Tin tức
Cấy dịch âm đạo có thể phát hiện được những bệnh phụ khoa nào?
1. Dịch âm đạo là gì?
Dịch âm đạo hay còn gọi là khí hư, là dịch tiết sinh lý của phụ nữ sau khi đã dậy thì. Dịch âm đạo được tạo thành từ các dịch nhầy của các tuyến trong cổ tử cung và các tế bào chế tiết dịch ở âm đạo và cổ tử cung. Mục đích của việc tiết dịch này là tập trung các tế bào già, bong tróc và các bệnh tiềm ẩn ra khỏi cơ thể. Chức năng của nó là giúp làm sạch, dưỡng ẩm âm đạo và chống nhiễm trùng.
Bình thường nó có màu trong suốt trắng như sữa, hơi đặc hoặc trong có thể hơi ngả vàng, dính như lòng trắng trứng, nhựa chuối, số lượng ít, không chảy ra ngoài và có mùi hơi tanh.
Lượng dịch âm đạo sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của phụ nữ. Nội tiết tố estrogen tác động lên sự hình thành dịch âm đạo, vì vậy lượng dịch sẽ khác nhau theo độ tuổi và chu kỳ sinh lý của phụ nữ.
Dịch âm đạo bình thường sẽ bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì vì lúc nhỏ cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ hầu như chưa có nội tiết tố trong âm đạo nên chưa xuất hiện dịch âm đạo.
Đến tuổi dậy thì buồng trứng bắt đầu phát triển, dần hoàn thiện hơn, tiết ra chất kích thích làm cho hệ thống sinh dục bắt sản xuất ra nội tiết tố vì vậy bắt đầu xuất hiện khí hư. Buồng trứng phát triển ngày càng hoàn thiện hơn ở tuổi trưởng thành nội tiết tố thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt nên lượng khí hư tiết ra nhiều hay ít cũng thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
Hình 1: Dịch âm đạo bình thường và bất thường
Khi có bất cứ sự thay đổi bất thường nào ở dịch âm đạo như dịch ra nhiều bất thường, có màu trắng đục, vàng hoặc xanh, mùi hôi bất thường là do xảy ra sự bất thường ở bộ phận sinh dục. Sự thay đổi đó có thể là:
-
Dịch âm đạo trở nên đặc quánh: Đây là biểu hiện của viêm phụ khoa do nấm, kèm theo các dầu hiệu ngứa ran ở âm hộ.
-
Dịch có màu đỏ hoặc trong dịch có máu: nguyên nhân có thể là do các khối u ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung,... Một số bất thường lành tính cũng có thể gây ra bất thường này như bướu cổ tử cung, xói mòn cổ tử cung hoặc các phản ứng phụ của đặt vòng tránh thai.
-
Có mùi, sủi bọt: Nếu dịch âm đạo nhiều, có màu trắng, vàng, xanh bất thường kèm theo mùi hôi khó chịu thì có thể bị viêm phụ khoa do Trichomonas.
-
Dịch có màu vàng: có thể do viêm cổ tử cung mạn tính, hoặc viêm nhiễm nhẹ gây ra. Nếu chuyển từ giai đoạn màu vàng sang giai đoạn mủ vàng có nghĩa là đang chuyển sang giai đoạn viêm nặng có khả năng là viêm nội mạc cổ tử cung hoặc viêm vùng chậu cấp tính.
Bất cứ sự thay đổi nào trong dịch âm đạo đều gây ra sự khó chịu đối với cơ thể. Và nó đều là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa.
2. Bệnh viêm phụ khoa
Bệnh phụ khoa là tất cả các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục như: viêm phụ khoa, u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, viêm lộ tuyến, rối loạn kinh nguyệt, polyp cổ tử cung,... Trong dó bệnh phổ biến nhất là viêm phụ khoa.
Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo gây ra do sự mất cân bằng bởi hệ vi khuẩn có lợi trong âm đạo dẫn đến các vi khuẩn có hại phát triển quá mức gây hại cho cơ quan sinh dục. Bệnh có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và phổ biến nhất ở độ tuổi sinh sản và ở những người thường xuyên quan hệ tình dục.
Tác nhân gây ra bệnh viêm phụ khoa là do các tác nhân như vi nấm, vi khuẩn, trùng roi,... gây ra. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm phụ khoa thường:
-
Vệ sinh vùng kín không đúng cách và không đảm bảo sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi nấm phát triển.
-
Rối loạn nội tiết tố có thể khiến các vi khuẩn sinh sôi một cách mạnh mẽ.
-
Căng thẳng kéo dài, thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai lâu ngày cũng có thể gây ra viêm phụ khoa.
-
Thực hiện các thủ thuật ở âm đạo như nạo phá thai, đặt vòng tránh thai,... trong điều kiện không đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối cũng gây ra viêm phụ khoa.
-
Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người cũng khiến cho phụ nữ dễ bị viêm phụ khoa và các bệnh lý xã hội như sùi mào gà, giang mai, lậu,...
Hình 2: Bệnh phụ khoa gây khó chịu cho phụ nữ
3. Cấy dịch âm đạo có thể phát hiện ra những gì?
Có nhiều loại xét nghiệm được tiến hành trên mẫu dịch âm đạo như soi tươi, nhuộm soi. Trong đó có cấy dịch ấm đạo. Xét nghiệm cấy dịch nhằm mục đích phân lập và định danh chính xác tất cả các vi khuẩn, vi nấm có trong dịch âm đạo nhằm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho mỗi tác nhân gây bệnh. Trong dịch âm đạo có thể phát hiện ra:
-
Tụ cầu khuẩn.
-
Liên cầu khuẩn.
-
Trực khuẩn Gardnella Vaginalis.
-
Lậu cầu Neisseria gonorrhoeae.
-
Ký sinh trùng như Trichomonas Vaginalis (soi tươi).
-
Nấm gây bệnh như: Candida (soi tươi, nhuộm Gram).
-
Treponema pallidum (soi tươi).
-
Chlamydia trachomatis.
-
Gardnerella vaginalis (nhuộm Gram).
-
Trực khuẩn Gram [-] (nhuộm Gram).
Hình 3: Hình ảnh nấm Candida
4. Cấy dịch âm đạo được thực hiện như thế nào?
Người bệnh sau khi được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm cấy dịch âm đạo sẽ được nhân viên y tế lấy mẫu theo quy trình lấy mẫu chuẩn của bệnh viện.
Mẫu sau khi đã được lấy sẽ chuyển ngay đến phòng xét nghiệm để tiến hành nuôi cấy.
Phòng xét nghiệm vi sinh tiếp nhận mẫu và tiến hành soi tươi, nhuộm Gram để xác định bước đầu các vi khuẩn, vi nấm có trong dịch âm đạo nhằm mục đích chọn môi trường cấy phù hợp với các tác nhân có trong mẫu dịch.
Kết quả sẽ được trả sau khi có kết quả định danh để bác sĩ có thể định hướng phương pháp điều trị cho người bệnh.
Bác sỹ tại MEDLATEC tư vấn kết quả cho khách hàng sau khi có kết quả cấy dịch âm đạo
Các tác nhân gây ra bệnh phụ khoa thường đều được đẩy ra dịch âm đạo vì vậy khi thấy có sự biến đổi bất thường trong dịch âm đạo bạn cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và tư vấn điều trị sớm tránh để tình trạng nặng hơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia đầu ngành cùng với các y bác sĩ lành nghề, có kinh nghiệm, có chuyên môn là một lựa chọn thích hợp cho bạn khi bạn có những vấn đề về sức khỏe.
Gọi ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!