Tin tức
Cách điều trị đa hồng cầu và phương pháp phòng ngừa
- 17/03/2022 | Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào? Phương pháp điều trị ra sao?
- 21/06/2021 | Đa hồng cầu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Những điều cần biết về bệnh đa hồng cầu
Giống như tên gọi của nó, đa hồng cầu là bệnh lý xảy ra khi tủy xương của bạn sản xuất quá nhiều tế bào máu, trong đó tế bào hồng cầu chiếm tỷ lệ cao nhất. Việc hồng cầu được sản sinh quá nhiều dẫn tới hàm lượng chất nhớt của máu tăng, máu chảy chậm và từ đó tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các cục máu đông.
Bệnh lý đa hồng cầu gây nên cảm giác đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi cho người bệnh
Triệu chứng của bệnh đa hồng cầu
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp điều trị đa hồng cầu, chúng ta hãy cùng điểm qua những triệu chứng thường gặp khi không may mắc phải căn bệnh này.
Nếu bạn nhận thấy bản thân hay người thân xuất hiện những triệu chứng sau, hãy theo dõi và tiến hành thăm khám để được nhận biết sớm. Theo các bác sĩ, bệnh lý đa hồng cầu khi ở giai đoạn đầu sẽ không phát ra bất cứ dấu hiệu nào để nhận biết. Đến một giai đoạn nhất định của bệnh, các triệu chứng xuất hiện, cụ thể như sau:
-
Tình trạng nhức đầu thường xuất hiện và kéo dài.
-
Chóng mặt, hoa mắt thường xuất hiện, nhất là khi thay đổi tư thế.
-
Tầm nhìn của bạn sẽ xuất hiện những điểm tối hoặc mù.
-
Trong và sau khi tắm nước ấm người thường bị ngứa ran.
-
Mồ hôi thường đổ vào ban đêm tuy thời tiết không quá nóng.
-
Cơ thể bị sụt cân một cách nhanh chóng, không thể kiểm soát.
Đa hồng cầu là bệnh lý với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời
Đối tượng nào có nguy cơ mắc đa hồng cầu
Bệnh lý đa hồng cầu do khá nhiều yếu tố gây nên. Những đối tượng mắc phải bệnh lý này phải kể đến như: Người có tiền sử bệnh tim hoặc phổi ở mức độ nặng, người hút thuốc nhiều, tiếp xúc thường xuyên với khí carbon monoxide cao, thiếu oxy trong thời gian khá dài,…
Đa hồng cầu được đánh giá là loại bệnh lý nguy hiểm, gây ra khá nhiều biến chứng nếu người bệnh không thực hiện thăm khám, điều trị kịp thời. Xuất huyết cục máu đông, lách to là những biến chứng phổ biến nhất của người mắc phải bệnh lý này. Ngoài ra, còn rất nhiều hệ lụy đằng sau, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh.
2. Cách điều trị bệnh lý đa hồng cầu
Hiện nay, chưa có một phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm bệnh lý đa hồng cầu. Tuy nhiên, việc vận dụng một liệu trình điều trị kịp thời, an toàn và đúng đắn sẽ phần nào giúp kiểm soát tình trạng bệnh.
Khi bệnh ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ khó có thể nhận biết được bởi không có triệu chứng, dấu hiệu nào đặc biệt. Tuy nhiên, nếu bạn là người thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ thì sẽ có thể phát hiện được bệnh sớm. Trong thời gian này, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, thực hiện thăm khám thường xuyên. Khi nhận thấy cần có sự can thiệp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp y khoa giúp giảm hàm lượng hồng cầu mà cơ thể tự tạo ra, từ đó ngăn ngừa cục máu đông và các biến chứng nguy hiểm khác.
Những phương pháp được sử dụng trong điều trị đa hồng cầu bao gồm:
Lấy máu
Tương tự như việc bạn đang thực hiện hiến máu tình nguyện, lấy máu điều trị đa hồng cầu cũng sẽ được lấy từ tĩnh mạch. Điều này sẽ làm giảm số lượng tế bào máu, máu sẽ trở nên loãng hơn và dễ dàng vận chuyển trong cơ thể. Việc lấy máu sẽ làm cho các triệu chứng đau đầu, chóng mặt,… của bạn được giảm bớt.
Lấy máu là một trong các phương pháp điều trị đa hồng cầu hiện nay
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định tần suất lấy máu. Trên thực tế cho thấy, có khá nhiều trường hợp chỉ sử dụng phương pháp này để điều trị bệnh và họ phải tuân thủ trong nhiều năm.
Sử dụng thuốc aspirin liều thấp
Aspirin liều thấp là toa thuốc được bác sĩ chỉ định kê cho người bệnh để giữ cho tiểu cầu không bị dính vào nhau. Từ đó, khả năng bị cục máu đông của bạn sẽ được hạn chế, giảm bớt khả năng bị đau tim và đột quỵ. Phương pháp sử dụng loại thuốc này được áp dụng cho hầu hết các trường hợp người bệnh bị đa hồng cầu.
Sử dụng thuốc làm giảm số lượng hồng cầu máu
Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc aspirin liều thấp không đạt hiệu quả cao thì bác sĩ sẽ cân nhắc và kê thêm hydroxyurea – loại thuốc giúp làm giảm số lượng tế bào máu hiệu quả. Loại thuốc này còn có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát được các triệu chứng mà đa hồng cầu gây nên.
Thuốc kháng Histamin là lựa chọn hợp lý cho bạn nếu tình trạng ngứa toàn thân không có chiều hướng thuyên giảm.
3. Ngăn ngừa đa hồng cầu
Dưới đây là một số cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh lý đa hồng cầu xảy đến với sức khỏe. Cụ thể như sau:
-
Hãy cai thuốc lá ngay từ hôm nay.
-
Hạn chế tiếp xúc với carbon monoxide.
-
Kiểm soát các bệnh lý mình đang mắc phải như: Phổi mạn tính, tim,…
-
Duy trì lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày để duy trì sức khỏe.
-
Đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung đủ chất vào mỗi bữa ăn.
Hãy duy trì thói quen sống lành mạnh mỗi ngày để cơ thể luôn được khỏe mạnh
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề điều trị đa hồng cầu mà các bác sĩ đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC muốn gửi đến quý bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám sức khỏe, theo dõi bệnh lý đa hồng cầu thì MEDLATEC là nơi mà bạn không nên bỏ qua.
Khi thăm khám tại đây, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu cần thiết để xác định tình trạng và áp dụng phác đồ điều trị nếu cần. Với việc nhận được đồng thời 2 chứng chỉ chất lượng phòng xét nghiệm là ISO 15189:2012 và CAP minh chứng cho năng lực xét nghiệm của MEDLATEC. Thực hiện xét nghiệm máu tại Trung tâm Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn có thể yên tâm về tính chính xác cũng như thời gian nhận kết quả.
Với nhiều lợi thế, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Để đặt lịch hẹn thăm khám tại Bệnh viện hoặc lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!