Tin tức
Cây đước có tác dụng chữa bệnh như thế nào?
- 02/02/2023 | Cây ô rô và các công dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết
- 31/01/2023 | Cây trứng cá và những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe
- 31/01/2023 | Cây sâm cau: Đặc điểm nhận biết và lưu ý khi sử dụng
- 07/01/2023 | Cây dành dành và những lợi ích sức khỏe ít người biết
1. Cây đước có đặc điểm như thế nào?
Cây đước còn được gọi là vẹt, đước xanh hay sú,... và rất nhiều tên gọi khác. Loại cây gỗ lớn này đạt chiều cao từ 10 đến 20m. Dạng cây thẳng đứng và thân cây trong. Khi quan sát kỹ, bạn có thể nhìn thấy có nhiều vết nứt trên thân cây. Các cành nhánh của cây đước thường xù xì và có hình vặn vẹo.
Cây đước mọc ở nhiều nơi trên thế giới, góp phần bảo vệ bờ biển và hệ sinh thái
Rễ của cây đước thuộc dạng rễ cọc nhưng rất vững chắc vì bộ rễ thường rất dài và cứng cáp. Trung bình mỗi một cây đước sẽ có từ 8 đến 12 rễ chống và nhiều rễ xung quanh để hỗ trợ, giúp cây luôn đảm bảo vững chắc ngay trong những vùng nước ngập mặn và những đầm lầy. Những cây sống ở vùng ít ngập nước thì rễ cây có thể mọc trực tiếp lên thân cây và đảm nhiệm chức năng hô hấp.
Lá cây có hình mác với chiều dài từ 7 đến 13cm và thường mọc đối nhau. Phần cuống lá có chiều dài khoảng 1 đến 3 cm. Hoa của cây đước thường mọc thành từng cụm và có màu vàng. Quả cây đước dài và thường có màu nâu nhạt. Mỗi quả sẽ có chứa một hạt. Tháng 10 đến tháng 12 chính là mùa quả đước.
2. Cây đước thường được phân bố ở những vùng nào?
Cây đước phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là ở các vùng bờ biển tại các quốc gia miền nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan hay Campuchia,… Ở Việt Nam, loại cây này mọc khắp các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và đảo Phú Quốc,…
Cây đước phù hợp với những nơi ẩm ướt, ngập nước quanh năm
Cây đước rất thích khí hậu nóng ẩm. Chính vì thế, những bãi bồi ven biển hay những vùng ngập nước quanh năm hoặc hay có thủy triều chính là những địa điểm mà loại cây đặc biệt này có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Mùa mưa ẩm là thời gian cây đước phát triển tốt và nhanh chóng nhất. Những cây đạt 2 năm tuổi có thể cho ra lứa quả đầu tiên. Khi những quả đước già và chín rơi xuống có thể nảy mầm và mọc thành cây con chỉ trong thời gian ngắn.
Với bộ rễ đặc biệt, cây đước có thể phát triển trên vùng đất bùn nhão và thường xuyên bị ngập do thủy triều. Cây đước có thể kết hợp cùng với một số loại thực vật khác để tạo nên hệ sinh thái vùng ven biển, vùng ngập mặn nhiệt đới. Hiện nay, việc bảo tồn loài cây này cùng với trồng thêm rừng ngập mặn chính là kế hoạch được ưu tiên và thực hiện dài hạn của Việt Nam.
2. Thành phần hóa học của cây đước
Không chỉ có tác dụng tạo nên hệ sinh thái và bảo vệ bờ biển, loại cây đặc biệt này còn có thể có công dụng điều trị bệnh. Một số bộ phận của cây có thể được dùng làm thuốc như lá, vỏ thân và rễ của cây.
Mỗi bộ phận khác nhau của cây sẽ có chứa những thành phần khác nhau. Cụ thể như sau:
- Phần vỏ thân cây có chứa nhiều axit béo, tanin, canxi cacbonat furfurol, pentosan,...
- Lá cây cũng có chứa axit béo. Ngoài ra, lá cây đước cũng có thể cung cấp một số chất khác như parafin, alcol.
- Rễ cây có chứa phenol và axit béo ở dạng este.
- Quả đước có thể ăn hoặc dùng để làm rượu vang.
3. Một số công dụng sức khỏe từ cây đước
Cây đước chính là một vị thuốc quý trong dân gian. Một số công dụng sức khỏe từ cây đước có thể kể đến như sau:
Vỏ cây đước có thể điều trị tình trạng viêm họng
- Bài thuốc từ vỏ cây đước: Người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng vỏ thân cây đước như một loại thuốc quý để điều trị một số vấn đề như viêm họng, tình trạng tiểu máu, tiêu chảy, chảy máu hay băng huyết ở nữ giới.
+ Ở Malaysia: Phụ nữ sau khi sinh con thường uống nước được sắc từ vỏ thân cây và phần lá của cây đước. Bài thuốc này được đánh giá là rất tốt đối với sức khỏe phụ nữ sau sinh. Bên cạnh đó, rễ cây đước còn được dùng để sắc lấy nước uống cho trẻ sơ sinh.
+ Ở Ấn Độ: Vỏ thân cây đước cũng chính là một bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường phổ biến.
- Rễ cây đước: Một số thí nghiệm cho thấy, dịch chiết từ rễ cây đước có tác dụng kháng nấm rất hiệu quả.
+ Chồi non: Nhiều người còn sử dụng chồi non cây đước để ăn, giống như một loại rau.
+ Quả đước: Thu hoạch những quả đước đã chín già và ép lấy nước để chế biến thành rượu vang nhẹ cũng là một cách được nhiều người áp dụng.
Người Ấn Độ dùng cây đước để trị bệnh tiểu đường
Mặc dù cây đước có nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng phù hợp với loại dược liệu này. Thông thường, cần dùng thuốc trong thời gian dài mới đạt hiệu quả và những bài thuốc này có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp áp dụng bài thuốc dân gian sai cách đã gặp phải những hậu quả sức khỏe rất nghiêm trọng.
Chính vì thế, nếu có ý định áp dụng các bài thuốc từ cây đước hay bất cứ loại dược liệu nào khác, bạn nên cẩn trọng. Tốt nhất, nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên sử dụng cây đước để chữa bệnh hay không.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là địa chỉ đáng tin cậy để bạn tham khảo các vấn đề về dinh dưỡng, sức khỏe và thăm khám bệnh.
Mọi thắc mắc và nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!