Tin tức
Cách điều trị sót nhau thai mẹ sau sinh cần biết
- 25/07/2022 | Hậu sản là gì và những điều cần biết về bệnh hậu sản
- 05/07/2021 | Nhiễm khuẩn hậu sản ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
- 10/09/2020 | Cách bảo vệ nhau thai vô cùng quan trọng mẹ cần biết
1. Sót nhau thai là hiện tượng gì?
Nhau thai được gắn vào thành tử cung, có nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Ngoài ra, bánh nhau còn bảo vệ thai nhi khi có sự tác động từ bên ngoài như vi khuẩn gây nhiễm trùng, va đập, chấn thương.
sau khi sinh thì cơ thể người mẹ không cần đến nhau thai nữa. Do vậy, với những trường hợp sinh thường, sau khi con ra đời, khoảng 30 phút thì nhau thai sẽ được tử cung người mẹ co bóp để đẩy ra ngoài (hay còn gọi là sổ rau). Với những người sinh mổ, bác sĩ lấy bánh nhau ra khỏi thành tử cung.
Mẹ mới sinh được theo dõi chặt chẽ để tránh biến chứng có thể gặp
Tuy nhiên, một số trường hợp, do những nguyên nhân khác nhau mà một phần nhau thai còn bị mắc lại ở tử cung, được gọi là hiện tượng sót nhau thai. Nhau sót có thể xảy ra bởi nhau bị mắc do cổ tử cung đóng một phần hoặc nhau vẫn còn bám vào thành tử cung (nhau cài răng lược).
Sót nhau là tình trạng rất nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ, gây ra tình trạng viêm tử cung, viêm phần phụ hay nghiêm trọng hơn là băng huyết, đe dọa tính mạng người mẹ.
2. Nguyên nhân và triệu chứng dẫn đến tình trạng sót nhau thai
Tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể giúp tìm được cách điều trị sót nhau thai phù hợp cho mẹ.
Có thể kể ra đây một số nguyên nhân gây ra tình trạng trên, gồm:
Nhau bị mắc kẹt
Là tình trạng nhau mắc ở sau cổ tử cung khiến cho nó dù đã được tách, nhưng không được đẩy ra ngoài nên khi cổ tử cung đóng lại thì bị kẹt bên trong.
Đờ tử cung
Chỉ hiện tượng việc co bóp của tử cung không đủ mạnh hoặc không liên tục khiến việc tống nhau ra ngoài không triệt để.
Nhau sẽ bị sót nếu tử cung của mẹ co bóp không tốt
Nhau tiền đạo
Thông thường nhau bám ở đáy tử cung, song một số trường hợp, rau tiền đạo thị một phần hoặc toàn bộ bánh rau bám ở vùng đoạn dưới tử cung và cổ tử cung. Điều này không chỉ khiến cho thai nhi khó ra ngoài trong khi sinh mà còn gây nguy cơ sót nhau.
Nhau cài răng lược
Là tình trạng mà nhau bám quá sâu, thậm chí xâm lấn vào thành tử cung khiến cho việc lấy bánh nhau ra khỏi thành tử cung rất khó, dẫn đến băng huyết, rối loạn đông màu, sót rau.
Ngoài ra, một số trường hợp có thể là do:
-
Nhân viên y tế khi thực hiện lấy nhau không kiểm tra kỹ.
-
Những người từng thực hiện thủ thuật nạo, phá thai hoặc từng mổ trước đó, nhau có thể bị dính vào vết mổ, vết rạch hay vết sẹo khiến khó phát hiện.
-
Phụ nữ mang thai khi cao tuổi (trên 35), sinh non, sinh quá nhiều lần (hơn 5 lần), quá trình sinh kéo dài hoặc bị thai lưu cũng dễ gặp hiện tượng này.
Việc bị sót nhau có thể gây ra một số triệu chứng, trong đó điển hình là:
-
Ra máu bất thường: trên thực tế, sau sinh, sản phụ có thể bị ra sản dịch kéo dài song nếu là do sót nhau, cả dịch và máu đều không bình thường: Dịch mùi hôi, màu đen, máu ra nhiều, cả máu cục lẫn máu tươi.
-
Bụng đau nhiều, đặc biệt là phần bụng dưới.
-
Sốt và do mất máu nhiều nên có thể choáng váng, mệt mỏi.
-
Sự co hồi của tử cung kém.
Nhau còn sót có thể khiến mẹ nhiễm trùng, đau bụng dưới
Đặc biệt, cần lưu ý tới những biểu hiện là dấu hiệu của sự nhiễm trùng như sốt, mệt mỏi, hơi thở có mùi,... để việc phán đoán được kịp thời hơn.
3. Cách điều trị sót nhau thai
Đây là biến chứng có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ nên cần được phát hiện và xử trí sớm.
Thông thường, sau khi người phụ nữ sinh con, bác sĩ sẽ kiểm tra nhau thai xem nó có được đẩy ra ngoài toàn bộ hay chưa. Song, một số trường hợp, phần nhau bị dính lại rất nhỏ, khó nhận thấy và thường gây ra triệu chứng ngay sau sinh. Việc chẩn đoán sót nhau chính xác nhất được thực hiện qua phương pháp siêu âm kiểm tra.
Kiểm tra dấu hiệu lâm sàng và siêu âm giúp bác sĩ xác định tình trạng của mẹ
Sau khi có kết quả, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sót nhau thai sau:
- Kiểm soát tử cung và loại bỏ nhau thai bằng tay.
- Nạo tử cung.
- Cắt tử cung: đối với trường hợp rau cài răng lược.
4. Phòng ngừa tình trạng sót nhau thai
Sót nhau là một trong những biến chứng ít gặp và có thể điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai và sinh nở, người mẹ cần rất thận trọng.
Bởi vậy, nếu trước đây mẹ đã từng mắc hoặc có nguy cơ mắc, cần trao đổi với bác sĩ để có sự chuẩn bị đầy đủ nhất. Ngoài ra, chị em cũng nên tránh nạo hút thai nhiều lần.
Mẹ sau sinh cũng nên vận động sớm, có thể tăng cường uống nước rau ngót xay hoặc ăn đu đủ xanh nhằm kích thích việc co bóp cổ tử cung để đẩy nhau sót hoặc sản dịch ra ngoài.
Có thể nói, đảm bảo cho nhau được ra hết bên ngoài sau khi sinh không chỉ là do cơ địa của người mẹ mà còn phụ thuộc vào trình độ và dịch vụ chăm sóc của đội ngũ y tế.
Chính vì vậy, quá trình mang thai và sinh con, người mẹ nên tìm tới các cơ sở uy tín để được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe và kiểm tra định kỳ, đảm bảo cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.
Chuyên khoa Sản - phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ chị em có thể tìm đến để được thực hiện các dịch vụ như: khám thai, tư vấn kế hoạch hóa gia đình, khám và điều trị các bệnh phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sau sinh,...
Khám, chăm sóc định kỳ giúp mẹ trải qua giai đoạn mang thai, sinh nở an toàn
Đặc biệt, với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sau sinh, chị em sẽ được tư vấn, khám trực tiếp bởi các bác sĩ sản khoa kinh nghiệm lâu năm, cùng hệ thống máy móc hiện đại, máy siêu âm 4D, 5D cho hình ảnh rõ nét,... giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ. Trong trường hợp sót nhau thai sẽ kịp thời đưa ra hướng can thiệp hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm.
Nếu còn thắc mắc liên quan tới nội dung cách điều trị sót nhau thai, hoặc có nhu cầu đặt lịch khám hậu sản tại MEDLATEC, chị em có thể gọi tới số 1900 56 56 56 để nhận được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!