Tin tức
Cách xử lý tình trạng bong gân và khuyến cáo dùng thuốc cho tình trạng này
- 22/05/2021 | Phân biệt bong gân và căng cơ - hướng dẫn điều trị đúng cách
- 19/07/2021 | Bị bong gân đầu gối có nguy hiểm không? Khi nào cần đi viện?
- 28/06/2021 | Bị bong gân cổ chân có cần phải đến bệnh viện không?
1. Những dấu hiệu nhận biết bạn có bị bong gân hay không?
Bong gân thường xuất hiện nhiều ở cổ tay hoặc cổ chân, đây là tình trạng hệ thống các sợi dây chằng bao bọc phần xương khớp ở cổ chân hay cổ tay bị giãn ra một cách quá đà khiến cho chúng bị rách ra gây đau nhức khó chịu. Các sợi dây chằng có thể chỉ bị giãn nhẹ gây khó chịu nhưng cũng có không ít trường hợp tất cả các đoạn dây chằng bao quanh khớp đều bị đứt hết gây tổn thương nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe người bệnh.
Trường hợp bị bong gân có thể xuất hiện theo các cấp độ nặng nhẹ khác nhau và đã được các chuyên gia nhóm lại thành 3 dạng chính: Cấp độ bong gân nhẹ (dây chằng chỉ bị giãn chứ không rách), cấp độ bong gân nặng (một số sợi dây chằng đã bị đứt), bong gân cấp độ rất nặng (Tất cả các dây chằng bao quanh phần khớp cổ chân hoặc cổ tay đều bị rách).
Bong gân ở cấp độ cực nặng có thể khiến các dây chằng bao khớp bị đứt hoàn toàn
Triệu chứng do bong gân có thể sẽ bị nhầm tưởng với triệu chứng bị gãy xương và hầu như bệnh chỉ có thể xác định khi được chụp X-quang. Chính vì vậy, việc sơ cứu cũng cần phải thực hiện một cách phù hợp nhất, tránh trường hợp tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
Ở vùng khớp bị bong gân người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói, khi cử động sẽ còn khó chịu hơn cho nên bệnh nhân cần hạn chế di chuyển vùng bị tổn thương. Các cơn đau có thể giảm thiểu một lúc khi vùng khớp bị cứng lại, thế nhưng cơn đau sẽ quay trở lại và có thể kèm theo sưng tấy vùng tổn thương, bầm tím do rối loạn vận mạch và chảy máu bên trong.
Thông thường người bị bong gân rất khó di chuyển được vùng bị bong gân bởi các cơn đau sẽ dữ dội hơn khi người bệnh cử động. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cố tình vận động khiến cho các sợi dây chằng có nguy cơ chuyển biến nặng hơn như rách thêm một số dây chằng khác hoặc đứt hoàn toàn dây chằng vùng tổn thương.
2. Xử lý tình trạng bong gân tại nhà như thế nào? Khi nào cần đến bệnh viện?
Để xác định tình trạng bong gân đang nằm ở cấp độ nặng hay nhẹ hay có ảnh hưởng đến xương khớp hay không thì người bệnh phải cần đến bệnh viện để khám bệnh. Các bác sĩ sẽ dựa trên các biểu hiện mà bệnh gây ra để chẩn đoán xem bạn có bị bong gân hay là bị gãy xương.
Phương pháp xác định chính xác nhất sẽ là chụp X-quang để kiểm tra vùng xương khớp và các vùng dây chằng có thể bị tổn thương như: Dây chằng delta-bên chầy hay nhóm dây chằng bên mác bị tổn thương. Ngoài ra, trường hợp người bệnh có nguy cơ bị bong gân cấp độ nặng thì việc chụp cộng hưởng từ MRI cũng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện để xác định được ảnh hưởng đến vùng sụn khớp hoặc có biểu hiện đau bất thường.
Thông thường thì khi bị bong gân người bệnh không thể lập tức tìm đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ ngay mà phải thực hiện các biện pháp sơ cứu giúp bệnh tình không chuyển biến nặng hơn. Trường hợp bị bong gân nhẹ, người bệnh có thể sơ cứu ngay tại nhà và nghỉ ngơi thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu tình trạng bong gan quá nặng khiến bệnh nhân đau dữ dội thì bệnh nhân cần phải giữ vùng tổn thương tại một vị trí mà không được cử động, sau đó cần khéo léo tìm cách nhờ người thân đưa đến các cơ sở y tế để chữa bệnh.
Bệnh nhân có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI để xác định mức độ nặng của bong gân
Trong trường hợp người bệnh chỉ bị giãn dây chằng hoặc rách một ít dây chằng thì có thể sơ cứu bong gân tại nhà nhưng phải tuân thủ các lưu ý sau đây:
-
Nếu biết cách băng bó vết thương khi bị bong gân thì cần thực hiện khéo léo, tránh di chuyển vùng khớp bị tổn thương quá nhiều,... và tuyệt đối không được băng bó quá chặt vùng khớp bị bong gân bởi có thể gây sưng tấy nặng hơn, đau nhức hơn.
-
Có thể chườm lạnh vùng tổn thương để giảm triệu chứng đau nhức cũng như giảm sưng tấy. Tuy nhiên, bệnh nhân không được để túi chườm ở nguyên một vị trí quá lâu vì có thể sẽ bị tổn thương do bỏng lạnh.
-
Có thể kê vùng khớp bị tổn thương cao lên để tránh tích tụ máu, giảm bầm tím, sưng tấy.
-
Trong trường hợp buộc phải di chuyển thì cần có dụng cụ hỗ trợ đi lại, tránh đè nén vùng khớp bị tổn thương.
-
Tuyệt đối không sử dụng các loại rượu, cao để xóa bóp lên vùng bị tổn thương vì nguy cơ cao máu bên trong có thể bị chảy nhiều hơn chứ không hề thuyên giảm. Chườm nóng cũng là phương pháp không hiệu quả đối với trường hợp bị bong gân.
-
Bệnh nhân tuyệt đối không được tùy tiện tiêm các loại thuốc kháng sinh để giảm đau vào vùng bị bong gân bởi các động tĩnh mạch có thể bị giãn nở ra hơn, gây sưng tấy nặng hơn.
Người bị bong gân có thể sử dụng thuốc kháng sinh giảm đau nhưng phải hỏi ý kiến các y bác sĩ
-
Trong trường hợp người bệnh đang chơi thể thao mà bị bong gân thì có thể sử dụng thuốc ethyl clorua xịt trực tiếp lên vùng khớp bị tổn thương để giảm đau tạm thời. Và sau đó vẫn cần phải đi đến các cơ sở y tế để khám bệnh và cần nghỉ ngơi.
-
Có thể hỏi ý kiến các y bác sĩ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, loại thuốc thuộc nhóm aspirin được khuyến cáo không được sử dụng khi bị bong gân.
Quý bạn đọc nếu có triệu chứng bị bong gân thì hãy liên hệ ngay tới bệnh viện chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất. Bệnh viện đa khoa MEDLATEC có rất nhiều cơ sở lớn nhỏ trải khắp thành phố có thể dễ dàng hỗ trợ bệnh tình cho bạn. Tổng đài liên hệ với viện là 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!