Tin tức
Cách khắc phục són phân do táo bón ở trẻ nhỏ hiệu quả
- 16/03/2022 | Những phương pháp chữa táo bón cấp tốc đơn giản và dễ thực hiện
- 27/02/2022 | Ngừa táo bón ngày tết - nỗi trăn trở không của riêng ai!
- 30/03/2022 | Vấn đề nhiều người còn nhầm lẫn: ăn ổi có bị táo bón không?
1. Tìm hiểu về chứng són phân do táo bón ở trẻ nhỏ
Chứng són phân ở trẻ nhỏ còn được gọi là chứng đại tiện không tự chủ, khi cha mẹ hoặc trẻ phát hiện hiện tượng phân dây dính trên quần nhưng trẻ hoàn toàn không có ý thức về việc này. Chứng bệnh này thường xảy ra ở trẻ trên 4 tuổi, khi đã biết đi vệ sinh và có khả năng kiểm soát nhu cầu đại tiện của bản thân.
Són phân là một dạng đại tiện không tự chủ ở trẻ nhỏ
Chứng són phân hầu hết là do táo báo mạn tính ở trẻ nhỏ, số ít trường hợp khác do tâm lý kết hợp với các yếu tố thuận lợi như: chứng rối loạn tăng động thái chú ý, uống thuốc điều trị trong thời gian dài ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột,...
Trẻ mắc phải chứng són phân do táo bón thường đã có nhận thức tương đối, biết bản thân không thể tự kiểm soát việc đại tiện nên gặp nhiều bối rối. Vì thế cha mẹ cần cùng bé tìm hiểu, động viên cũng như tìm biện pháp điều trị, khắc phục giúp trẻ tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.
Són phân ở trẻ thường do táo bón mạn tính
Phát hiện phân bị rò rỉ ở đồ lót nhiều lần đi kèm với các triệu chứng táo bón, đi ngoài phân cứng, són tiểu,... là những dấu hiệu để nhận biết són phân do táo bón.
2. Điều trị són phân do táo bón ở trẻ nhỏ thế nào?
Chứng són phân xảy ra thường do táo bón lâu ngày, trẻ không đi tiêu trong ít nhất 3 - 4 ngày liên tiếp khiến cơ hậu môn, trực tràng lỏng lẻo và không thể kiểm soát việc đi đại tiện. Do vậy để khắc phục chứng bệnh này, trước hết phải tháo phân, điều trị táo bón và hướng dẫn trẻ thói quen đi tiêu lành mạnh.
Cụ thể như sau:
2.1. Điều trị táo bón lâu ngày ở trẻ
Khi xác nhân són phân do táo bón ở trẻ, tùy từng trường hợp và sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp khắc phục, điều trị như sau:
Loại bỏ phân, làm rỗng đại tràng
Bước đầu tiên để điều trị táo bón lâu ngày ở trẻ là cần làm rỗng đại tràng, loại bỏ phân cứng lâu ngày ra ngoài bằng các cách sau:
-
Dùng thuốc nhét hậu môn: Thuốc có tác dụng kích thích nhu động ruột, từ đó phân dễ được đẩy ra ngoài hơn và cũng ít gây đau đớn cho trẻ hơn.
-
Thụt tháo hậu môn: Nước được bơm vào trong trực tràng của trẻ để làm mềm phân, ngoài ra cũng tạo cơn mót để trẻ dễ đi tiêu hơn.
Trẻ bị són phân do táo bón sẽ cần điều trị táo bón
-
Dùng thuốc nhuận tràng: Thuốc sẽ giúp làm sạch ruột già và trực tràng.
-
Tháo phân bằng tay: Khi kích thước phân quá lớn và không thể dùng các biện pháp trên, bác sĩ có thể phải can thiệp bằng tay để đưa phân ra ngoài giúp trẻ.
Uống thuốc chống táo bón
Khi phân cứng lâu ngày đã được tháo khỏi hậu môn, cần tiếp tục điều trị để bệnh không tiếp tục tái phát bằng thuốc làm mềm phân, chống táo bón. Các thuốc thường được chỉ định bao gồm:
-
Thuốc làm mềm phân: Thuốc giúp nước dễ thấm để làm mềm khối phân, trẻ dễ tống phân ra ngoài hơn và không còn táo bón.
-
Thuốc bổ sung chất xơ: Tăng cường hút nước từ ruột, làm mềm phân, tạo nhu động ruột để đẩy phân bình thường.
-
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Giảm hấp thu nước thành ruột, tăng nước lòng ruột từ đó phân mềm và dễ tống ra ngoài.
Dùng các thuốc trên theo chỉ định sẽ giúp điều trị chứng táo bón cũng như són phân do táo bón ở trẻ. Sau thời gian điều trị, ruột của trẻ đã phục hồi khả năng co thắt, tống phân ra ngoài bác sĩ sẽ xem xét ngừng thuốc hoặc điều trị duy trì.
Uống thuốc nhuận tràng
Nếu thuốc chống táo bón không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ bị táo bón dẫn đến són phân dùng thuốc kích thích nhuận tràng. Từ đó, đại tràng co thắt tốt hơn, phân được đẩy về phía trực tràng hiệu quả hơn.
2.2. Khắc phục và phòng ngừa táo bón lâu ngày ở trẻ
Trẻ bị són phân thường đã mắc táo bón trong thời gian dài, thậm chí đã tiến triển thành táo bón mạn tính nên điều trị cần duy trì kéo dài. Ngoài dùng thuốc, các chuyên gia khuyên rằng nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh tái phát bao gồm:
Chế độ ăn phù hợp giúp hạn chế và phòng ngừa táo bón tái phát
2.3. Cho trẻ ăn chế độ giàu chất xơ
Chất xơ là chất dinh dưỡng rất tốt cho đường ruột, tăng hấp thu nước và từ đó cải thiện chứng táo bón và són phân do táo bón. Trẻ nhỏ thường không thích ăn rau xanh các loại dẫn đến bị thiếu chất xơ, cha mẹ nên chú ý cho trẻ ăn nhiều rau củ quả tươi, chế biến các món rau bắt mắt để trẻ ăn nhiều hơn.
Ngoài ra, bé bị táo bón nên hạn chế các thực phẩm dễ làm nặng thêm tình trạng bệnh như: sữa chua, sữa tươi, cà rốt nấu chín, phô mai, kem,...
2.4. Rèn thói quen ngồi bồn cầu thường xuyên và đều đặn
Sẽ cần thời gian dài luyện tập để trẻ có thói quen đi đại tiện đều đặn mỗi ngày song không nên quá thúc ép trẻ. Với những trẻ thường xuyên bị táo bón, cần hướng dẫn trẻ ngồi bồn cầu ít nhất 10 phút hoặc đến khi có thể đi tiêu được hoàn toàn.
Từ đó, trẻ có thể dần lấy lại cảm giác đầy phân, mót đi ngoài của trực tràng và từ đó giảm tình trạng són phân không kiểm soát.
2.5. Hướng dẫn trẻ cách đi đại tiện
Trẻ nhỏ có thể chưa biết cách đi đại tiện dẫn đến đau đớn, khó đi đại tiện và thậm chí sợ hãi nên không muốn đi. Cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho trẻ về mục đích, tầm quan trọng của việc đi đại tiện cũng như cách để đi đại tiện tốt nhất.
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đi đại tiện đúng cách
Tư thế ngồi giúp mở hậu môn tốt nên áp dụng với trẻ són phân do táo bón như sau: ngồi gập người về phía trước, hơi ngả người, ngực chạm đùi, tâm lý thư giãn,... Như vậy phân sẽ di chuyển dần xuống dưới và ra ngoài.
Nếu đã áp dụng các biện pháp tự cải thiện trên nhưng chứng són phân do táo bón ở trẻ nhỏ không giảm thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ. Bác sĩ nhi có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sẽ giúp điều trị cho trẻ ở các trường hợp phức tạp. Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!