Tin tức

Cây đương quy - Dược liệu có nhiều tác dụng với sức khỏe

Ngày 25/07/2025
Tham vấn y khoa: BS. Phạm Thị Nhi
Các bộ phận của cây đương quy thường được tận dụng làm thuốc. Trong đó, phần củ mọng nước chính là bộ phận có giá trị nhất. Tuy nhiên khi áp dụng những bài thuốc từ loại cây này, bạn cần thận trọng và tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một số thông tin chi tiết về đặc điểm, lợi ích cho sức khỏe và những lưu ý cần nắm khi sử dụng đương quy, bạn đọc có thể tham khảo.

1. Tổng quan về cây đương quy

Cây đương quy là một loại dược liệu đang được trồng khá nhiều ở miền núi phía Bắc Việt Nam với những đặc điểm chính như sau:

1.1. Đặc điểm nhận diện

Đương quy thuộc nhóm thực vật thân thảo, phát triển trong nhiều năm, sở hữu một số đặc điểm nhận diện như: 

Hình ảnh cây đương quy đã ra hoa

Hình ảnh cây đương quy đã ra hoa 

  • Thân cây: Hình trụ, chiều cao trung bình từ 0.4m đến 1m, phân thành nhiều nhánh. Phần thân của loài cây này đan xen màu sáng và màu tím cùng mạng lưới đường vân. 
  • : Gồm lá phía trên và phía dưới. Trong đó, lá phía dưới hình tam giác, có kích thước lớn hơn. Còn lá phía trên xếp thành hình lông chim, có kích thước nhỏ hơn. Nhìn chung, lá đương quy có đặc điểm gần giống lá cần tây hoặc lá cà rốt, phần bẹ lá bao bọc lấy thân cây.
  • Hoa: Mỗi bông hoa chỉ nhỏ li ti, tập trung thành từng cụm tạo thành nửa hình cầu. Hoa đương quy có mùi thơm giống mùi mật ong, màu hoa trắng đục nhìn khá bắt mắt, cành hoa mỏng nhẹ. 
  • Rễ: Đây chính là bộ phận giá trị nhất của cây đương quy. Theo đó, rễ của loài cây này có hình trụ, phân ra thành nhiều nhánh, chiều dài của bộ rễ dao động từ 15 đến 25cm. Phần rễ này tương đối mọng nước, có màu nâu hoặc màu vàng nâu. Rễ đương quy khá mềm, lõi bên trong màu trắng vàng hoặc màu nâu vàng. 

1.2. Nguồn gốc và khu vực phân bố

Cây đương quy thích hợp phát triển trong môi trường lạnh, ẩm ướt. Loài cây này tập trung tại khu vực núi cao thuộc các nước Đông Bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tại Việt Nam, đương quy được trồng tập trung tại khu vực miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu. 

Cây đương quy thích hợp trồng ở khu vực phía Bắc

Cây đương quy thích hợp trồng ở khu vực phía Bắc 

2. Tác dụng của cây đương quy tới sức khỏe

Lượng tinh dầu trong rễ đương quy chiếm khoảng 0.26%. Ngoài tinh dầu, bộ phận này còn chứa một số hợp chất quý khác như saccharide, coumarin, sterol, vitamin B12,… với các công dụng cho sức khỏe như:

Đương quy được cho là có thể mang lại một số tác dụng cho sức khỏe

Đương quy được cho là có thể mang lại một số tác dụng cho sức khỏe 

2.1. Giúp chống viêm và giảm đau 

Các hoạt chất như phthalides và polysaccharides trong đương quy có tác dụng kháng viêm nhẹ và giảm đau trong các bệnh viêm khớp

2.2. Làm đẹp da

Đương quy rất giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp phòng ngừa lão hóa da, duy trì sự tươi trẻ cho làn da. Không những vậy, đương quy còn chứa các chất chống viêm, hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý về da liễu như vảy nến, bệnh chàm,...

2.3. Kiểm soát triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh 

Rễ của cây đương quy có thể sử dụng trong điều trị chứng tiền kinh nguyệt hoặc ảnh hưởng của mãn kinh ở nữ giới. 

Những triệu chứng như đau bụng, khó chịu trong kỳ kinh sẽ phần nào được đẩy lùi trước sự hỗ trợ của bài thuốc từ cây đương quy. Bởi nhiều hợp chất trong loài cây này có khả năng chống co thắt, giúp tái tạo máu hiệu quả sau kỳ kinh. 

Đương quy thường có mặt trong một số loại thuốc trị đau bụng kinh

Đương quy thường có mặt trong một số loại thuốc trị đau bụng kinh 

2.4. Tăng cường miễn dịch và hỗ trợ thải độc

Rễ của cây đương quy chứa vitamin B6, B12, folate, biotin và các chất chống oxy hóa mạnh. Những dưỡng chất này góp phần hỗ trợ tăng sức đề kháng và thúc đẩy hoạt động giải độc tự nhiên của gan - thận. 

2.5. Thúc đẩy tạo máu

Đương quy có chứa sắt, vitamin B12, và acid folic, đây là các chất cần thiết để sản xuất hồng cầu. Trong một vài trường hợp, bài thuốc từ cây đương quy có thể được chỉ định cho người bị thiếu máu, phụ nữ sau sinh, người bị rong kinh, người mới ốm dậy. 

2.6. Hỗ trợ điều trị bệnh lý tim mạch

Ngoài thúc đẩy tạo máu, các bài thuốc từ đương quy có thể hỗ trợ điều trị bệnh lý về tim mạch. Theo đó, một số chất trong loài cây này có tiềm năng hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu và ổn định hoạt động của hệ tim mạch. 

Ngoài ra, nhiều hợp chất trong đương quy còn giúp phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch. 

3. Lưu ý khi sử dụng cây đương quy

Mặc dù được cho là có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng đương quy. Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ loài cây này, bạn cần lưu ý: 

  • Phụ nữ mang thai không nên dùng đương quy, bởi các hợp chất trong loại thực vật này có khả năng gây sảy thai. 
  • Không nên dùng quá 6g đương quy/ngày. 
  • Nếu nhận thấy triệu chứng như tụt huyết áp, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng, kích ứng da,... bạn cần thông báo ngay cho thầy thuốc để được hướng dẫn xử lý. 
  • Không tự ý áp dụng bài thuốc nào từ cây đương quy khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc chuyên môn. 

Nếu chưa được thầy thuốc tư vấn, bạn không nên sử dụng cây đương quy

Nếu chưa được thầy thuốc tư vấn, bạn không nên sử dụng cây đương quy 

Lưu ý rằng phần hướng dẫn về công dụng của cây đương quy trong bài viết này chỉ có tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, bạn không nên tự ý dùng thảo dược từ đương quy khi chưa được bác sĩ thăm khám, chỉ định cụ thể. 

Như vậy, có thể thấy rằng cây đương quy là thành phần quen thuộc trong nhiều bài thuốc dân gian. Trong đó, củ của loại cây này là bộ phận có giá trị nhất. Tuy nhiên thay vì tự áp dụng các bài thuốc Đông y tại nhà, bạn cần đi khám để xác định tình trạng sức khỏe, tham khảo tư vấn điều trị của bác sĩ. Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể tham khảo và lựa chọn thăm khám là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Từ khoá: mật ong vitamin B12

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ