Tin tức
Viêm nang tóc: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 30/11/2023 | Nang tóc là gì, nang tóc yếu khắc phục như thế nào?
- 16/06/2024 | Da đầu nổi mụn: nguyên nhân và cách xử trí
- 31/07/2023 | Nguyên nhân gây đau da đầu và cách xử lý
1. Nguyên nhân gây nên viêm nang tóc
Các nguyên nhân gây viêm nang tóc có thể kể đến như:
- Sự xâm nhập của vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc vi nấm.
- Môi trường: Môi trường ô nhiễm như bụi bẩn, khói bụi, nguồn nước ô nhiễm,… là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể. Đặc biệt, những người có hệ miễn dịch suy giảm, tỷ lệ mắc bệnh viêm nang tóc ngày càng tăng.
- Da đầu hoặc vùng da không được vệ sinh sạch sẽ khiến bụi bẩn và mồ hôi bám lại, làm tắc nghẽn nang tóc và gây viêm.
- Gội đầu, nhổ tóc,... không đúng cách làm nang tóc bị tổn thương, tăng nguy cơ viêm.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc chứa hóa chất gây kích ứng.
Hình ảnh có tính chất mô phỏng về tình trạng viêm nang tóc
2. Dấu hiệu nhận biết viêm nang tóc
- Nang tóc nổi mụn tấy đỏ và nổi gồ lên hoặc mụn mủ có đầu màu trắng vàng da xung quanh mụn mủ viêm đỏ. Các mụn mủ mọc rải rác trên da đầu và chủ yếu tập trung ở sau gáy và thái dương.
- Vùng da bị viêm nang tóc thường ngứa, nhất là khi vi khuẩn, vi nấm sinh sôi, phát triển.
- Nang tóc bị tổn thương gây rụng tóc, thậm chí còn gây hói ở vùng bị viêm.
3. Biến chứng khi viêm nang tóc không được điều trị
Viêm nang tóc không phải là bệnh nguy hiểm nhưng không được điều trị tích cực, có thể dẫn tiềm ẩn biến chứng:
- Da đầu có các ổ mủ lớn.
- Hói đầu, sẹo vĩnh viễn trên da đầu.
- Viêm mô tế bào.
- Nhiễm trùng da đầu mạn tính.
4. Phương pháp xử trí viêm nang tóc tại nhà
4.1. Dùng nước muối ấm
Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn, giúp làm sạch vùng da bị viêm. Khi mới phát hiện ra dấu hiệu viêm nhiễm, hãy pha nước muối ấm rồi nhúng khăn bông mềm vào, đắp trực tiếp khăn lên vùng da bị viêm khoảng 10 - 15 phút. Nên tiến hành như vậy 2 lần/ngày để sát khuẩn, giảm viêm và đau.
Tránh chà xát gây kích thích thương tổn, bôi dung dịch sát khuẩn 2 lần/ngày (như: Povidone - iodine 10%), kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ sau khi sát khuẩn.
4.3. Dùng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ nên có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và vi nấm gây viêm nang tóc. Bạn chỉ cần pha vài giọt tinh dầu tràm trà vào trong nước ấm rồi sau đó thoa đều khắp vùng da bị viêm. Tuyệt đối không bôi tinh dầu nguyên chất lên da vì có thể gây kích ứng.
Tinh dầu tràm trà pha loãng có thể cải thiện viêm nang tóc
5. Điều trị viêm nang tóc bằng can thiệp y khoa
5.1. Điều trị bằng thuốc
- Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng với trường hợp viêm nang tóc xuất phát từ nguyên nhân do vi khuẩn. Bác sĩ sẽ cân nhắc từng trường hợp bệnh cụ thể để kê đơn thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi:
+ Thuốc kháng sinh đường uống: Giúp tiêu diệt vi khuẩn từ bên trong. Đơn thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng 7 - 14 ngày để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
+ Thuốc kháng sinh dạng kem bôi: Tiêu diệt vi khuẩn ở vùng bị viêm. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp nhất.
- Thuốc kháng nấm
Nếu viêm nang tóc do nấm gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm để uống hoặc bôi:
+ Thuốc kháng nấm đường uống: Ngăn không cho vi nấm tiếp tục phát triển, điều trị từ bên trong cơ thể.
+ Thuốc kháng nấm dạng kem bôi: Bôi ngoài vùng da bị viêm để làm sạch tổn thương và giảm viêm ngứa. Thuốc được dùng để bôi lên vùng da bị nấm 2 lần/ngày.
- Thuốc Corticosteroid
Corticosteroid thường dùng cho những trường hợp viêm nang tóc nghiêm trọng với tác dụng giảm viêm và giảm đau.
+ Thuốc Corticosteroid dạng kem bôi: Giảm nhanh tình trạng sưng, ngứa, viêm. Thuốc được bôi thành lớp mỏng lên vùng da bị viêm, 1 lần/ngày.
+ Thuốc Corticosteroid đường uống: Được sử dụng trong trường hợp viêm nang tóc lan rộng và nghiêm trọng. Thời gian sử dụng thuốc thường chỉ 3 - 5 ngày để giảm thiểu tác dụng phụ.
Viêm nang tóc tái phát liên tục cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa
3.2. Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng (điều trị bằng laser) có thể được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và nấm trên da đầu. Bác sĩ thường chỉ định phương pháp này với trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các liệu trình điều trị trước đó.
3.3. Phẫu thuật dẫn lưu mủ
Trong trường hợp viêm nang tóc nghiêm trọng, có nhiều dịch mủ, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật dẫn lưu mủ để loại bỏ ổ viêm. Mục đích của việc điều trị này nhằm ngăn chặn sự lan rộng của nhiễm trùng và tăng khả năng hồi phục cho da đầu sau viêm nang tóc.
4. Biện pháp phòng ngừa viêm nang tóc
- Tránh dùng sản phẩm chứa thành phần gây kích ứng
Các sản phẩm chứa thành phần hóa chất mạnh có thể gây tổn thương da đầu và làm tăng nguy cơ bị viêm nang tóc. Vì thế, khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc, hãy chọn thành phần dịu nhẹ, không chứa paraben và sulfate để bảo vệ da đầu.
- Đảm bảo vệ sinh da đầu
Việc giữ da đầu luôn sạch sẽ và khô thoáng là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa viêm nang tóc. Nên gội đầu đều và không để nang tóc bị bít tắc bởi mồ hôi, bụi bẩn,...
- Không cào gãi mạnh
Gãi ngứa là phản ứng tự nhiên của người bệnh khi da đầu bị ngứa. Tuy nhiên, để tránh gây tổn thương da đầu và nang tóc, hãy tránh gãi mạnh. Nếu thấy da đầu ngứa, hãy gội sạch sau đó dùng kem dưỡng làm dịu da đầu để giảm ngứa.
Viêm nang tóc phát hiện sớm sẽ khiến việc điều trị trở nên dễ dàng và ngăn chặn được các tổn thương nghiêm trọng. Vì thế, ngay khi xuất hiện các biểu hiện như sưng đỏ, ngứa, đau,... trên da đầu, người bệnh hãy khám bác sĩ Da liễu để kiểm tra, kịp thời xử lý để viêm nang tóc không tiến triển nghiêm trọng.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch khám cùng bác sĩ Da liễu - Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!