Tin tức

Cách trị đái dầm ở trẻ 7 tuổi cha mẹ nên biết

Ngày 15/05/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Đối với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, đái dầm là một trong những hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, điều này sẽ là bất thường trong trường hợp trẻ đã lớn. Nếu trẻ đã 7 tuổi mà vẫn đái dầm thì cha mẹ cần lưu ý để khắc phục. Sau đây là một số cách trị đái dầm ở trẻ 7 tuổi.

1. Hiện tượng đái dầm có thể được hiểu như thế nào?

Có thể nói, đây là một dạng tiểu tiện không tự chủ, thường xảy ra với trẻ ở độ tuổi nhỏ, dưới 4 tuổi và thời điểm phổ biến nhất vào trưa và tối nhưng phổ biến nhất là buổi tối.

Trẻ 5 - 6 tuổi vẫn có thể gặp hiện tượng này song tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 10%. Nếu khi trẻ thức mà vẫn xảy ra hiện tượng đái dầm thì đây nhiều khả năng là biểu hiện của bệnh lý.

  Từ 5 tuổi trở lên nếu trẻ vẫn đái dầm là hiện tượng bất thường

Từ 5 tuổi trở lên nếu trẻ vẫn đái dầm là hiện tượng bất thường

Sở dĩ trẻ nhỏ thường đái dầm bởi nhiều em chưa ý thức, chưa kiểm soát được ý muốn của bản thân. Tuy nhiên, tới hơn 5 tuổi, thường từ 7 tuổi trở lên mà vẫn xảy ra hiện tượng này thì có thể coi là biểu hiện bất thường. Lúc này, cha mẹ cần quan tâm tới cách trị đái dầm ở trẻ 7 tuổi.

2. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trẻ 7 tuổi đái dầm

Trước khi tìm hiểu về cách trị đái dầm ở trẻ 7 tuổi, hãy cùng xác định những nguyên nhân được cho là có thể dẫn tới hiện tượng này.

Di truyền

Đã có những thống kê cho thấy rằng đái dầm ở trẻ là hiện tượng có tính di truyền. Điều này có nghĩa nếu cha mẹ thuở nhỏ bị đái dầm thì khả năng cao con sinh ra cũng bị mắc. Đặc biệt, nếu một trong hai người gặp hiện tượng này lúc nhỏ, 44% con sẽ mắc, nếu cả hai người cùng bị thì tỷ lệ này tăng lên tới 77%.

Do yếu tố thuộc tâm lý

Bởi là đối tượng có tâm lý nhạy cảm nên trẻ em rất dễ chịu tác động từ môi trường xung quanh. Khi tâm lý bị căng thẳng do người lớn quát mắng, bạn bè bắt nạt, trêu chọc, gia đình không hạnh phúc hoặc phải chứng kiến cảnh bạo lực,... trẻ rất dễ gặp hiện tượng đái dầm.

Căng thẳng và sợ hãi cũng có thể khiến trẻ tiểu không tự chủ

Căng thẳng và sợ hãi cũng có thể khiến trẻ tiểu không tự chủ

Nguyên nhân thuộc về sinh lý

Một số trẻ gặp hiện tượng đái dầm và cho tới lúc lớn vẫn chưa hết có thể là do:

  • Cấu tạo của bàng quang nhỏ khiến cho không chứa hết được nước tiểu, dẫn tới việc khi ngủ, trẻ không thể kiểm soát và đái dầm.

  • Ngủ rất sâu giấc: khi chìm sâu vào giấc ngủ, bộ não của trẻ sẽ không nhận biết được dấu hiệu buồn tiểu nên cơ thể mất tự chủ và đái dầm.

  • Việc sản xuất hormone vasopressin bị hạn chế trong khi loại hormone này vốn dĩ có vai trò kiểm soát tiểu tiện cũng như chống lợi tiểu. 

Nguyên nhân thuộc về bệnh lý

Trường hợp trẻ mắc phải một số bệnh, chẳng hạn: thiếu tiểu cầu, thiếu hồng cầu hình liềm hoặc sỏi thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu hay một số bệnh về thần kinh cũng dẫn tới hiện tượng này.

Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến hơn là do rối loạn khả năng chế ước của bàng quang. Vốn dĩ trường hợp bàng quang hoạt động tốt, khi đầy, chúng sẽ gửi tín hiệu tới não bộ và não bộ sẽ khiến cho cơ vòng được đóng lại. Tuy nhiên, khi khả năng này không được thực hiện tốt, cơ vòng sẽ tự động mở, khiến nước tiểu bị tống ra bên ngoài.

3. Làm thế nào để xác định hiện tượng đái dầm ở trẻ là bất thường?

Để biết được hiện tượng này ở trẻ là bình thường hay bất thường, trước hết, cha mẹ cần có sự theo dõi và đánh giá. Hiện tượng này là bất thường khi:

  • Trẻ đi tiểu trên giường trong khi ngủ vào buổi trưa hoặc đêm thường xuyên từ 2 lần/tuần trở lên và kéo dài trong thời gian ít nhất là 3 tháng.

  • Hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã 5 tuổi trở lên và có sự phát triển bình thường.

  • Đây không phải là tác dụng phụ của việc dùng thuốc hoặc do bệnh lý mà trẻ mắc phải, chẳng hạn đái tháo đường hoặc động kinh,...

4. Cách trị đái dầm ở trẻ 7 tuổi

Với câu hỏi cách trị đái dầm ở trẻ 7 tuổi như thế nào, trước hết, cha mẹ cần xác định rằng đây là điều ngoài sự kiểm soát của trẻ, không nên trách mắng hoặc đánh con. Thay vào đó, có thể thực hiện một số cách như:

Thay đổi, điều chỉnh thói quen của trẻ

Cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành một số thói quen tốt như:

  • Tập thói quen đi tiểu đúng: Không ít trẻ đang tuổi hiếu động, ham chơi, thường quên đi tiểu hoặc nhịn tiểu. Chính vì vậy, cha mẹ nên sau mỗi 2 tới 3 tiếng, nhắc nhở con đi tiểu, tránh nhịn tiểu. Đồng thời, cho con tiểu trước khi đi ngủ.

  • Uống nhiều nước: Ban ngày, nên cho con uống nhiều nước song không nên thực hiện điều này sau bữa tối và đặc biệt là trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng.

  • Hạn chế tối đa việc cho con uống các loại đồ uống có gas, cafein, soda hoặc các loại nước ngọt bởi chúng vừa không tốt cho sức khỏe, sự phát triển mà còn chứa chất lợi tiểu.

  • Ban ngày, tập cho con thói quen giữ nước tiểu trong cơ thể lâu một chút, cụ thể là nếu trẻ muốn đi tiểu, cha mẹ có thể dạy con nhịn trong khoảng 4, 5 phút rồi mới đi. Điều này có thể giúp cho bàng quang tăng khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, không nên để con nhịn quá lâu, có thể gây ảnh hưởng xấu.

  • Với những trẻ khả năng kiểm soát của cơ vòng bàng quang không tốt, khi con đi tiểu, cha mẹ có thể dạy con thực hiện theo cách tiểu ngắt quãng, tức là mỗi lần đi tiểu, trẻ có thể nín trong khoảng 10 giây sau đó tiểu hết ra ngoài.

Sau bữa tối và trước khi đi ngủ là hai thời điểm trẻ không nên uống nhiều nước

Sau bữa tối và trước khi đi ngủ là hai thời điểm trẻ không nên uống nhiều nước

Hỗ trợ về tâm lý cho con

Cha mẹ cũng như những người xung quanh cần tránh việc trêu chọc hoặc đánh đập hay thực hiện các hình phạt khi trẻ gặp hiện tượng này. Thay vào đó, có thể trò chuyện, gợi ý cho trẻ cách khắc phục, đồng thời tạo tâm lý thoải mái cho con. Nếu hiện tượng này ở trẻ được cải thiện, cha mẹ nên động viên, khích lệ con.

Sử dụng chuông báo đái dầm

Đây là một dạng thiết bị được chế tạo với một phần cảm biến có thể nhận biết được độ ẩm ở quần lót của trẻ và một loa phát âm thanh để đánh thức. Tuy nhiên, việc sử dụng chuông có thể dẫn tới những hạn chế như: báo nhầm (trường hợp trời nóng, trẻ đổ mồ hôi), gây ảnh hưởng tới người xung quanh, có những trẻ chuông báo vẫn không tỉnh ngủ,...

Trách mắng hay cười chê đều là những thái độ cần tránh khi trẻ đái dầm

Trách mắng hay cười chê đều là những thái độ cần tránh khi trẻ đái dầm

Khi bạn đã thử nhiều cách mà hiện tượng đái dầm ở trẻ 7 tuổi vẫn không được khắc phục hoặc nghi ngờ con gặp phải một số bất thường liên quan, bạn có thể đưa con tới chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán hoặc gọi tới số 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.

Từ khoá: đái tháo đường

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.