Tin tức
Cấy tóc: Quy trình thực hiện và một số nguy cơ rủi ro
- 21/10/2024 | Rụng tóc uống vitamin gì và lời khuyên từ chuyên gia
- 06/11/2024 | Viêm nang tóc: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 11/01/2025 | Các phương pháp giúp giảm rụng tóc sau sốt xuất huyết?
- 13/03/2025 | Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư hay không? Trường hợp nào cần phải cảnh giác?
- 19/05/2025 | Cách chọn dầu gội trị rụng tóc và những điều cần lưu ý
1. Quy trình cấy tóc
cấy tóc còn được gọi là cấy ghép nang tóc, là quá trình cấy ghép những nang tóc khỏe tại những vùng da đầu bị rụng tóc. Sau khi thực hiện cấy tóc, tóc có thể mọc lên từ những nang tóc khỏe mạnh này và tóc có thể mọc dày trở lại. Cấy tóc không đơn giản như nhiều người nghĩ. Thực chất đây là quy trình rất phức tạp, tỉ mỉ. Cụ thể như sau:
- Kiểm tra tóc: Đây là bước không thể thiếu và cần được thực hiện đầu tiên trong quy trình cấy tóc. Các bác sĩ sẽ đo chất lượng cũng như mật độ tóc của bạn bằng dụng cụ đo chuyên dụng. Đồng thời, tính toán diện tích mô nang tóc và kiểm tra xem vùng da đầu bị hói có phù hợp với phương pháp cấy tóc không.
- Nhổ nang tóc: Bước này cần được thực hiện thận trọng, đúng cách. Kỹ thuật viên cần đảm bảo chọn được những nang tóc khỏe mạnh và sau khi nhổ nang tóc thì không để lại tổn thương cho vùng da xung quanh.
Nhiều người lựa chọn cấy tóc vì bị rụng tóc quá nhiều
- Tách nang tóc: Bước tách nang tóc cần được thực hiện dưới kính hiển vi công suất cao để có thể loại bỏ hoàn toàn những tế bào mô da đầu bám vào nang tóc.
- Cấy nang tóc: Các bác sĩ thực hiện các vết rạch vi mô để cấy nang tóc vào những vùng bị rụng tóc. Sau khi cấy tóc khoảng 6 đến 12 tháng, kết quả sẽ rõ ràng hơn.
Kỹ thuật cấy tóc có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều đến công nghệ hiện đại của cơ sở y tế và trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bác sĩ cấy tóc. Tại những cơ sở y tế chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao thì tỷ lệ thành công sau cấy tóc sẽ càng cao.
2. Nguy cơ rủi ro sau cấy tóc
Nhiều người chỉ biết đến lợi ích của việc cấy tóc là cải thiện tình trạng hói đầu, khắc phục vấn đề về thẩm mỹ mà không hề biết rằng, cấy tóc là một quá trình rất phức tạp và có thể tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro. Dưới đây là một số nguy cơ rủi ro có thể gặp phải sau khi thực hiện cấy tóc:
- Tổn thương nang tóc: Nhiều người cảm thấy đau và bị nổi mụn ở vùng da đầu đã được cấy tóc. Khi người bệnh đến kiểm tra tại cơ sở y tế, các bác sĩ phát hiện có nang tóc bị tổn thương. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do người thực hiện cấy tóc chưa đảm bảo đúng kỹ thuật, dụng cụ thực hiện cấy tóc chưa phù hợp, chất lượng kém,... Khi đó, những nang tóc bị tổn thương sẽ không thể mọc mới và ảnh hưởng đến mật độ tóc, khiến tình trạng mọc tóc ở vùng da đầu được cấy nang tóc không tự nhiên.
Cấy tóc cần thực hiện theo đúng quy trình
- Nhiễm trùng sau phẫu thuật: Trước khi cấy nang tóc, các bác sĩ cần rạch da đầu để lấy nang lông ra. Nếu không đảm bảo quy tắc khử trùng thiết bị cấy tóc, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật. Khi xảy ra nhiễm trùng, da đầu của người bệnh có biểu hiện là vết thương tấy đỏ và có cảm giác đau.
- Sưng tấy sau phẫu thuật: Sau khi cấy tóc, bạn có thể gặp phải tình trạng phù nề. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lượng muối tiêm vào trong quá trình phẫu thuật chưa được hấp thụ kịp thời. Tuy nhiên, khoảng 3 ngày sau, tình trạng này sẽ được cải thiện hiệu quả.
- Rụng tóc ở vùng cấy tóc: Một số trường hợp đã được cấy tóc nhưng sau đó lại bị rụng tóc khá nhiều. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi của môi trường phát triển nang lông. Sau khi được tách ra khỏi lớp hạ bì và bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường bên ngoài, một số nang lông có nguy cơ bị rụng sớm. Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc do nguyên nhân này sẽ được cải thiện sau khoảng 3 tháng. Sau đó, nang tóc sẽ mọc lại những sợi tóc mới khỏe mạnh hơn.
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ rủi ro do cấy tóc, bạn nên lựa chọn những cơ sở cấy tóc đáng tin cậy với các bác sĩ chuyên môn cao và có kinh nghiệm dày dặn. Ngược lại, những cơ sở y tế kém chất lượng cùng với đội ngũ bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm có thể dẫn tới nhiều rủi ro, gây tổn thương nang tóc. Khi nang tóc bị tổn thương thì việc phục hồi là rất khó khăn.
3. Lưu ý trước khi cấy tóc
Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý trước khi cấy tóc:
- 3 tháng trước khi cấy tóc, bạn nên xét máu định kỳ và để tóc dài.
- 1 tuần trước khi cấy tóc, không dùng thuốc aspirin hay một số loại thuốc theo lời khuyên của bác sĩ để hạn chế làm giảm chức năng đông máu, gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau ca phẫu thuật cấy tóc.
- 2 ngày trước khi cấy ghép nang tóc, bạn không nên sử dụng bia rượu, các loại đồ uống có cồn để tránh làm giãn mạch máu và kích thích quá trình lưu thông máu. Đây là yếu tố có thể gây bất lợi cho quá trình cầm máu tự nhiên của những vết mổ cần được thực hiện khi cấy tóc.
Bạn không nên uống bia rượu trước khi cấy tóc
- Trước khi cấy tóc 1 ngày, bạn cần đảm bảo da đầu và tóc sạch sẽ để tránh nhiễm trùng sau phẫu thuật.
- Trong ngày phẫu thuật cấy tóc, bạn cần lưu ý những điều sau:
+ Mặc những bộ đồ rộng rãi, thoải mái, được làm từ những chất liệu mềm mại. + Nên lựa chọn những trang phục có cài cúc phía trước hoặc có khóa kéo. Không nên chọn những loại áo chui đầu hay áo len để ảnh hưởng đến quá trình cởi áo và mặc áo, tránh chạm vào vùng da đầu được cấy tóc.
- Sau cấy tóc, không nên mặc những bộ đồ cần chui đầu. Bên cạnh đó, cần theo dõi và chăm sóc tóc. Thực hiện theo những chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
Trên đây là quy trình cấy tóc, một số nguy cơ rủi ro do cấy tóc và những lưu ý cần thực hiện trước khi cấy tóc. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc muốn đặt lịch thăm khám tại Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
