Tin tức

Cây cu li loại cây giúp cầm máu tự nhiên không phải ai cũng biết

Ngày 28/02/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Cây cu li hay còn được biết đến với một số tên gọi khác như cây lông cu li, kim mao cẩu tích,... thường được dùng để cầm máu vết thương. Sở hữu tên gọi hơi kỳ lạ, loài thực vật này gần như có mặt tại hầu hết các vùng núi rừng tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Vậy chính xác cây cu li là cây gì? Lời giải đáp cho thắc mắc này sẽ có ngay trong phần tổng hợp dưới đây của MEDLATEC.

1. Cây cu li là cây gì? 

1.1. Đặc điểm hình thái

Cây cu li thuộc họ thực vật kim mao, tên khoa học là Cibotium Barometz. Hiện nay, lông cu li đang nằm trong danh sách những loài thực vật cần bảo vệ (sách Đỏ Việt Nam). Nếu chỉ nhìn qua, hầu hết mọi người dễ nhầm lẫn chúng với cây dương xỉ. Tuy nhiên nếu quan sát kĩ hơn, bạn sẽ nhận thấy rằng cây cu li có nhiều đặc điểm khá độc đáo. 

Hình ảnh cây cu li trong thực tế

Hình ảnh cây cu li trong thực tế

  • Thân rễ: Rất thẳng, thân ngắn nhưng tương đối to, bao quanh thân là một lớp lông vàng nâu. Nếu loại bỏ hết phần lá, gốc và thân của loài cây này nhìn tương tự như con cu li. 
  • : Là dạng lá kép lông chim, gần giống lá dương xỉ, hệ thống lá kép thường phân ra thành nhiều lá nhỏ, sắp xếp theo thứ tự chặt chẽ. Chiều dài của mỗi chiếc lá có thể dài từ 1m đến 2m. Mặt phía trên của mỗi chiếc lá màu xanh lục. Trong khi màu sắc mặt phía dưới của chiếc lá lại nhạt hơn chút. Phần cuốn lá rất cứng, được bao phủ bởi một lớp lông màu nâu mềm.
  • Cơ quan sinh sản: Gồm nhiều túi bao tử màu nâu, nằm ở mặt phía dưới của mỗi chiếc lá. Những túi bao tử này chứa đựng vô số bào tử, phát tán mạnh ra ngoài môi trường vào khoảng tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Mỗi chiếc túi bào tử thường có hình tam giác hoặc hình tròn, màu đen nhạt, dễ dàng bay đi xa nhờ hệ thống cánh sẵn có. 

1.2. Khu vực phân bố chủ yếu

Cây lông cu li chủ yếu mọc hoang, phân bố tại hầu khắp vùng núi rừng của Việt Nam và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á khác. Ngoài ra, cây cũng phát triển tương đối mạnh tại miền Nam Trung Quốc. 

Cây lông cu li có thể phát triển tại nhiều vùng núi rừng của Việt Nam

Cây lông cu li có thể phát triển tại nhiều vùng núi rừng của Việt Nam

Loài cây này cho thu hoạch gần như quanh năm. Tuy nhiên khoảng thời gian phát triển mạnh nhất là vào mùa thu đông. Rễ, phần lông bao phủ quanh thân và rễ chính là bộ phận giá trị nhất của cây. 

Mặc dù thuộc nhóm cây đặc trưng của núi rừng Việt Nam nhưng cây lông cu li hiện không còn phổ biến như trước. Loài thực vật này hiện nằm trong danh sách cần chú ý bảo tồn (theo sách Đỏ Việt Nam). 

2. Phân tích thành phần hóa học của cây cu li

Từ quá trình nghiên cứu và phân tích cho thấy trong bộ rễ của cây cu li chứa khoảng 30% tinh bột. Còn trong lớp lông lại chứa khá nhiều tanin, các sắc tố. 

Bên cạnh đó, thân rễ của cây cu li cũng chứa một lượng lớn các axit, β-sitosterol, daucosterol,.. có tiềm năng ứng dụng vào lĩnh vực bào chế dược phẩm. 

3. Tác dụng nổi bật của cây lông cu li

3.1. Chống Oxy hóa

Những hợp chất tìm thấy trong rễ cây lông cu li như glucopyranose, cibotium bacoside A,.. được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa. Tác dụng chống oxy hóa của chúng gần tương tự như Vitamin C. 

Nhiều hợp chất trong rễ của cây cu li có khả năng chống oxy hóa

Nhiều hợp chất trong rễ của cây cu li có khả năng chống oxy hóa

3.2. Chống virus 

Ngoài tác dụng chống oxy hóa, nhiều hợp chất tìm thấy trong cây lông cu li còn hỗ trợ chống virus khá hiệu quả. Theo đó, 2 chiết xuất CBE và CBM trong rễ của cây cu li có khả năng ngăn chặn Coronavirus (nồng độ thực nghiệm 25-200 μg / mL). 

Ngoài ra, chiết xuất CBM cũng được chứng minh là có khả năng kìm hãm đáng kể hoạt động của SARS-CoV 3CL (với nồng độ thực nghiệm 39 μg / mL).

3.3. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Trong cây cu li chứa nhiều hợp chất có khả năng tác động đến nội tiết, hỗ trợ phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Như vậy, trong tương lai, các nhà khoa học có thể bào chế ra một số loại thuốc phòng ung thư từ cây lông cu li. 

3.4. Bảo vệ gan

Một nghiên cứu mới thực hiện trong thời gian gần đây cho thấy rằng thành phần Onychia tìm thấy trong cây cu li có tác dụng chống oxy hóa khá mạnh. Khi thực nghiệm hợp chất này trên chuột, người ta nhận thấy gan của chuột đã được bảo vệ khá hiệu quả trước sự tấn công của lipid peroxide. Cụ thể, Onychia giảm đáng kể lipid peroxide sản sinh trong gan. 

3.5. Chống viêm và giảm đau 

Người dân tại Trung Quốc, Malaysia và một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam từ lâu đã biết tận dụng các bộ phận trên cây cu li để chống viêm, giảm đau. Trong đó, thân và rễ của loài thực vật này có mặt trong khá nhiều bài thuốc cầm máu, trị viêm loét, cảm lạnh, ho. 

Lông cu li có mặt trong nhiều bài thuốc chống viêm, giảm đau

Lông cu li có mặt trong nhiều bài thuốc chống viêm, giảm đau 

Tại Việt Nam, thân và rễ của cây lông cu li chủ yếu được sử dụng làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ thể ở phụ nữ mang bầu. 

4. Ứng dụng của cây lông cu li trong đời sống 

Cây lông cu li được sử dụng tương đối phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh dùng làm thuốc, người ta còn dùng loại cây này để chế biến thành một số món ăn khác nhau. 

Trong đó, lông và rễ của cây cu li chủ yếu được thu hoạch phục vụ sản xuất dược liệu. Mùa thu hái lông và rễ là vào mùa đông hoặc mùa hè. Nếu không cần dùng đến phần lông, người ta sẽ đốt đi. Còn phần rễ thì được cắt mỏng, sơ chế (đồ chín), phơi hoặc sấy khô dùng dần. 

Thân và rễ cây cu li đã sơ chế và phơi khô

Thân và rễ cây cu li đã sơ chế và phơi khô

Thân và rễ mặc dù qua sơ chế và phơi khô vẫn giữ lại vị ngọt đắng. Chúng tương đối cứng. Tuy nhiên, loại dược liệu này dễ bị ẩm mốc nếu bảo quản không đúng cách. 

5. Cần lưu ý gì khi sử dụng cây cu li? 

Theo một số nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng dược liệu sản xuất từ cây cu li có độc tính thấp. Những người bị thận hư nhiệt (miệng đắng, đi tiểu ít, màu nước tiểu vàng sậm) không nên sử dụng dược liệu từ loại cây này. 

Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào chứa thành phần là cây lông cu li, bạn đều phải thăm khám sức khỏe cụ thể, tham khảo kỹ tư vấn của các bác sĩ. Trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy cơ thể thay đổi bất thường, bạn không nên tiếp tục sử dụng. 

Thành phần trong cây cu li khả năng tương tác với các loại thuốc trị bệnh, thực phẩm chức năng. Chính vì thế, nếu đang dùng thuốc trị bệnh hoặc thực phẩm chức năng, bạn tốt nhất không kết hợp dùng loại dược liệu này. 

Cây cu li chứa nhiều thành phần hợp chất, thể hiện dược tính nhất định. Chống oxy hóa, chống virus, hỗ trợ giảm đau và chống viêm, bảo vệ gan,... là những tác dụng nổi bật nhất của cây cu li. Tuy vậy, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng loại dược liệu này nếu chưa khám sức khỏe, tham khảo tư vấn của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn y khoa. 

Bạn nên đến những địa chỉ thăm khám uy tín để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Hệ thống Y tế MEDLATEC là cơ sở y tế có gần 30 năm kinh hoạt động mà bạn có thể lựa chọn. Để được hỗ trợ đặt lịch khám, Quý khách có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.