Tin tức

Cách tiêu hóa nhanh sau khi ăn nếu lỡ ăn quá no

Ngày 16/06/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ăn quá no hoặc ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn có thể khiến bạn khó chịu và có cảm giác ậm ạch bụng. Đừng quá lo lắng, dưới đây sẽ là gợi ý về một số cách tiêu hóa nhanh sau khi ăn dành cho bạn.

1. Triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi khó tiêu

1.1. Ăn không tiêu và những triệu chứng thường gặp

- Có cảm giác đầy bụng sau mỗi bữa ăn, do thức ăn không tiêu hóa được nên người bệnh thường có cảm giác no lâu.

Đầy bụng sau ăn khiến người bệnh khó chịu

- Mặc dù đã xì hơi và ợ hơi nhiều nhưng bụng vẫn ậm ạch, vẫn có cảm giác căng tức, đầy bụng. 

- Buồn nôn.

- Miệng cảm nhận vị chua nóng do trào ngược axit dạ dày. 

- Bụng nóng lên.

1.2. Nguyên nhân 

- Do ăn những thực phẩm khó tiêu có thể kể đến như món ăn xào, rán, uống nhiều rượu, ăn các loại hải sản, thực phẩm tái sống,...

- Do thói quen ăn uống, chẳng hạn như ăn vội, vừa ăn vừa xem phim hoặc cười nói nhiều khi ăn khiến cho không khí vào dạ dày, từ đó gây ra tình trạng chướng bụng. 

- Rối loạn tiêu hóa: Chẳng hạn như loạn khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn HP, dư axit trong dịch vị,...

- Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, suy nhược, gặp nhiều áp lực cũng có thể làm giảm tiết men tiêu hóa, giảm nhu động ruột, gây đầy bụng khó tiêu.

 - Do cơ thể kém dung nạp lactose.

Khó tiêu do trào ngược dạ dày thực quản

- Do các bệnh lý về dạ dày gây cản trở quá trình co bóp, tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, những trường hợp mắc bệnh về tuyến tụy cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm tiết men tụy, bệnh về sỏi mật hay viêm gan khiến giảm tiết mật và một số loại enzyme tiêu hóa, khiến người bệnh bị đầy bụng và luôn có cảm giác ậm ạch, khó chịu. 

- Tâm lý: Những vấn đề về tâm lý như căng thẳng, áp lực công việc, mất ngủ thường xuyên,... cũng là những yếu tố làm ảnh hưởng đến nhu động ruột, tăng nguy cơ gây ợ hơi, khó tiêu. Nếu người bệnh vì stress mà sử dụng thêm chất kích thích hay thuốc an thần thì có thể khiến cho mức độ rối loạn tiêu hóa ngày càng nghiêm trọng thêm. 

- Do tác dụng phụ của thuốc điều trị: Các loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả nhưng bên cạnh đó, nó có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn, trong đó bao gồm những vấn đề về đường tiêu hóa. Chẳng hạn, thuốc có thể tiêu diệt lợi khuẩn, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và gây rối loạn tiêu hóa. .

2. Cách tiêu hóa nhanh sau khi ăn

Dưới đây là một số cách tiêu hóa nhanh sau khi ăn mà bạn có thể tham khảo:

- Đi bộ: Sau bữa ăn, bạn nên đi bộ khoảng 10 phút. Đây là cách giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Cần lưu ý, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng, không nên đi bộ quá nhanh sau ăn để tránh nguy cơ đau bụng, buồn nôn.

 

Đi bộ sau bữa ăn để nhanh tiêu hóa thức ăn

- Uống nước detox (giải độc): Đây là loại nước uống có thể giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và thải lượng natri dư thừa đã tiêu thụ ra ngoài. Tùy theo sở thích mà có thể làm nước detox theo sở thích. 

Trong đó, cơ bản nhất là nước chanh. Cách làm cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy một cốc nước ấm, sau đó thêm một vài giọt nước chanh. Lưu ý không cho thêm mật ong và muối. Không uống quá nhanh mà hãy uống từ từ để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

- Không nằm sau khi ăn: Nằm ngay sau bữa ăn có thể tăng nguy cơ kích ứng niêm mạc ống dẫn thức ăn, gây ra tình trạng buồn nôn, trào ngược axit,...

3. Những lưu ý giúp tiêu hóa nhanh và đường ruột khỏe mạnh hơn

Để đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa và có một đường ruột khỏe mạnh, bạn nên thực hiện một số lưu ý sau: 

- Chế độ ăn uống lành mạnh: 

Nên uống đủ nước mỗi ngày giúp hạn chế tình trạng phân khô cứng, phòng ngừa nguy cơ táo bón. Hơn nữa, nếu không bổ sung đủ nước, cơ thể sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. 

Tiếp đó, nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng dưỡng chất. Ưu tiên một số thực phẩm giúp tăng tốc độ tiêu hóa và vi khuẩn có lợi cho đường ruột như bơ, táo, măng tây, cần tây, các loại quả mọng, các loại rau xanh đậm, củ cải đường hay bột yến mạch, dầu hạt lanh, hạt chia, hạt thầu dầu, lô hội,... 

Nên tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể. Tác dụng của chất xơ là làm mềm phân, kích thích co bóp ruột, giúp quá trình tiêu hóa, đẩy phân ra qua ruột dễ dàng hơn. Người trưởng thành cần bổ sung khoảng 20 đến 30g chất xơ mỗi ngày. 

- Tập thể dục nhiều hơn: Đây không chỉ là cách tăng cường sức khỏe mà còn tăng tốc độ di chuyển và tiêu hóa thức ăn, phòng ngừa nguy cơ mất nước. Tập thể dục cũng chính là một cách giúp tăng nhịp tim, kích thích nhu động ruột hay chính là tăng cường cơn bo bó để phân được nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Bạn có thể tập luyện bất cứ bộ môn nào mình yêu thích, tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất thì nên tập luyện từ 150 đến 300 phút mỗi tuần. 

Ăn chậm, nhai kỹ là thói quen rất tốt cho dạ dày

- Nhai kỹ khi ăn: Khi bạn nhai kỹ thức ăn, dạ dày sẽ giảm bớt áp lực và thời gian làm việc. Hãy cố gắng ăn đúng giờ và ăn chậm rãi. Không nên ăn quá no. Bên cạnh đó, cần nghỉ ngơi hợp lý vì phần lớn quá trình tiêu hóa diễn ra khi bạn ngủ. 

Nếu đã áp dụng lối sống lành mạnh và một số phương pháp giúp tăng tốc độ tiêu hóa nêu trên nhưng vẫn gặp phải những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa thì nên đi khám càng sớm càng tốt. 

Để đặt lịch kiểm tra sức khỏe, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên sẽ hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn cho bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.