Tin tức
Cảnh báo những triệu chứng bệnh trĩ và hướng xử lý
- 06/07/2021 | Trĩ khi nào cần cắt? Có thể cắt trĩ bằng những phương pháp nào?
- 06/07/2021 | Giải đáp dinh dưỡng: Bệnh trĩ kiêng ăn gì và nên ăn gì?
- 06/07/2021 | Bệnh trĩ nhẹ là gì? Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và cách điều trị hiệu quả
1. Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là tình trạng sưng phồng của các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn, do sự gia tăng áp lực hoặc các dây thần kinh ở hậu môn bị chèn ép liên tục. Lâu dài dẫn đến tình trạng xung huyết hoặc sa búi trĩ.
Bệnh trĩ là tình trạng sưng phồng của các tĩnh mạch tại hậu môn
Ở Việt Nam, bệnh trĩ ngày trở lên phổ biến và đa dạng hơn ở các độ tuổi do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Hầu hết, người bệnh đều trải qua một thời gian đau đớn trước khi thăm bệnh bởi tâm lý ngại ngùng, xấu hổ và thiếu nhận thức về bệnh.
Dựa trên vị trí xuất hiện của các búi trĩ, bệnh lý được phân thành hai loại. Gồm có:
-
Trĩ nội: Búi trĩ nằm trên đường hậu môn - trực tràng (đường lược). Trong giai đoạn đầu, thường không gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh và khó phát hiện bằng mắt thường.
-
Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm dưới đường hậu môn - trực trường. Búi trĩ nằm ngay ở rìa hậu môn, người bệnh có thể quan sát và cảm nhận được bằng tay. Trĩ ngoại trường gây cảm giác đau rát, đặc biệt là khi ngồi.
2. Các triệu chứng bệnh trĩ không nên chủ quan
Triệu chứng bệnh trĩ như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về bệnh lý này. Thông thường, ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh trĩ là không rõ ràng, người bệnh chỉ thấy đau rát nhẹ hậu môn khi đại tiện. Do đó, người bệnh thường hay chủ quan, dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến hậu môn. Bệnh lý cũng được phát hiện muộn hơn.
Khi tiến triển sang các giai đoạn tiếp theo, các triệu chứng của bệnh trĩ là cụ thể hơn mà gây ra cách ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Cảm giác đau rát ở hậu môn
Đây là một trong những triệu chứng bệnh trĩ điển hình và phổ biến nhất đối với người bệnh. Nguyên nhân là do tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng phồng kéo dài, các búi trĩ dần được hình thành với kích thước lớn.
Các cơn đau, nóng rát ở hậu môn thường kéo dài và trở nên dai dẳng hơn, đặc biệt đau khi bệnh nhân ngồi lâu hoặc đi đại tiện táo bón. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy e ngại, thậm chí là ám ảnh cực độ và không muốn đi đại tiện.
Các cơn đau, nóng rát hậu môn là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ
Người bị trĩ ngoại thường đau hơn so trĩ nội do búi trĩ ngoại chịu ảnh hưởng của các dây thần kinh.
Xuất hiện dịch nhầy và cảm giác ngứa ngáy ở hậu môn
Người bệnh sẽ cảm nhận thấy có chất nhầy sau bài tiết ở hậu môn. Khi tiếp xúc với các búi trĩ, dịch nhầy gây ra cảm giác ẩm ướt, dẫn đến ngứa ngay. Lâu dài có thể gây viêm ngứa. Tuy nhiên, việc xuất hiện dịch nhầy không phải hoàn toàn là triệu chứng bệnh trĩ.
Chảy máu, đi ngoài ra máu
Chảy máu ở hậu môn hay liên tục đi ngoài ra máu là triệu chứng bệnh trĩ rất dễ nhận biết và là lý do khiến người bệnh đi thăm khám.
Các búi trĩ thường có lớp niêm mạc mỏng, dễ bị tổn thương khi ma sát với phần phân cứng. Lúc đầu, tình trạng chảy máu là không nhiều, có thể dính vài giọt trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Lâu dài, bệnh lý tiến triển, lượng máu chảy là nhiều hơn, có thể thành các tia máu gây đau đớn, thậm chí là khả năng thiếu máu đối với người bệnh.
Đi ngoài ra máu là triệu chứng bệnh trĩ mà người bệnh dễ nhận biết bằng mắt thường
Sa búi trĩ ra bên ngoài
Đây là triệu chứng bệnh trĩ ngoại điển hình, thường xuất hiện muộn hơn đối với trĩ nội. Ban đầu, các búi trĩ có kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt ngô hoặc hạt đậu. Đến những giai đoạn sau, các búi trĩ có xu hướng phát triển to hơn, sau hẳn ra phía bên ngoài hậu môn. Nặng nhất là không thể tụt vào bên trong nữa. Điều này khiến người bệnh đau đớn và khó vận động hơn.
Các dấu hiệu khác
Bên cạnh các triệu chứng bệnh trĩ cơ bản nói trên, người bệnh cũng có thể gặp phải các dấu hiệu khác như:
-
Thể lực giảm sút. Giảm cân bất thường.
-
Mất ngủ.
-
Tâm lý buồn chán, lo sợ việc đại tiện.
3. Lời khuyên cho người mắc bệnh trĩ
Để việc thăm khám và điều trị trở nên hiệu quả, người bệnh nên lưu ý tới những vấn đề sau:
-
Chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh nên có một chế độ ăn khoa học, tránh các loại thực phẩm làm tăng tình trạng bệnh. Nên uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ. Hạn chế các loại thực phẩm, gia vị cay nóng, các chất có chứa chất kích thích.
-
Không hoạt động mạnh: Việc bê, khiêng vật nặng có thể khiến các búi trĩ sa ra ngoài bất cứ lúc nào. Các tĩnh mạch ở hậu môn chịu áp lực có thể dẫn đến tình trạng xung huyết.
-
Vệ sinh hậu môn sau khi vệ sinh: điều này giúp loại bỏ các chất dịch ở hậu môn khi, giảm viêm, ngứa. Người bệnh cũng sẽ thấy đỡ đau rát hơn so với việc lau chùi bằng giấy.
-
Ngâm bằng nước ấm: Nếu cảm thấy quá đau rát, người bệnh có thể ngâm nước muối ẩm khoảng 15 phút mỗi ngày.
-
Thay đổi lối sống khoa học hơn: Người bệnh nên hạn chế việc ngồi lâu hoặc chỉ ngồi một chỗ, không nên ngồi xổm. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ trong ngày.
-
Các vấn đề về cân nặng: Trọng lượng cơ thể quá nặng dễ khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị tăng áp lực. Để hạn chế người này, người bệnh nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ.
Người bệnh trĩ cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất xơ thông qua các loại rau củ
Trên đây là những chia sẻ về triệu chứng bệnh trĩ mà bạn đọc có thể tham khảo. Khi nhận thấy những dấu hiệu cơ bản nói trên, bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
Hiện nay, Chuyên khoa Ngoại của Bệnh Viện Đa khoa MEDLATEC được thiết kế và trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại, đạt chuẩn quốc tế cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên ngành giàu kinh nghiệm. MEDLATEC đem tới những phương pháp điều trị, thăm khám bệnh trĩ hiện đại và hiệu quả nhất.
Khi cần thăm khám hay điều trị tại MEDLATEC, vui lòng liên hệ 1900 565656 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!