-
Dùng paracetamol để hạ sốt, giảm đau.
Khi trẻ sơ sinh cần điều trị viêm mũi họng với thuốc, cha mẹ cần tuân thủ đúng về liều dùng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc điều trị khi chưa có hướng dẫn bác sĩ, kể cả là liều trẻ đã từng dùng trước ấy.
Không tự ý cho trẻ sơ sinh dùng thuốc kháng sinh
Khi được can thiệp kịp thời, triệu chứng nặng do viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện tốt. Cha mẹ không nên quá lo lắng bởi viêm mũi họng là bệnh khá lành tính, sức khỏe của trẻ sẽ được đảm bảo nếu chăm sóc và điều trị sớm.
2. Cách phòng bệnh viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh
Viêm mũi họng là bệnh thường gặp song ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, vì thế bên cạnh nắm rõ về cách chữa viêm mũi họng cho trẻ em, cần lưu ý cả các biện pháp phòng ngừa bệnh bao gồm:
-
Giữ ấm tốt cho trẻ, trẻ rất dễ bị cảm lạnh, viêm mũi họng nếu tiếp xúc với gió lạnh thời tiết hoặc máy lạnh. Đặc biệt phần cần giữ ấm trên cơ thể trẻ là phần ngực, cổ, gan bàn chân,…
-
Tăng cường dinh dưỡng: Trẻ 6 tháng đầu nên được cấp dinh dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ, sau đó có thể dần thay thế bằng chế độ ăn dặm. Trường hợp không thể để trẻ bú sữa mẹ, cần lựa chọn loại sữa công thức phù hợp, đảm bảo đủ dinh dưỡng và vệ sinh khi pha chế cho trẻ.
-
Vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày đúng cách: dùng khăn mềm sạch thấm nước hoặc nước muối để vệ sinh lưỡi miệng cho trẻ, dùng rơ lưỡi tiệt khuẩn cạo nhẹ nhàng ở miệng lưỡi trẻ. Nên thực hiện 2 lần/ngày để tránh mảng bám sữa và thức ăn bám vào lưỡi miệng gây bệnh.
-
Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất hay bụi bẩn vì chúng đều làm hại cho hệ hô hấp của trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ
-
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ: Vắc xin được tiêm bắt đầu khi trẻ sinh ra nhằm giúp hệ miễn dịch tạo sẵn kháng thể kháng lại tác nhân gây bệnh, từ đó phòng viêm mũi họng hay các bệnh lý hô hấp khác dễ dàng hơn.
Tốt nhất, cha mẹ không nên tự chữa viêm mũi họng cho trẻ sơ sinh tại nhà bởi bệnh tiến triển rất nhanh và có thể dẫn đến các biến chứng đáng tiếc. Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều khách hàng tin tưởng, đánh giá cao. Các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Nhi, chuyên khoa Tai - Mũi - Họng được đào tạo bài bản, nâng cao sẽ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất tình trạng bệnh lý ở trẻ.
Nếu cần tư vấn chi tiết hơn hoặc đặt lịch khám, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!