Tin tức
Cây tai chua là cây gì? Tác dụng và lưu ý khi dùng
- 03/07/2025 | Tổng hợp những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B an toàn, lành tính
- 09/07/2025 | Các loại nước ép trái cây dành cho người tiểu đường và lưu ý khi sử dụng
- 10/07/2025 | Những loại trái cây trị táo bón cho bà bầu: Nên ăn loại nào?
- 16/07/2025 | Bác sĩ tư vấn: Cây thuốc nam trị ho có hiệu quả không?
- 23/07/2025 | Cây bụp giấm (Atiso đỏ): Đặc điểm nhận diện, công dụng và cách dùng
1. Cây tai chua là cây gì?
Cây tai chua được biết đến với danh pháp khoa học (Garcinia pedunculata Roxb), thuộc nhóm thực vật họ Clusiaceae. Khu vực phân bố chính của loài cây này là Ấn Độ, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Việt Nam.
Tại nước ta, cây chủ yếu phát triển ngoài tự nhiên, tập trung nhiều tại vùng trung du, rừng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang,... tại một số tỉnh thành, người dân đã và đang trồng cây theo hướng chuyên canh để thu hoạch quả.
Nhìn chung, tai chua là loài cây khá dễ trồng, dễ phát triển. Những bộ phận thu hoạch từ cây có thể được sử dụng với nhiều mục đích như chế biến món ăn, làm thuốc.
Hình ảnh cây tai chua trong thực tế và người dân đang thu hoạch quả tai chua
2. Đặc điểm hình thái
Để phân biệt tai chua với những loài thực vật khác, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm hình thái của cây như:
- Thân cây: Là kiểu thân gỗ tương đối thẳng, chiều cao của mỗi cây có thể lên đến 18m. Ngoài thân chính, cây còn phân ra các nhánh nhỏ, mỗi nhánh cây thường đâm ngang, khá thẳng. Màu sắc của phần vỏ cây là màu đen xám.
- Lá cây: Mặt phía trên khá nhẵn, bên dưới là hệ thống gân lá với màu xanh nhạt hơn. Hình dáng lá thon dài, giống hình bầu dục. Với những cây tai chua phát triển tự nhiên trong rừng, lá của cây tương đối giống lá ổi nhưng kích thước lớn hơn.
- Hoa: Mỗi cụm hoa đực thường xếp thành từng tán, tương ứng 3 đến 8 hoa. Chiều dài của cuống hoa vào khoảng 1cm. Mùa hoa tai chua thường vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 hằng năm.
- Quả: Lúc còn xanh, quả tai chua gần giống quả ổi. Khi chín vàng, các khía múi bên ngoài sẽ rõ nét hơn. Vỏ của loại quả này tương đối dày. Nếu bổ ra, bạn có thể thấy phần cùi và hạt bên trong. Mỗi quả tai chua thường có 6 đến 8 hạt. Mùa thu hoạch quả là từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm.
Quả tai chua gần giống quả ổi, khi chín có màu vàng
3. Các bộ phận có thể sử dụng
Lá, quả, rễ cây, thân cây, hay thậm chí là nhựa cây tai chua đều được tận dụng. Trong đó, các bộ phận như thân cây, lá cây luôn sẵn có, không phải chờ đến mùa để thu hoạch như quả. Những nguyên liệu này có thể dùng khi còn tươi hoặc sấy, phơi khô.
Còn với quả tai chua, người dân thường thu hoạch khi quả chín vàng. Sau khi thu hoạch, quả cần được bỏ hạt và thái mỏng. Tiếp theo là quy trình phơi khô hoặc sấy khô. Phần quả thái mỏng sau khi phơi khô sẽ chuyển sang màu nâu nhạt hoặc màu đen.
Theo phân tích, quả tai chua được cho là có chứa các hợp chất như:
- Axit Citric: Thành phần giúp tạo độ chua.
- Axit Malic: Có khả năng hỗ trợ tái tạo da.
- Axit Tartric: Cũng có tác dụng tạo độ chua.
Ngoài ra, trong các bộ phận của cây tai chua còn chứa chất gôm nhựa và nhiều hợp chất khác.
Cả quả và lá của cây tai chua đều có thể sử dụng làm thuốc
4. Tác dụng của cây tai chua
Hầu hết các bộ phận của cây tai chua đều có tính mát nhưng chứa một lượng độc nhẹ. Cụ thể, khi ăn quả tai chua, nhiều người thường cảm thấy nôn nao. Bởi trong loại quả này có chứa chất khiến cơ thể buồn nôn. Dù đã trải qua quá trình chế biến, chất gây nôn vẫn không biến mất hoàn toàn.
Phần vỏ hay cùi tai chua chủ yếu được dùng như một loại gia vị, trà giải khát. Ngoài ra, đây còn là thành phần trong một số bài thuốc Đông y. Các tác dụng nổi bật của loại cây này phải kể đến là:
- Giảm stress, thư giãn tinh thần: Nhờ vào công dụng điều hòa Cortisol.
- Phòng ngừa trầm cảm: Bởi một số thành phần trong cây tai chua có khả năng giải phóng Serotonin, khiến tâm trạng thư giãn, thoải mái hơn.
- Hỗ trợ điều chỉnh giảm mỡ máu: Sử dụng đúng cách sản phẩm từ cây tai chua có thể giúp kìm hãm lượng cholesterol xấu, tăng cường lượng cholesterol tốt. Nhờ vậy, biến chứng tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ,... cũng được phòng ngừa phần nào.
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường đốt cháy calo: Giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Ngoài ra, quả tai chua còn giúp cơ thể cảm thấy no lâu, giúp việc giảm cân phát huy hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ điều hòa lượng đường máu: Hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh lý tiểu đường.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Song song với cải thiện sức mạnh cơ bắp, nhiều hợp chất trong tai chua còn giúp giảm tình trạng mệt mỏi, tăng sức bền cho cơ thể.
Tuy nhiên, những giá trị dinh dưỡng trên đều dựa trên kinh nghiệm dân gian, chưa được xác thực rõ ràng qua các tài liệu khoa học.
Quả tai chua có thể được phơi khô, sắc làm nước uống
5. Cần lưu ý gì khi sử dụng các bộ phận của cây tai chua?
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh lý của các bộ phận trên cây tai chua. Để hạn chế rủi ro, bạn hãy lưu ý:
- Không nên sử dụng thường xuyên hoặc với lượng lớn quả tai chua, vì có thể gây ảnh hưởng tiêu hóa và làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Không tự ý kết hợp tai chua với bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào khác khi chưa được thầy thuốc hướng dẫn.
- Không nên ăn sống quả tai chua, bởi vị chua của loại quả này có thể không tốt cho dạ dày.
- Không sử dụng sản phẩm từ cây tai chua không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu hư hỏng.
Bạn không nên tự ý sử dụng các bộ phận của cây tai chua làm thuốc chữa bệnh
Lưu ý rằng công dụng của cây tai chua đề cập trong bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho tư vấn chuyên sâu của bác sĩ, thầy thuốc. Nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thảo dược như lá, quả, thân hay rễ tai chua.
Cây tai chua là một loài thực vật tương đối quen thuộc tại khu vực miền núi phía Bắc. Quả tai chua có thể được dùng như một loại gia vị tạo độ chua hoặc là thành phần trong một số loại thuốc. Tuy nhiên, loài cây này thường chứa độc tính nhẹ. Vì vậy, mọi người cần thận trọng khi sử dụng hoặc kết hợp với những loại thảo dược khác. Nếu cần đặt lịch kiểm tra sức khỏe hoặc tư vấn thêm về dinh dưỡng, Quý khách có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
