Tin tức
Cảnh báo những dấu hiệu thai lưu chị em thường không để ý
- 30/11/2020 | Bộ xét nghiệm dành cho phụ nữ có tiền sử sảy thai và thai lưu
- 07/09/2020 | Thai lưu bao lâu thì có kinh lại và cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt
- 29/08/2020 | Thai lưu 8 tuần: dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý
1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai lưu
Nguyên nhân thai lưu có thể do bố mẹ, do thai, hoặc phần phụ thai. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến, bao gồm:
Về phía bố mẹ
- Người mẹ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng không đáp ứng đủ cho sự phát triển của thai nhi.
- Do tuổi người mẹ cao.
- Cảm xúc không ổn định, hay căng thẳng lo âu.
- Trong quá trình mang thai, người mẹ mắc một số bệnh truyền nhiễm phổ biến như: virus Rubella, mẹ bị huyết áp cao hay mẹ bị chứng tiền sản giật. Cùng với một số bệnh lý thường gặp như tiểu đường thai kỳ,... Tất cả các căn bệnh này đều gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Tử cung của người mẹ khi sinh ra đã bị dị tật.
- Người mẹ mắc các hội chứng miễn dịch như: hội chứng Antiphospholipid.
- Nhiễm sắc thể của bố và mẹ bất thường, từ đó gây khuyết tật bẩm sinh về cấu trúc di truyền cho thai nhi.
- Rối loạn nội tiết hormon.
- Bất đồng nhóm máu giữa bố và mẹ do yếu tố RH (-) và RH (+).
- Bố hoặc mẹ bị mắc bệnh giang mai.
Thai lưu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Về phía thai nhi
Bất thường về nhiễm sắc thể do gen di truyền hoặc có sự đột biến trong quá trình thụ tinh hay phát triển phôi.
- Nhóm máu của thai nhi bất đồng với nhóm máu người mẹ.
- Dị dạng ở thai nhi như: não úng thủy, vô sọ,…
- Do thai bị nhiễm khuẩn trong bụng mẹ.
- Đa thai phát triển không đồng đều có thể làm một trong hai thai bị chết.
Về phía phần phụ của thai:
- Bánh rau bị bong, xơ hóa, u mạch máu màng đệm khiến thai không lấy được không khí và dinh dưỡng từ mẹ.
- Dây rốn bị xoắn quấn vào cổ hoặc bị chèn ép.
- Lượng nước ối quá nhiều hoặc quá ít.
Thai lưu là vấn đề đáng tiếc, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ
2. Một số dấu hiệu thai lưu thường gặp
Thai nhi chết trước thời điểm được sinh ra gọi là thai lưu. Ở một vài trường hợp, thai lưu có thể xảy ra ngay tại quá trình chuyển dạ hoặc khi sinh. Bác sĩ sẽ phân chia thành 2 loại dưới đây dựa vào thời điểm xảy ra hiện tượng thai lưu:
Thai chết lưu dưới 20 tuần: Ở giai đoạn này, thai chết lưu thường khó phát hiện do không có biểu hiện, triệu chứng. Thường chỉ biết được khi thai phụ đi siêu âm.
Thai chết lưu trên 20 tuần: Ở giai đoạn này, thai phụ dễ dàng phát hiện sự bất thường đang diễn ra, bao gồm các dấu hiệu sau:
-
Các cử động của thai nhi suy giảm bất thường, không xuất hiện những cảm nhận thai máy.
-
Trong lúc siêu âm, nhịp tim thai diễn biến bất thường, thậm chí trong nhiều trường hợp, thai chết lưu dẫn đến không còn cảm nhận được tim thai.
-
Bụng có dấu hiệu co cứng, nặng nề thất thường, không phát triển to ra theo thời gian.
-
Một trong những dấu hiệu thai lưu khá phổ biến là âm đạo bị xuất huyết; bầu vú không còn hiện tượng căng tròn, tự động tiết sữa non.
-
Thai phụ dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng lại có hiện tượng nước ối vỡ bất ngờ.
-
Ngoài ra, dấu hiệu thai lưu còn có thể biểu hiện với những tình trạng như: mất dấu hiệu thai nghén, đi tiểu thường xuyên, mỏi mệt, âm đạo tiết máu đen, tức ngực,...
Xuất huyết bất thường ở âm đạo được xem là một trong những dấu hiệu thai lưu
Không phải trong tất cả các trường hợp xuất hiện những dấu hiệu trên đều là triệu chứng của hiện tượng thai chết lưu. Do đó, nếu có thể có những biểu hiện bất thường, người mẹ cần sớm thăm khám để được kiểm tra một cách chính xác nhất. Đồng thời có biện pháp xử lý phù hợp nếu xuất hiện dấu hiệu thai lưu.
3. Phương pháp hỗ trợ phòng tránh thai lưu
Thai khi chết lưu sẽ tình trạng không mong muốn, đáng tiếc ở nhiều thai phụ. Để hạn chế vấn đề này, có thể lưu ý một số phương pháp phòng tránh sau:
-
Kiểm tra sức khỏe tổng quát, đặc biệt là các vấn đề về bệnh lý di truyền, truyền nhiễm, tiền sử gia đình, quan hệ huyết thống,... trước khi có ý định sinh con.
-
Không nên sinh con quá sớm hoặc quá trễ, độ tuổi thích hợp nhất là giao động từ 22 đến 35 tuổi.
-
Đối với những người đã hoặc đang mắc những bệnh lý như rối loạn huyết áp, tiểu đường, tim mạch,... thì nên điều trị và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai.
-
Đối với những thai phụ đã từng có tiền sử liên quan đến vấn đề thai lưu thì nên tìm hiểu và khắc phục nguyên nhân trước khi mang thai.
-
Thực hiện khám thai và theo dõi định kỳ là một trong những yếu tố quan trọng giúp sớm phát hiện những bất thường ở thai nhi nếu có.
-
Trong trường hợp phát hiện nghi ngờ dấu hiệu thai lưu, cần sớm thăm khám và kiểm tra để hạn chế nguy cơ đáng tiếc.
Nên thực hiện kiểm tra định kỳ để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và bé
Thai chết lưu nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nguy hiểm lên sức khỏe người mẹ. Do đó, phụ nữ khi có ý định sinh con cần tìm hiểu những kiến thức thai sản cơ bản để chuẩn bị cho quá trình thai nghén cũng như sinh nở. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, chị em cũng cần xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất, hạn chế hoạt động mạnh có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để sớm nhận biết dấu hiệu thai lưu nếu có, qua đó bảo vệ sức khỏe mẹ và trẻ một cách trọn vẹn nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!