Tin tức

Cắn móng tay bị gì? Nguyên nhân và tác hại của việc cắn móng tay

Ngày 22/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cắn móng tay là thói quen không chỉ hay thấy ở trẻ nhỏ mà còn cả người lớn. Hành động này tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại tìm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Vậy cắn móng tay bị gì? Vì sao nhiều người lại có thói quen cắn móng tay?

1. Thói quen cắn móng tay hình thành do đâu? 

Cắn móng tay là một thói quen hình thành do nhiều yếu tố khác nhau. Đa số các trường hợp, hành động cắn móng tay bắt đầu từ lúc nhỏ và có khả năng tiếp tục khi trưởng thành. Thói quen này hình thành thường do: 

Chán nản, căng thẳng

Hành động cắn móng tay có thể xuất phát từ trạng thái căng thẳng, lo lắng hoặc chán nản. Việc suy nghĩ nhiều khiến não trở nên bận rộn và vô thức sinh ra hành động cắn móng tay để giải tỏa cảm xúc.

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức - OCD là trạng thái tâm lý xảy ra với người bị ám ảnh, cưỡng chế về ý tưởng, hình ảnh hoặc xung đột liên tục để thực hiện một hành động nào đó có tính dai dẳng và tái phát nhiều lần. Những người gặp hội chứng này thường sẽ có thói quen cắn móng tay để giảm bớt căng thẳng thần kinh. 

Thói quen cắn móng tay thường hình thành từ nhỏ và tiếp diễn khi trưởng thành

Thói quen cắn móng tay thường hình thành từ nhỏ và tiếp diễn khi trưởng thành

2. Cắn móng tay bị gì? 

Bàn tay là bộ phận tiếp xúc thường xuyên và liên tục với các đồ vật trong nhà. Vì vậy, đây là nơi trú ngụ của rất nhiều mầm bệnh. Việc cắn móng tay là hành động gián tiếp giúp các tác nhân như vi khuẩn, virus,… xâm nhập vào cơ thể dễ dàng và gây nhiều bệnh lý. Vậy cắn móng tay bị gì? Dưới đây là những tác hại của thói quen cắn móng tay mà bạn sẽ không ngờ tới.

Lây truyền bệnh lý

Các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể không chỉ gây nhiễm trùng móng mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh khác như nhiễm Covid-19, tả, lỵ, thương hàn,… Đặc biệt, vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm và E.coli có thể tồn tại ở mặt dưới hoặc trong khóe móng tay. Do đó, khi cắn móng tay, các vi khuẩn này sẽ có cơ hội xâm nhập và hệ tiêu hóa gây bệnh đau dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy cấp. 

Đây cũng chính là lý do các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo tất cả mọi người phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, không đưa tay lên miệng, mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Nhiễm trùng móng tay 

Ít ai biết rằng hành động cắn móng tay còn bẩn hơn rất nhiều với việc mút tay của trẻ. Bởi ngay cả việc bạn rửa tay thường xuyên thì cũng chưa chắc có thể loại bỏ được hết vi khuẩn ẩn nấp trong móng tay. Hơn nữa, cắn móng tay có thể khiến phần mô mềm xung quanh móng bị tổn thương, tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng.

Không chỉ vậy, cắn móng tay có thể dẫn đến viêm kẽ móng gây sưng, đau nhức, tạo mủ. Hầu hết những trường hợp này đều phải tiến hành thủ thuật rạch ổ viêm để lại bỏ hết mủ tích tụ kết hợp kháng sinh, kháng nấm để bệnh nhanh khỏi. 

Cắn móng tay là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm trùng móng

Cắn móng tay là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm trùng móng

Móng tay biến dạng 

Thói quen cắn móng tay có thể khiến hình dạng, độ dài của móng thay đổi vĩnh viễn. Lúc này, móng tay có thể trở nên gồ ghề hoặc tạo ra những vết hằn sâu gây mất thẩm mỹ đôi bàn tay. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài của việc cắn móng tay. 

Ảnh hưởng đến các cơ quan trong khoang miệng 

Thói quen cắn móng tay còn có thể gây ra những tác hại như: 

  • Hành động cắn móng tay nhiều gây áp lực lên răng dẫn đến răng bị khấp khểnh, hỏng men răng, nứt nẻ, vỡ răng gây mất thẩm mỹ. 
  • Ảnh hưởng đến lợi, thậm chí là tụt lợi.
  • Việc cho tay lên miệng đang vô tình giúp vi khuẩn từ móng tay di chuyển vào khoang miệng gây viêm lợi, viêm họng và làm hôi miệng. 

Đây chính là lý do giải thích vì sao bạn luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng vẫn xảy ra tình trạng viêm nhiễm.

Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng vì thói quen cắn móng tay

Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng vì thói quen cắn móng tay

Viêm khớp ngón tay

Tình trạng nhiễm trùng móng tay nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay bị viêm. Tình trạng này thường rất khó chữa và đôi khi bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật để cải thiện bệnh lý.

3. Làm thế nào để từ bỏ thói quen cắn móng tay? 

Sau khi đã có câu trả lời cho nghi vấn cắn móng tay bị gì thì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến việc loại bỏ ngay lập tức thói quen có hại này. Tuy nhiên, việc từ bỏ thói quen cắn móng tay không đơn giản mà đòi hỏi bạn phải kiên trì trong một thời gian dài. Để hạn chế tối đa hành động cắn móng tay trong vô thức, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây. 

  • Đối với trẻ nhỏ, cần phải chú ý không để con hình thành thói quen cắn móng tay bằng cách tạo những trò chơi hoặc hoạt động lành mạnh để khơi lên sự tò mò, giúp con quên đi hành động cắn móng tay. 
  • Thường xuyên cắt tỉa móng tay gọn gàng, sạch sẽ, rửa tay hàng ngày với xà phòng để loại bỏ tối đa vi khuẩn cũng như các tác nhân gây hại tổn tạo ở tay. 
  • Thường khi buồn miệng bạn sẽ có hành động đưa tay lên cắn móng, hãy chuẩn bị kẹo cao su để ngăn chặn thói quen này.
  • Luôn mang theo bên mình một chiếc bấm móng tay nhỏ để khi móng bị gãy xước thì có sẵn để sử dụng, tránh dùng răng cắn.
  • Có thể dùng sơn móng tay dạng gel bóng trong thời gian đầu để ngăn cản hành động cắn móng tay thường xuyên. 
  • Nếu căng thẳng, lo lắng, bạn có thể giải quyết bằng những hành động khác như vận động, đọc sách, thiền,… thay vì ngồi suy nghĩ và sinh ra thói quen cắn móng tay. 
  • Nếu hành động cắn móng tay gây tổn thương đến mô mềm xung quanh, cần nhanh chóng khắc phục theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề cắn móng tay bị gì mà bạn có thể tham khảo. Hành động cắn móng tay thực sự không hề vô hại như nhiều người vẫn lầm tưởng. Do đó, nếu bạn đang có thói quen này hoặc phát hiện con cái, những người xung quanh thường xuyên cắn móng tay thì hãy khuyên nhủ để họ từ bỏ càng sớm càng tốt nhé.

Móng tay cần được cắt gọn thường xuyên để tránh tình trạng dùng răng cắn

Móng tay cần được cắt gọn thường xuyên để tránh tình trạng dùng răng cắn

Nếu bạn cần đến sự hỗ trợ và giúp đỡ của chuyên gia, hãy liên hệ với các bác sĩ Chuyên khoa Da liễu thuộc cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.